Ở trẻ em, răng lung lay là một dấu hiệu bình thường cho biết trẻ sắp thay răng mới. Tuy nhiên, khi đến tuổi trưởng thành, răng lung lay không còn là một hiện tượng bình thường nữa.
Bạn đang đọc: Cách trị chứng răng lung lay ở người trưởng thành
Ở độ tuổi trưởng thành, răng của bạn là răng vĩnh viễn và sẽ tồn tại cho đến suốt cuộc đời của bạn. Trong một số trường hợp, răng lung lay không gây nguy hiểm, nhưng có những trường hợp đau nhức kéo dài cần sự chăm sóc nha khoa để giải quyết các vấn đề về răng.
Nội Dung
Nguyên nhân răng lung lay ở người trưởng thành
Ở người trưởng thành, có rất nhiều nguyên nhân khiến răng lung lay mà bạn cần chú ý.
1. Bệnh nướu răng
Bệnh nướu răng còn được gọi là viêm nha chu, thường có liên quan đến viêm và nhiễm trùng nướu răng. Nguyên nhân thường là do thói quen vệ sinh răng miệng kém.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (The Centers for Disease Control and Prevention – CDC) tại Hoa Kỳ báo cáo rằng một nửa số người trưởng thành ở độ tuổi từ 30 trở lên mắc bệnh về nướu răng.
Nếu bạn không loại bỏ mảng bám khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa, bệnh nướu răng có thể tiến triển. Mảng bám có chứa vi khuẩn, dính vào răng và cứng lại theo thời gian, chỉ có chuyên gia về nha khoa mới giúp bạn loại bỏ được.
Mảng bám, được gọi là cao răng, làm cho răng bị tụt khỏi nướu, tạo ra những khoảng trống có thể gây nhiễm bệnh. Theo thời gian, quá trình này có thể phá vỡ xương và mô hỗ trợ răng, làm cho răng trở nên lung lay.
Các dấu hiệu khác của bệnh nướu răng bao gồm:
- Nướu răng mềm, đỏ, đau hoặc sưng
- Nướu răng chảy máu khi đánh răng
- Nướu thoái hóa
Nếu có bất kỳ dấu hiệu của bệnh nướu răng, bạn nên khám nha sĩ càng sớm càng tốt. Phát hiện sớm và điều trị có thể giúp bạn cải thiện tình trạng và ngăn ngừa mất răng.
2. Mang thai
Trong thời gian mang thai, cơ thể bạn sẽ tăng nồng độ estrogen và progesterone, điều này có thể ảnh hưởng đến xương và mô trong miệng. Các loại hormone này có thể làm thay đổi nha chu, bao gồm xương và dây chằng có chức năng hỗ trợ răng và giữ cho chúng ở đúng chỗ. Điều này có thể khiến răng bị lung lay.
Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng vì những thay đổi này của cơ thể sẽ tự hết sau khi sinh con, chúng không phải là nguyên nhân đáng lo ngại. Bất kỳ ai bị đau, răng lung lay hoặc mất răng trong thời gian mang thai nên cần gặp nha sĩ để kiểm soát bệnh nướu răng và các vấn đề sức khỏe răng miệng khác.
Theo Hiệp hội Nha khoa Mỹ và Đại hội Bác sĩ sản khoa và phụ khoa (the American Dental Association and the American Congress of Obstetricians and Gynecologists), để đảm bảo an toàn, bạn nên được kiểm tra răng miệng, làm sạch, chụp X-quang. Thực tế có mối liên hệ giữa bệnh nướu răng và sinh non, vì vậy bạn nên gặp nha sĩ thường xuyên.
3. Tổn thương răng
Nguyên nhân khiến răng bạn đang khỏe mạnh trở nên lung lay có thể do bạn bị tác động từ một lực vào mặt hoặc tai nạn giao thông. Đây là nguyên nhân làm hỏng răng và mô xung quanh răng, điều này có thể khiến răng sứt mẻ hoặc mất răng.
Một số người có thói quen nghiến răng, tình trạng này xảy ra trong thời gian căng thẳng hoặc vào ban đêm có thể làm mòn các mô và làm răng lung lay. Nhiều người không biết về tật nghiến răng của họ cho đến khi họ đi khám vì đau hàm. Nha sĩ có thể phát hiện được vấn đề trước khi răng bị tổn thương vĩnh viễn.
Bạn nên đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt nếu nghi ngờ rằng có chấn thương làm hỏng răng. Ví dụ như thương tích, tai nạn và té ngã trong thể thao… có thể gây tổn thương răng miệng, gây hậu quả về lâu dài.
4. Loãng xương
Loãng xương là một căn bệnh khiến xương bị suy yếu và trở nên giòn xốp. Khi bị loãng xương, ngay cả những va chạm nhỏ và các tác động bình thường trong cuộc sống cũng có thể dẫn đến gãy xương.
Loãng xương thường ảnh hưởng đến cột sống, hông và cổ tay và cũng có thể làm hỏng xương hàm. Xương ổ răng không chắc chắn, loãng xương làm suy yếu chất xương nơi ổ răng khiến răng lung lay.
Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị chứng loãng xương có thể gây ra vấn đề sức khỏe răng miệng, mặc dù tình trạng không phổ biến. Trong một số ít trường hợp, loại thuốc được gọi là bisphosphonates giúp điều trị loãng xương, có thể dẫn đến mất răng do hoại tử xương hàm.
Phòng ngừa răng lung lay ở người trưởng thành
Bạn có thể thực hiện các bước sau đây để phòng ngừa răng lung lay:
- Tránh hút thuốc
- Khám răng miệng định kỳ
- Đánh răng kỹ lưỡng hai lần một ngày
- Dùng chỉ nha khoa một lần một ngày
- Nhận thức được các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến răng
- Hỏi bác sĩ về việc bổ sung canxi và vitamin D để giúp ngăn ngừa chứng loãng xương
- Giữ kiểm soát tốt bệnh tiểu đường, vì bệnh tiểu đường là một yếu tố nguy cơ cho bệnh nướu răng.
Điều trị răng lung lay ở người trưởng thành
Tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh nhẹ cân
>>>>>Xem thêm: Lao kháng thuốc có chữa được không? Phác đồ điều trị bệnh là gì?
Có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả cho răng lung lay, lựa chọn điều trị tốt nhất phụ thuộc vào nguyên nhân của răng lung lay. Các phương pháp điều trị bao gồm:
• Thuốc hoặc nước súc miệng: Có thể giúp điều trị nướu răng bị nhiễm trùng và chống lại vi khuẩn trong miệng.
• Phẫu thuật: Mục đích là để loại bỏ các mô nướu bị viêm và xương bị hư hại do bệnh nướu răng.
• Ghép xương: Giúp xây dựng lại xương bị mất do bệnh nướu răng.
• Ghép mô mềm: Còn được gọi là ghép nướu răng, giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nướu răng hoặc mất răng ở những người mắc bệnh nướu răng.
• Điều trị bệnh tiểu đường: Những người bị bệnh tiểu đường thường có nguy cơ cao có vấn đề về răng miệng do dễ nhiễm khuẩn, giảm đề kháng khiến vi khuẩn tấn công.
Ngoài các phương pháp điều trị hiệu quả trên, điều quan trọng là nha sĩ phải điều trị nguyên nhân cơ bản của răng lung lay và thực hiện thêm các bước cần thiết để ngăn ngừa thiệt hại thêm.
Bệnh loãng xương, mang thai hay tác dụng phụ của thuốc… là những nguyên nhân khiến răng lung lay ở người trưởng thành. Nếu không điều trị, bạn có thể sẽ bị mất răng. Vì vậy, khi bạn phát hiện răng có biểu hiện lung lay, bạn nên tới gặp nha sĩ để kiểm tra nguyên nhân và điều trị ngay nếu cần.
Thanh Tùng Kenshin.vn
Có thể bạn quan tâm: