Chế độ ăn lành mạnh để bạn vẫn sống vui khỏe cùng đái tháo đường

Chế độ ăn lành mạnh để bạn vẫn sống vui khỏe cùng đái tháo đường

Chế độ ăn lành mạnh để bạn vẫn sống vui khỏe cùng đái tháo đường

Việc điều chỉnh lối sống có thể giúp bạn kiểm soát bệnh đái tháo đường típ 2 hiệu quả. Bên cạnh đó, xây dựng chế độ ăn phù hợp cho người đái tháo đường là một cách dễ dàng giúp bạn theo dõi và quản lý đường huyết.

Bạn đang đọc: Chế độ ăn lành mạnh để bạn vẫn sống vui khỏe cùng đái tháo đường

Dưới đây là những điều bạn cần biết trước khi xây dựng một chế độ ăn cho người đái tháo đường.

Tại sao carbohydrate có thể gây nguy hiểm cho người bệnh đái tháo đường?

Đối với bệnh nhân đái tháo đường típ 2, cơ thể họ không phản ứng hiệu quả với hormone insulin (chịu trách nhiệm chuyển hóa carbohydrate), từ đó dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao. Đây là lý do vì sao người mắc bệnh lý này được khuyến nghị nên kiểm soát lượng carbohydrate nạp vào cơ thể. Bạn có thể áp dụng 2 cách để kiểm soát lượng carbohydrate tiêu thụ – tính lượng carbohydrate hoặc thông qua chỉ số đường huyết (GI) của thực phẩm.

Tính lượng carbohydrate tiêu thụ

Phương pháp này chỉ đơn giản là tính toán lượng carbohydrate bạn tiêu thụ trong mỗi bữa ăn và mỗi ngày. Trung bình, người phải sống cùng căn bệnh đái tháo đường típ 2 chỉ nên nhận khoảng một nửa lượng calo từ carbohydrate1. Ví dụ như, nếu khẩu phần ăn hàng ngày của bạn cung cấp khoảng 1500 calo thì lượng carbohydrate không nên chiếm nhiều hơn 700 – 800 calo. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn chỉ nên tiêu thụ khoảng 175 – 200 gam carbohydrate (mỗi gam cung cấp khoảng 4 calo) mỗi ngày. Dưới đây là ví dụ để giúp bạn hiểu hơn về phương pháp tính lượng carbohydrate tiêu thụ:

Bữa sáng

  • Một lát bánh mì nguyên cám chứa khoảng 12 gam carbohydrate
  • Một muỗng canh đậu tổng hợp chứa 8 gam carbohydrate
  • ½ chén yến mạch chứa 27,4 gam carbohydrate
  • 150 gam sữa chua Hy Lạp và ½ chén các loại quả mọng chứa 13,5 gam carbohydrate

Tổng lượng carbohydrate trong bữa sáng là 60,9 gam.

Bằng cách tiêu thụ cùng một lượng carbohydrate cho mỗi bữa ăn, bạn sẽ có thể dễ dàng duy trì được mức đường huyết ổn định suốt cả ngày.

Chỉ số đường huyết của thực phẩm

Một số loại carbohydrate giải phóng glucose vào máu chậm và bền vững. Trong khi đó, một số loại khác sẽ giải phóng glucose nhanh hơn vào máu, có thể khiến mức đường huyết tăng lên đột biến. Chỉ số đường huyết (GI) của một loại thực phẩm cho biết mức độ và tốc độ gia tăng lượng đường trong máu của loại thực phẩm đó. Bổ sung thêm các thực phẩm có chỉ số GI thấp vào chế độ ăn cho người đái tháo đường sẽ giúp bạn kiểm soát chặt chẽ mức đường huyết của mình2.

Tính lượng carbohydrate tiêu thụ hoặc lựa chọn các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp là những phương pháp hữu ích giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Bạn có thể kết hợp cả hai phương pháp này để tối ưu hóa khả năng kiểm soát đường huyết thông qua chế độ ăn uống tốt và phù hợp cho người đái tháo đường.

Tầm quan trọng của chế độ ăn cho người đái tháo đường

Hello Health Group đã thực hiện một cuộc khảo sát tại các nước trong khu vực Đông Nam Á nhằm hiểu rõ hơn về cách những người đang sống cùng bệnh đái tháo đường típ 2 đã áp dụng để kiểm soát tình trạng của mình^.

Ở Việt Nam, 72% những người đang sống cùng bệnh đái tháo đường tham gia khảo sát tin rằng, chế độ ăn uống là yếu tố đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát tình trạng bệnh. Tuy nhiên, việc lựa chọn được loại thực phẩm phù hợp vẫn còn là một thách thức lớn đối với họ^.

Vậy bạn đã làm cách nào để xây dựng và tuân thủ chế độ ăn cho người đái tháo đường phù hợp với mình?

Chế độ ăn cho người đái tháo đường: Bạn nên ăn gì và không nên ăn gì?

Chế độ ăn lành mạnh để bạn vẫn sống vui khỏe cùng đái tháo đường

Việc tiêu thụ các loại thực phẩm chứa nhiều carbohydrate tinh chế (carbohydrate đã qua chế biến được tìm thấy nhiều trong nước ngọt có ga, bánh mì trắng, mì ống) có thể làm tăng đáng kể lượng đường trong máu. Bạn nên thay thế chúng bằng các loại thực phẩm chứa nhiều carbohydrate phức tạp chưa tinh chế (carbohydrate chế biến tối thiểu) như đậu Hà Lan, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt và rau xanh.

Bạn nên ăn nhiều loại thực phẩm từ các nhóm khác nhau để bảo vệ sức khỏe một cách toàn diện. Dưới đây là lượng thực phẩm bạn nên thêm vào chế độ ăn cho người đái tháo đường3:

Hoa quả và rau củ

Việc bổ sung 2 – 3 khẩu phần các loại rau nhiều màu sắc tươi hoặc đã nấu chín mỗi ngày sẽ cung cấp cho bạn các loại vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe.

Chất đạm (protein)

Bạn nên tiêu thụ khoảng 140 – 200 gam các thực phẩm chứa protein mỗi ngày như các loại hạt không ướp muối, các loại đậu, đậu Hà Lan, hải sản và trứng (28 gam = 28 gam thịt, 1 quả trứng, ¼ chén đậu Hà Lan hoặc các loại đậu nấu chín, 1 muỗng canh bơ đậu phộng).

Ngũ cốc

Mỗi ngày, bạn nên bổ sung 5 khẩu phần ngũ cốc vào chế độ ăn cho người đái tháo đường, bao gồm bánh mì nguyên cám, mì ống làm từ lúa mì hoặc cơm gạo lứt.

Sữa và các sản phẩm từ sữa

Bạn nên tiêu thụ khoảng 3 khẩu phần thức ăn hoặc đồ uống từ sữa ít béo.

Dưới đây là một số lựa chọn thực phẩm lành mạnh bạn có thể bổ sung vào chế độ ăn cho người đái tháo đường:

Tìm hiểu thêm: Lá tía tô trị ho có hiệu quả không? Cách nấu lá tía tô trị ho

Chế độ ăn lành mạnh để bạn vẫn sống vui khỏe cùng đái tháo đường

>>>>>Xem thêm: Chi phí hóa trị ung thư bao nhiêu tiền?

Khẩu phần ăn phù hợp kết hợp các loại thực phẩm cụ thể

Khi đã biết về các loại thực phẩm nên và không nên bổ sung vào chế độ ăn cho người đái tháo đường, bạn chắc sẽ cảm thấy dễ dàng hơn trong việc điều chỉnh kế hoạch ăn uống của riêng mình. Bên cạnh đó, việc kiểm soát khẩu phần ăn mỗi bữa cũng có thể giúp bạn giảm thiểu tình trạng đường huyết tăng đột biến.

Tuy nhiên, việc kiểm soát gắt gao khẩu phần ăn sẽ không giúp bạn hạn chế cơn đói. Điều này thậm chí còn làm tăng nguy cơ khiến bạn phải ăn vặt nhiều hơn do bữa ăn chính không đủ làm bạn no. Vì vậy, một cách đơn giản để giúp bạn tận hưởng bữa ăn nhưng vẫn kiểm soát được khẩu phần tiêu thụ chính là tăng lượng chất xơ (như bổ sung thêm các loại bánh mì nguyên cám, yến mạch, quả mọng, bông cải xanh, các loại đậu) trong mỗi bữa ăn của mình.

Đậu lăng, đậu cô ve, các loại đậu khác và củ cải xanh là một vài loại thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao và nên được bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày cho người đái tháo đường. Protein cũng giúp bạn no lâu hơn so với carbohydrate hoặc chất béo, vì chúng cần nhiều năng lượng để tiêu hóa hơn.

Bạn nên thêm cá nướng, thịt gia cầm bỏ da, thịt heo hoặc thịt bò nạc xào vào bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra, bạn nên đảm bảo rằng mỗi bữa ăn của mình đều có chứa các loại rau không tinh bột (ví dụ như cải rổ, cải ngọt, măng tây, bắp non, giá đỗ), protein nạc và các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết GI thấp.

Làm thế nào để mua sắm và ăn uống lành mạnh trong mùa giãn cách?

Chúng ta đều biết tầm quan trọng của việc tuân thủ các nguyên tắc an toàn khi mua sắm trong mùa đại dịch này. Bạn nên lựa chọn các dịch vụ giao hàng tận nhà và thanh toán trực tuyến để hạn chế việc tiếp xúc với người khác.

Việc chuẩn bị trước các bữa ăn trong tuần sẽ giúp bạn giảm bớt thời gian và công sức để chuẩn bị các bữa ăn hàng ngày. Cũng nhờ vậy mà bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tuân thủ chế độ ăn cho người đái tháo đường và chống lại được sự cám dỗ từ việc gọi thức ăn bên ngoài, ngay cả khi đang bận rộn với công việc và gia đình!

Mặc dù dịch bệnh đã khiến cuộc sống của chúng ta trở nên khó khăn hơn nhưng bạn vẫn có thể sống vui khỏe nhờ việc tiếp cận các chế độ ăn uống cho người đái tháo đường phù hợp, lành mạnh và quan trọng hơn là không tước đi niềm vui ăn uống của bản thân bạn.

Hãy làm bài trắc nghiệm thú vị sau đây của chúng tôi để tìm hiểu cách bạn bè, gia đình và môi trường xung quanh có thể giúp bạn kiểm soát bệnh đái tháo đường típ 2 hiệu quả!

Chú thích:

^Cuộc khảo sát do Abbott ủy quyền và Hello Health Group thực hiện từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2021 tại Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Ấn Độ và Đài Loan với 771 người tham gia đang phải sống cùng căn bệnh đái tháo đường típ 2.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *