Đường huyết của người tiểu đường ở mức an toàn sẽ giúp ngăn chặn được tối đa nguy cơ xuất hiện biến chứng tiểu đường và các bệnh cơ hội khác. Vì thế, bạn nên biết mức đường huyết nào lý tưởng, đồng thời tìm hiểu những bí quyết giúp kiểm soát mức đường huyết. Vậy, chỉ số đường huyết an toàn cho người tiểu đường là bao nhiêu?
Bạn đang đọc: Chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường tốt nhất là bao nhiêu?
Nội Dung
Chỉ số đường huyết bình thường thay đổi như thế nào?
Chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường cho biết nồng độ đường glucose trong máu tại thời điểm đo và được xác định thông qua xét nghiệm máu, đơn vị tính bằng mmol/l hoặc mg/dl.
mg/dl = mmol/l x 18. Ví dụ: Đường huyết lúc đói của một người là 7mmol/l, khi chuyển sang đơn vị mg/dl sẽ là 7 x 18 = 126mg/dl.
Thông thường, khi kiểm tra chỉ số đường huyết của người tiểu đường tuýp 2, người bệnh chỉ quan tâm đến chỉ số đường huyết lúc đói hoặc chỉ số đường huyết sau ăn 2h. Tuy nhiên, chỉ số glucose trong máu liên tục thay đổi từng ngày, thậm chí từng phút phụ thuộc vào thức ăn, tâm trạng… của người bệnh. Do đó, để xác định toàn diện khả năng kiểm soát đường huyết trong suốt cả ngày, người bệnh nên kiểm tra thêm chỉ số HbA1c.
Chỉ số HbA1c cho biết lượng glucose gắn với hemoglobin của hồng cầu. Vì hồng cầu 3 tháng mới thay mới một lần nên con số này sẽ phản ánh mức đường huyết trung bình của một người trong vòng 3 tháng. Như vậy, kết quả đo được sẽ ít bị ảnh hưởng bởi thời điểm đo. HbA1c cao đồng nghĩa với việc tăng nguy cơ biến chứng tiểu đường.
Chỉ số đường huyết bao nhiêu là an toàn với người bệnh tiểu đường?
Tìm hiểu thêm: Bà bầu có nên massage chân không? Trường hợp nào không nên?
Chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường bao nhiêu là an toàn? Theo Hướng dẫn chẩn đoán và Điều trị đái tháo đường của Bộ Y tế, chỉ số tiểu đường tuýp 2 sau đây là an toàn cho đa số người bị tiểu đường:
- Đường huyết lúc đói: 80 – 130 mg/dl (4.4 – 7.2 mmol/l)
- Chỉ số đường huyết sau ăn 2h của người tiểu đường:
- Chỉ số HbA1c:
Tuy nhiên, mức đường huyết bình thường của người tiểu đường cần được cá nhân hóa, tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính, thời gian mắc bệnh, các bệnh lý nền khác hoặc các biến chứng kèm theo. Ví dụ:
- Mục tiêu HbA1c dưới 6.5%: Thường đối với những người trẻ, mới phát hiện bệnh tiểu đường và chưa có biến chứng.
- Mục tiêu HbA1c khoảng dưới 8 – 8.5%: Đối với người lớn tuổi mắc tiểu đường lâu năm, có nhiều bệnh lý mắc kèm hoặc đã bị biến chứng trên thận, tim mạch…
Nếu thể thực hiện kiểm tra HbA1c định kỳ 3 tháng/lần, người bệnh nên kiểm tra đường huyết lúc đói và đường huyết sau ăn thường xuyên bằng máy đo đường huyết tại nhà, sau đó ghi lại chỉ số đường huyết trong bảng theo dõi.
Nếu chưa có điều kiện mua máy đo, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra đều đặn hàng tháng. Nếu đã đạt được đường huyết bình thường lúc đói nhưng chỉ số HbA1c vẫn còn cao, người bệnh cần xem lại đường huyết sau ăn 1 – 2h để điều chỉnh lại chế độ ăn uống.
Cách kiểm soát chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường
Biết rõ mức chỉ số tiểu đường bình thường của người tiểu đường sẽ giúp bạn chủ động kiểm soát nó trong phạm vi cho phép. Việc giữ đường huyết ổn định không quá khó. Nếu áp dụng những cách dưới đây, chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường sẽ luôn được duy trì trong giới hạn an toàn. Chúng bao gồm:
1. Ăn uống có chọn lọc
Để hạn chế tăng đường huyết sau ăn, bạn:
- Nên chọn những thực phẩm có hàm lượng chất xơ hòa tan cao như rau xanh, củ ít tinh bột, rau họ đậu, đậu nguyên vỏ, yến mạch, gạo lứt, chất đạm thực vật, chất béo tốt từ quả bơ, oliu, trái cây họ có múi, ít ngọt như cam, bưởi…
- Không nên ăn nhiều cơm, gạo trắng, bún, miến, cháo, khoai tây, bánh ngọt, đồ uống có gas, bánh làm từ bột mì, bột gạo hoặc trái cây ngọt như sầu riêng, vải…
- Bắt đầu bữa ăn với món rau và uống nước canh trước. Điều này sẽ giúp đẩy lùi cảm giác thèm ăn, đồng thời chất xơ trong rau xanh sẽ giúp làm chậm hấp thu chất đường và chất béo từ các thực phẩm khác.
Hãy đọc thêm: Dinh dưỡng cho người tiểu đường tuýp 2: Nên ăn gì và kiêng gì?
2. Tập thể dục đều đặn để kiểm soát chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường
>>>>>Xem thêm: 11 dụng cụ bảo vệ sức khỏe bạn không nên xem nhẹ
Tập luyện giúp tăng sử dụng đường tại mô cơ, nhờ đó làm giảm đường huyết. Đồng thời, việc tập luyện thể dục còn mang lại lợi ích lâu dài giúp làm giảm kháng insulin. Tình trạng kháng insulin là nguyên nhân hàng đầu khiến chỉ số đường huyết tăng vọt khó kiểm soát.
3. Luôn ngủ đúng giờ giấc
Việc ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể được sảng khoái, thư giãn mạch máu, nhờ đó giúp hỗ trợ kiểm soát chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường. Mỗi ngày bạn nên ngủ đủ 6 – 8 tiếng, không nên thức khuya hoặc ngủ nhiều vào ban ngày vì có thể khiến cơ thể dễ bị mệt mỏi và uể oải hơn.
4. Kiểm soát chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường bằng cách uống nước đầy đủ
Việc mất nước có thể khiến chỉ số đường huyết tăng cao. Thêm vào đó, uống đủ nước cũng sẽ giúp tăng khả năng loại bỏ độc tố ra ngoài cơ thể khi sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường dài ngày. Bạn cũng có thể uống trà hoa cúc, hoa sen, trà quế… bên cạnh nước lọc để bù nước, hỗ trợ giấc ngủ và đem lại các lợi ích sức khỏe khác.
Việc nhận biết chỉ số đường huyết an toàn cho người bị tiểu đường sẽ giúp người bệnh ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để kiểm soát đường huyết tốt hơn. Mục tiêu duy trì chỉ số tiểu đường an toàn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phòng ngừa và ngăn chặn biến chứng tiểu đường, giúp bạn có cuộc sống khỏe mạnh.