Chích lẹo mắt thực hiện tại nhà được không? Có đau không?

Chích lẹo mắt thực hiện tại nhà được không? Có đau không?

Chích lẹo mắt thực hiện tại nhà được không? Có đau không?

Mụn lẹo hay lẹo mắt là tình trạng không quá nghiêm trọng, thường tự khỏi sau 1-2 tuần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, lẹo mắt ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hằng ngày và cần được chích lẹo. Vậy, chích lẹo mắt thì có đau không, có thể tự chích lẹo mắt tại nhà không?

Bạn đang đọc: Chích lẹo mắt thực hiện tại nhà được không? Có đau không?

Trong bài viết này hãy cũng Kenshin.vn tìm hiểu và giải đáp những câu hỏi này nhé! 

Một số thông tin về lẹo mắt

Mụt lẹo (mụn lẹo) hay lẹo mắt là một cục u sưng đỏ giống như mụn mủ xuất hiện ở phần mí mắt. Vùng xung quanh mụn lẹo thường sưng tấy, đỏ và có mủ màu vàng. Lẹo hình thành khi một tuyến sản xuất dầu nhỏ trong nang lông mi hoặc da mí mắt bị tắc nghẽn, nhiễm trùng. Lẹo thường xuất hiện ở một bên mắt nhưng cũng khi ở cả hai bên. Lẹo có thể là:

  • Lẹo trong mí mắt: mọc bên trong mi mắt, thường do nhiễm trùng từ tuyến Meibomian.
  • Lẹo ngoài mí mắt: lẹo mọc bên ngoài bờ mi do nhiễm trùng tuyến Zeiss.
  • Một số yếu tố có thể gây tăng nguy cơ hình thành và phát triển lẹo mắt bao gồm: đã từng bị lẹo mắt trước đây, viêm bờ mi (viêm mí mắt), mụn trứng cá đỏ hoặc gàu (viêm da tiết bã), bệnh tiểu đường, khô da, thay đổi nội tiết, có lượng cholesterol xấu cao,…

    Chích lẹo mắt thực hiện tại nhà được không? Có đau không?

    Lẹo mắt được điều trị nội khoa hoặc chích lẹo

    Điều trị nội khoa 

    Lẹo mắt thường tự khỏi. Bạn có thể chườm ấm mắt mỗi lần 5-10 phút, 3-6 lần mỗi ngày để làm giảm sưng và đẩy nhanh quá trình làm lành mụn lẹo ở mắt. Nhiệt ấm có thể giúp mở lỗ chân lông, làm giảm tắc nghẽn. Đồng thời để mụn lẹo nhanh khỏi, bạn cũng cần vệ sinh mi mắt thường xuyên. 

    Tuy nhiên nếu mụn lẹo không khỏi hoặc trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn thuốc nhỏ mắt kháng sinh hoặc kèm kháng sinh bôi tại chỗ. Trường hợp nhiễm trùng mí mắt vẫn tiếp diễn và có xu hướng lan ra ngoài mí mắt, bác sĩ có thể chuyển sang dùng thuốc kháng sinh đường uống cho bạn.  

    Một số loại thuốc giảm đau không kê đơn cũng có thể được sử dụng khi mụn lẹo gây đau và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hằng ngày của bạn. 

    Điều trị ngoại khoa 

    Trong một số trường hợp mụn lẹo có thể tiến triển thành một loại nhiễm trùng mí mắt nặng hơn như viêm mô tế bào bề mặt, dẫn đến áp xe. Lúc này bác sĩ có thể chỉ định chích lẹo mắt (hay còn gọi là dẫn lưu) trong điều kiện vô trùng. 

    Nếu lẹo mắt kéo dài từ 1-2 tháng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật rạch một đường nhỏ tại lẹo mắt, để rút bỏ dịch mủ. Sau phẫu thuật, bác sĩ có thể kê đơn kem kháng sinh sử dụng trong 7 ngày để ngăn ngừa nhiễm trùng. 

    Có thể tự chích lẹo mắt tại nhà không? 

    Tìm hiểu thêm: Đặt vòng tránh thai sau sinh: Những điều cần biết về tránh thai an toàn

    Chích lẹo mắt thực hiện tại nhà được không? Có đau không?

    >>>>>Xem thêm: Bệnh u máu ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

    Nhiều người hiểu lầm rằng chích lẹo mắt có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, đây là một thủ thuật cần được thực hiện trong điều kiện vô trùng, bằng kim và các dụng cụ phẫu thuật chuyên dụng khác. Tuyệt đối không nên tự ý chích lẹo mắt tại nhà vì có thể gây nguy hiểm cho người bệnh và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt nghiêm trọng. 

    Mặt khác, các hành động nhằm bóp, nặn hay chà xát vào mụn lẹo cũng tuyệt đối không nên thực hiện. Vậy nên người bệnh không được tự ý chích lẹo mắt tại nhà, hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị phù hợp. 

    Chích lẹo mắt có đau không? 

    Chích lẹo mắt có đau không cũng là câu hỏi của rất nhiều người khi được chỉ định phẫu thuật điều trị lẹo mắt. Tiểu phẫu chích hay rạch lẹo mắt thường diễn ra rất nhanh và ít gây đau đớn nếu được gây tê đúng cách. Tuy nhiên một số trường hợp, mí mắt của bạn có thể đau sau vài ngày thực hiện thủ thuật chích mắt lẹo. 

    Những lưu ý khi chăm sóc lẹo mắt tại nhà 

    Thực tế mụn lẹo có thể tự biến mất sau 1-2 tuần. Tuy nhiên để lẹo mắt mau lành và hạn chế nhiễm trùng lan rộng, bạn cần chú ý: 

    • Đừng cố gắng nặn, chích hay nặn mủ của mụn lẹo. 
    • Làm sạch mí mắt bằng xà phòng và nước một cách nhẹ nhàng. 
    • Không trang điểm mắt cho đến khi hết lẹo mắt. 
    • Rửa tay kĩ trước khi chạm vào mắt. 
    • Cố gắng hạn chế đeo kính áp tròng. 
    • Đeo kính để bảo vệ mắt, tránh tiếp xúc với bụi bẩn, tác nhân gây kích ứng. 

    Trong trường hợp đã chườm ấm và tuân thủ các chú ý trên nhưng mụn lẹo không cải thiện sau 48h, bạn cần được khám và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa để tránh lan rộng ổ nhiễm trùng hoặc lẹo tự vỡ gây ảnh hưởng thẩm mỹ.

    Kenshin.vn hi vọng bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về thủ thuật chích lẹo mắt. Điều quan trọng là không nên tự ý chích hay rạch lẹo mắt tại nhà mà phải đến cơ sở y tế để được thăm khám và có biện pháp điều trị phù hợp nhé! 

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *