Nhắc đến mụn, nhiều người nghĩ nguyên nhân chỉ có thể là do thuốc, chế độ ăn hoặc thói quen sinh hoạt hay môi trường ô nhiễm mà quên mất một “thủ phạm ngầm” khác – các bệnh về răng lợi.
Bạn đang đọc: Các bệnh về răng lợi: Thủ phạm “ngầm” khiến da kém xinh
Các bệnh về răng lợi có thể gây mụn? Điều này nghe có vẻ “điên rồ” nhưng đây lại là điều rất thường gặp trong thực tế. Mụn và các bệnh về răng lợi có liên quan với nhau như thế nào? Làm thế nào để trị mụn nếu nguyên nhân là do các bệnh về răng lợi? Xem ngay những chia sẻ dưới đây của Kenshin.vn để có lời giải đáp cho những câu hỏi này nhé.
Nội Dung
Các bệnh về răng lợi thật sự là “thủ phạm” khiến da kém xinh?
Rất ít người biết rằng các bệnh về răng lợi có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe làn da nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung. Lý giải cho mối liên quan này, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng:
Không phải mọi trường hợp nổi mụn đều do sức khỏe răng miệng kém. Thế nhưng, đây cũng là một trong những thủ phạm bạn cần lưu ý nếu tình trạng nổi mụn vẫn không thuyên giảm dù đã thử mọi cách. Nếu nguyên nhân là do vệ sinh răng miệng kém, viêm lợi hoặc sâu răng, mụn sẽ nổi nhiều ở má dưới, xung quanh môi và cằm. Bởi đây là những vùng da gần miệng nên vi khuẩn rất dễ tiếp cận và “tàn phá”.
Mách bạn bí quyết vệ sinh răng miệng để hạn chế mụn
Tìm hiểu thêm: Khi bé không chịu bú mẹ, đâu là nguyên nhân?
>>>>>Xem thêm: Marker ung thư là gì? Marker của các bệnh ung thư thường gặp
Đừng để các bệnh về răng lợi tàn phá làn da của bạn! Hãy duy trì các thói quen chăm sóc răng miệng để làn da luôn tươi tắn, rạng rỡ bằng cách:
- Đánh răng hai lần một ngày, mỗi lần hai phút, chải lưỡi mỗi ngày, dùng chỉ nha khoa hàng ngày và sử dụng nước súc miệng có chứa fluor.
- Thăm khám nha khoa để phát hiện xem bạn có bị bệnh nướu răng, sâu răng hoặc nhiễm trùng hay không. Nếu không được điều trị, những vấn đề này không chỉ gây ra mụn nhọt mà còn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tim, phổi và các bộ phận khác của cơ thể.
- Để tránh tình trạng vi khuẩn đường miệng tấn công lên da, bạn hãy nhớ rửa mặt sau khi đánh răng để chắc chắn loại bỏ hết các tác nhân gây mụn bám trên cằm hoặc xung quanh miệng trong khi đánh răng.
- Duy trì chế độ ăn lành mạnh cân bằng, tiêu thụ thực phẩm ít axit và đường. Hạn chế ăn nhiều kẹo, cam quýt, soda, khoai tây chiên… Thay vào đó, bạn nên duy trì chế độ ăn giàu chất xơ, canxi, khoáng chất, các vitamin thiết yếu và đừng quên uống nhiều nước.