Chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường: giải đáp 9 thắc mắc thường gặp

Chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường: giải đáp 9 thắc mắc thường gặp

Chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường: giải đáp 9 thắc mắc thường gặp

Trong chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường loại 2, việc lựa chọn thực phẩm phù hợp giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu, bảo vệ tim và duy trì cân nặng hợp lý. Tuy nhiên, liệu bạn có chắc chắn về loại thực phẩm cùng hàm lượng nên tiêu thụ mỗi ngày để kiểm soát bệnh tốt hơn chưa?

Bạn đang đọc: Chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường: giải đáp 9 thắc mắc thường gặp

Sau đây là 9 câu hỏi thường gặp về chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường loại 2.

1. Tôi có thể ăn tinh bột (carbohydrate) không?

Mặc dù carbohydrate làm tăng lượng đường trong máu nhưng bạn không cần phải loại bỏ carb ra khỏi chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường. Nhìn chung, nam giới cần 60-75g/ngày, trong khi phụ nữ chỉ cần nạp 45-60g/ngày. Bên cạnh đó, bạn có thể cần phải điều chỉnh lượng carbohydrate nạp vào, tùy thuộc mức độ hoạt động thể chất, cân nặng và chiều cao của bạn.

2. Nên chọn loại carb nào trong chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường?

Khi đang cần hạn chế carb, bạn nên nhắm đến chất lượng, tức là chọn những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Đó là những thực phẩm như gạo nguyên cám, ngũ cốc nguyên hạt, rau và trái cây tươi. Nhìn chung, với các loại rau như bông cải xanh, rau diếp cá, măng tây, cà rốt và dưa chuột, 128g rau chứa khoảng 5g carb.

3. Bị tiểu đường tức là tôi không bao giờ được ăn đồ ngọt?

Các món ngọt không hẳn là “đồ cấm” trong chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, bạn nên thay thế chúng bằng vị ngọt tự nhiên từ trái cây tươi. Hàm lượng đường trong trái cây sẽ tạm thời thỏa mãn vị giác của bạn mà vẫn duy trì được cân nặng lý tưởng cho người bệnh.

4. Chất béo không tốt cho người bệnh tiểu đường?

Chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường: giải đáp 9 thắc mắc thường gặp

Điều này hoàn toàn không đúng. Có 2 loại chất béo là chất béo xấu và chất béo tốt. Chất béo xấu là chất béo bão hòa và chuyển hóa. Chúng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Ngược lại, chất béo tốt như không bão hòa đơn, không bão hòa đa và omega-3 giúp giảm lượng cholesterol xấu (LDL). Do đó, bạn nên tránh ăn bơ, phô mai hay thịt mỡ, thay vào đó là ăn các loại hạt, quả hạch, bơ, cá và dầu ô liu sẽ bổ dưỡng hơn. Chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường cho phép bổ sung chất béo tốt.

5. Tôi nên nạp bao nhiêu chất béo trong chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường?

Hàm lượng chất béo tiêu thụ nên rơi vào khoảng 20-35% tổng lượng calo, tuy nhiên lượng chất béo bão hòa không được vượt quá 7%. Riêng chất béo chuyển hóa, bạn cần hạn chế hoàn toàn khỏi chế độ ăn. Bên cạnh đó, chất béo lành mạnh có nguồn gốc thực vật chỉ nên được tiêu thụ vừa phải vì chúng vẫn chứa nhiều calo.

6. Tôi nêm rất ít muối vào thức ăn, vậy tại sao tôi phải lo lắng về natri?

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh của Mỹ khuyến cáo những người mắc bệnh tiểu đường nên tiêu thụ ít hơn 1.500 miligam natri mỗi ngày. Đó là bởi vì ăn nhiều muối gây ra huyết áp cao và bệnh tim, làm trầm trọng thêm các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Bên cạnh đó, thực phẩm đóng gói còn được thêm rất nhiều muối. Đây là nguồn natri bạn cần lưu ý. Thay vào đó, hãy tìm nhãn hộp ghi rõ “không có muối” (no salt).

7. Tại sao tôi cần hạn chế uống rượu?

Tìm hiểu thêm: Mách nàng cách chăm sóc tóc mùa đông mềm mượt như nhung

Chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường: giải đáp 9 thắc mắc thường gặp

>>>>>Xem thêm: Giải mã cơn thèm thuốc năm phút

Đàn ông không nên uống quá hai ly đồ uống có cồn mỗi ngày và phụ nữ không nên uống nhiều hơn một ly. Một ly tương đương với 355ml bia, 148ml rượu vang và 44ml rượu mạnh (rượu chưng cất hay liquor).

Bên cạnh việc làm tăng calo trong chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường, uống rượu khi bụng đói có thể khiến mức đường huyết giảm một cách nguy hiểm. Bạn cần phải kiểm tra lượng đường trong máu trước và sau khi uống rượu để biết được cơ thể bạn bị ảnh hưởng như thế nào.

8. Tôi có chế độ ăn uống lành mạnh, vậy tại sao tôi vẫn không thể giảm cân?

Hoạt động thể chất thường xuyên cũng quan trọng không kém việc ăn uống lành mạnh để kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2. Vì ngay cả khi bạn đi theo chế độ ăn lành mạnh nhất nhưng thiếu vận động, lượng calo dư thừa vẫn được tích trữ dưới dạng chất béo. Do đó, bạn nên luyện tập thể thao ít nhất 150 phút/tuần.

9. Cách tốt nhất để duy trì được cân nặng ổn định là gì?

Để kiểm soát cân nặng và duy trì mức năng lượng phù hợp, bạn hãy ăn kết hợp giữa đạm (protein), chất béo tốt và tinh bột (carbohydrate). Carbs dễ dàng hấp thu vào cơ thể nên việc ăn kèm đạm và chất béo sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa, ngăn mức đường huyết tăng đột biến.

Bạn nên đảm bảo ăn 3 bữa/ngày, mỗi bữa cách nhau 4 tiếng để kiểm soát lượng đường trong máu và tránh ăn quá nhiều.

Nếu bạn thường xuyên có câu hỏi về chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường loại 2, hãy làm theo các lời khuyên trên để có thể kiểm soát tốt lượng đường trong máu và duy trì lối sống lành mạnh. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có kể hoạch ăn kiêng cụ thể và phù hợp với tình trạng bệnh và thể trạng của mình hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *