Mỏi mắt kỹ thuật số – Căn bệnh thường gặp ở dân văn phòng

Mỏi mắt kỹ thuật số – Căn bệnh thường gặp ở dân văn phòng

Mỏi mắt kỹ thuật số – Căn bệnh thường gặp ở dân văn phòng

Mỗi năm, dân văn phòng dành khoảng 1700 giờ trước màn hình máy tính và con số này chưa kể đến thời gian dùng điện thoại và các thiết bị điện tử khác. Việc tiếp xúc với thiết bị kỹ thuật số trong thời gian dài là nguyên nhân khiến người làm văn phòng dễ mắc các bệnh về mắt, trong đó phổ biến nhất là hội chứng mỏi mắt kỹ thuật số. 

Bạn đang đọc: Mỏi mắt kỹ thuật số – Căn bệnh thường gặp ở dân văn phòng

Vậy hội chứng mỏi mắt kỹ thuật số là gì? Tại sao dùng các thiết bị kỹ thuật số trong thời gian dài lại gặp phải tình trạng này? Và làm thế nào để người làm văn phòng có thể giảm mỏi mắt cũng như sở hữu đôi mắt sáng, khỏe mạnh? Mời bạn tìm hiểu cùng Kenshin.vn thông qua những chia sẻ dưới đây nhé!

Hội chứng mỏi mắt kỹ thuật số và các triệu chứng thường gặp

Hội chứng mỏi mắt kỹ thuật số hay hội chứng thị giác màn hình (CVS) là thuật ngữ mô tả các vấn đề về mắt và thị lực do dùng các thiết bị kỹ thuật số như máy tính, điện thoại, máy tính bảng… trong thời gian dài. Khi gặp phải tình trạng này, 4 triệu chứng điển hình nhất mà bạn có thể gặp phải là mắt sẽ bị đỏ – ngứa – mỏi – mờ. Ngoài ra, bạn còn có thể có các biểu hiện như:

  • Khô mắt
  • Chảy nước mắt
  • Nhìn đôi (song thị)
  • Đa phần các triệu chứng này chỉ này xuất hiện trong thời gian ngắn, thường giảm bớt hoặc biến mất sau khi bạn ngưng dùng các thiết bị kỹ thuật số. Tuy nhiên, nếu không có cách khắc phục và cải thiện, các triệu chứng có thể trở nên tệ hơn và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về mắt nghiêm trọng khác.

    Nguyên nhân gây ra hội chứng mỏi mắt kỹ thuật số

    Nhìn liên tục vào màn hình kỹ thuật số trong thời gian dài khiến mắt phải điều tiết nhiều hơn và khiến bạn dễ gặp phải các triệu chứng của tình trạng mỏi mắt kỹ thuật số. Cụ thể, khi xem các thiết bị kỹ thuật số, mắt sẽ khó duy trì sự tập trung bởi hình ảnh và các ký tự chữ, số hiển thị trên màn hình thường không có cùng độ tương phản và sắc nét như nhau. Điều này khiến mắt có xu hướng muốn điều tiết để giảm bớt mức độ tập trung và làm các cơ trong mắt phải hoạt động liên tục, gây ra tình trạng mỏi mắt.

    Ngoài ra, khi tiếp xúc với các thiết bị kỹ thuật số ở cự ly gần liên tục nhiều giờ, ánh sáng xanh từ màn hình cũng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị lực. Ánh sáng xanh là ánh sáng có bước sóng ngắn nên dễ dàng tán xạ so với các nguồn sáng đơn sắc khác. Điều này có thể làm giảm độ tương phản, khiến mắt khó xử lý nên dễ dẫn đến tình trạng mỏi mắt, đau nhức mắt, mắt bị kích thích, nhìn đôi và khó tập trung. Ngoài ra, ánh sáng xanh cũng tác động lên lớp phim nước mắt, giảm tần số chớp mắt, khiến mắt dễ bị khô.

    Bên cạnh đó, việc phải ngồi làm việc trong thời gian dài với máy tính cũng có thể gây ra một số thói quen như ít chớp mắt, ngồi sai tư thế – khom lưng nhìn gần màn hình để nhìn rõ chữ hoặc một chi tiết nhỏ, nhìn liên tục vào màn hình mà không có sự nghỉ ngơi, khiến mắt dễ bị mỏi. Đặc biệt, nếu ngồi làm việc trước máy tính trong thời gian dài trong phòng điều hòa thì mắt sẽ càng dễ bị khô và dễ gặp phải tình trạng mỏi mắt kỹ thuật số. 

    Làm thế nào để khắc phục hội chứng mỏi mắt kỹ thuật số ở dân văn phòng?

    Mỏi mắt kỹ thuật số – Căn bệnh thường gặp ở dân văn phòng

    Xây dựng các thói quen tốt khi làm việc với máy tính trong thời gian dài

    Để khắc phục và giảm nguy cơ gặp phải tình trạng mỏi mắt kỹ thuật số, bạn có thể thực hiện các phương pháp sau:

  • Chớp mắt thường xuyên, càng nhiều càng tốt khi sử dụng các thiết bị kỹ thuật số trong thời gian dài để giữ ẩm cho mắt, giúp bề mặt mắt không bị khô.
  • Cho mắt nghỉ ngơi trong 15 phút sau 2 giờ sử dụng máy tính liên tục. Ngoài ra, cứ sau 20 phút nhìn vào màn hình, bạn hãy để mắt nhìn ra xa khoảng 6m trong 20 giây để mắt được thư giãn.
  • Dùng nước mắt nhân tạo để làm dịu mắt khi cảm thấy khô. Ngoài ra, nếu thường xuyên ngồi trong phòng điều hòa, hãy cân nhắc sử dụng máy tạo độ ẩm để bổ sung độ ẩm không khí.
  • Điều chỉnh độ sáng, độ tương phản và độ chói của màn hình. Nếu màn hình máy tính sáng hơn môi trường xung quanh, mắt sẽ phải làm việc nhiều hơn. 
  • Điều chỉnh khoảng cách giữa mắt và màn hình. Bạn nên ngồi cách màn hình khoảng 40 – 75cm, màn hình máy tính nên thấp hơn tầm mắt từ 15 đến 20 độ.
  • Massage mắt để kích thích các huyệt đạo, làm giãn cơ, giúp mắt thư giãn.
  • Bổ sung vitamin A, dưỡng chất cần thiết cho đôi mắt

    Tìm hiểu thêm: Da nổi mẩn đỏ ngứa: 15 “thủ phạm” và cách kiểm soát hiệu quả

    Mỏi mắt kỹ thuật số – Căn bệnh thường gặp ở dân văn phòng

    >>>>>Xem thêm: Giải đáp về phương pháp làm đẹp bằng tế bào gốc

    Vitamin A được gọi là “vitamin cho mắt” bởi đây là dưỡng chất cần thiết để mắt cảm nhận được ánh sáng. Cụ thể, dưỡng chất này tham gia trực tiếp vào các phản ứng hóa học ở các tế bào que và tế bào nón ở võng mạc mắt, tạo ra sắc tố võng mạc, giúp điều tiết mắt và hỗ trợ mắt nhìn được trong điều kiện thiếu ánh sáng.

    Bên cạnh đó, vitamin A còn làm tăng tốc độ sản xuất chất nhầy – dưỡng chất giữ ẩm trong nước mắt, giúp nước mắt dính chặt trên bề mặt giác mạc. Đồng thời, vitamin A cũng thúc đẩy sản xuất axit hyaluronic, một loại polymer bảo vệ và hàn gắn các tế bào biểu mô giác mạc. Hai cơ chế này đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi các tế bào biểu mô giác mạc và sửa chữa những hư hỏng ở lớp nhầy, từ đó giúp cải thiện hội chứng mỏi mắt kỹ thuật số.

    Vitamin A có thể được bổ sung thông qua việc thêm các thực phẩm giàu vitamin A vào bữa ăn hàng ngày như gan bò, khoai lang, cà rốt, bông cải xanh, ớt chuông, xoài, dưa lưới, lòng đỏ trứng, bơ, sữa, pho mát, rau muống, rau ngót, rau cải xanh, bí đỏ… Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung vitamin A đường uống thông qua viên nang hoặc viên nén sau khi ăn, tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

    Một cách khác để bổ sung trực tiếp vitamin A đơn giản, hiệu quả nhằm cải thiện và ngăn ngừa các triệu chứng do hội chứng mỏi mắt kỹ thuật số gây ra đó là dùng nước mắt nhỏ mắt có chứa thành phần vitamin A. Tuy nhiên, do tính chất dễ tan trong dầu nên không phải loại nước nhỏ mắt nào trên thị trường cũng chứa dưỡng chất quý giá này. Chính vì vậy, khi lựa chọn, bạn cần lưu ý chọn các sản phẩm được sản xuất theo công nghệ tiên tiến, hiện đại để có thể đảm bảo cung cấp đủ vitamin A cho mắt. Ngoài ra, bên cạnh vitamin A, bạn cũng nên ưu tiên chọn các sản phẩm có chứa đồng thời các dưỡng chất khác tốt cho mắt như vitamin E, B6 để giúp giảm thiểu các triệu chứng của hội chứng mỏi mắt kỹ thuật số, giúp đôi mắt luôn sáng khỏe, rạng ngời.

    Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về hội chứng mỏi mắt kỹ thuật số ở dân văn phòng. Để bảo vệ đôi mắt, ngoài bổ sung dưỡng chất, điều quan trọng nhất là bạn cần nghỉ ngơi và làm việc hợp lý. Sức khỏe đôi mắt rất quý giá, hãy lưu ý nhé!

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *