Chợp mắt buổi trưa: Lợi ích và những điều cần biết

Chợp mắt buổi trưa: Lợi ích và những điều cần biết

Chợp mắt buổi trưa: Lợi ích và những điều cần biết

Chợp mắt buổi trưa mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe. Việc chợp mắt vào buổi trưa không chỉ giúp bạn giảm căng thẳng mà còn có khả năng tăng cường sự tỉnh táo trong khoảng thời gian còn lại trong ngày.

Bạn đang đọc: Chợp mắt buổi trưa: Lợi ích và những điều cần biết

Thực tế, nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới rất chú trọng vào việc đầu tư không gian để nhân viên chợp mắt buổi trưa. Các doanh nghiệp này nhận ra rằng giấc ngủ ngắn giúp nhân viên tăng hiệu suất công việc vào buổi chiều.

Lợi ích của việc chợp mắt buổi trưa

Các chuyên gia sức khỏe tinh thần cho rằng, khi bạn có một khoảng thời gian ngắn để chợp mắt buổi trưa, não sẽ có cơ hội phục hồi chức năng, củng cố trí nhớ và loại bỏ các độ tố tích tụ.

Nếu duy trì thói quen chợp mắt buổi trưa mỗi ngày, cơ thể bạn sẽ dần thiết lập chế độ sinh học ổn định để bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn vào những ngày hôm sau.

Với những người bị thiếu ngủ, việc chợp mắt buổi trưa sẽ lấy lại sự tỉnh táo, hiệu suất làm việc và khả năng học tập. Thậm chí, giấc ngủ ngắn vào buổi trưa có thể giúp bạn tăng cường chức năng hệ miễn dịch.

Không những thế, khoảng thời gian chợp mắt buổi trưa chất lượng còn có khả năng cải thiện triệu chứng của các căn bệnh mãn tính và rối loạn tâm thần.

Lợi ích dễ nhận thấy nhất của việc chợp mắt buổi trưa là tăng cường sự tỉnh táo, mức độ tập trung và cải thiện hiệu suất công việc của bạn vào buổi chiều.

Những ai nên và không nên chợp mắt buổi trưa?

Chợp mắt buổi trưa: Lợi ích và những điều cần biết

Dù mang lại nhiều lợi ích nhưng không phải ai cũng cần chợp mắt buổi trưa. Đối với người mắc chứng mất ngủ, giấc ngủ ngắn vào buổi trưa sẽ khiến cơ thể họ nhận thấy rằng họ không cần phải ngủ nhiều vào ban đêm. Điều này sẽ làm cho tình trạng mất ngủ trở nên tồi tệ hơn.

Nếu bạn vẫn có khả năng duy trì sự tỉnh táo vào những khung giờ làm việc buổi chiều, bạn không nhất thiết phải chợp mắt vào buổi trưa. Ngược lại, nếu bạn nhận thấy năng suất công việc của mình suy yếu vào buổi chiều, bạn không thể xử lý nhanh chóng mọi thông tin hoặc cảm thấy mỏi mắt, mờ mắt, bạn rất cần có một giấc ngủ ngắn để hồi phục.

Nếu bạn có một sự kiện quan trọng hoặc một cuộc họp quan trọng vào buổi chiều, bạn hãy dành cho mình vào phút chợp mắt buổi trưa. Điều này sẽ thúc đẩy sự tỉnh táo và khả năng phản ứng nhanh nhạy của bạn.

Nếu bạn là bác sĩ, y tá, lính cứu hỏa, nhân viên bán hàng hoặc làm một công việc khác ngoài giờ hành chính, rất có thể giấc ngủ của bạn thường xuyên bị gián đoạn. Về lâu dài, điều này sẽ gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng thể của bạn. Vì thế, hãy tận dụng thời gian để có một giấc ngủ ngắn.

Hầu như ai cũng là đối tượng phù hợp để hưởng lợi từ giấc ngủ ngắn vào buổi trưa. Tuy nhiên, người mắc chứng mất ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ không nên ngủ trưa để không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ buổi tối.

Có nên dùng cà phê để thay thế giấc ngủ ngắn vào buổi trưa không?

Tìm hiểu thêm: Chiều dài âm đạo có ảnh hưởng đến khoái cảm và khả năng mang thai?

Chợp mắt buổi trưa: Lợi ích và những điều cần biết

Bạn hoàn toàn có thể dùng cà phê hoặc những chất kích thích lành mạnh khác để lấy lại sự tỉnh táo. Tuy nhiên, không gì tốt bằng một giấc ngủ ngắn chất lượng. Khi bạn ngủ trưa, bạn sẽ có cơ hội hồi phục sức khỏe về cả tinh thần và thể chất.

Cà phê và các chất kích thích khác chỉ có thể giúp bạn có được sự tỉnh táo trong khoảng thời gian ngắn. Trong khi đó, giấc ngủ ngắn sẽ cung cấp thêm cho bạn nhiều thời gian duy trì năng lượng làm việc hơn.

Giấc ngủ trưa giúp bạn kéo dài thời gian tỉnh táo vào buổi chiều hơn so với cà phê.

3 cách giúp bạn dễ dàng chợp mắt buổi trưa 

Để có được một giấc ngủ ngắn chất lượng, bạn phải có kế hoạch rõ ràng trong quỹ thời gian của mình. Điều này có nghĩa là hãy luôn sắp xếp trước kế hoạch công việc của mình để bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn vào buổi trưa.

Các chuyên gia sức khỏe tâm thần cho biết, từ 20-30 phút để chợp mắt buổi trưa là thời lượng lý tưởng để bạn hoàn toàn tỉnh táo vào buổi chiều. Họ cũng khuyên bạn nên cài báo thức để không ngủ quá khoảng thời gian ấy và những ngày cuối tuần hoặc ngày nghỉ.

Bạn hãy áp dụng 3 cách sau đây để dễ dàng đi vào giấc ngủ khi muốn chợp mắt buổi trưa.

Tạo không gian phù hợp

Chợp mắt buổi trưa: Lợi ích và những điều cần biết

>>>>>Xem thêm: Giải đáp từ chuyên gia sản khoa: Sinh mổ tối đa được mấy lần?

Một chỗ ngủ mát mẻ, có ít ánh sáng và yên tĩnh là nơi lý tưởng cho giấc ngủ. Tuy nhiên, thật khó có được điều đó khi bạn ở văn phòng làm việc. Để kiểm soát được tiếng ồn, ánh sáng hoặc nhiệt độ phòng, bạn hãy thử đeo mặt nạ ngủ. Đồng thời, bạn cũng có thể sử dụng tiếng ồn trắng để dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Nếu bạn không muốn giấc ngủ của mình bị gián đoạn, bạn hãy tạm tắt điện thoại hoặc đặt một biểu tượng “đừng làm phiền” trên các ứng dụng trong máy tính hoặc điện thoại của bạn.

Mặt nạ ngủ là vật dụng cần thiết nếu bạn làm việc ở văn phòng và thường xuyên ngủ trưa.

Chọn thời gian chợp mắt phù hợp

Trong khoảng 1-3 giờ chiều, bạn có xu hướng giảm thân nhiệt và tăng nồng độ hormone melatonin. Hai yếu tố này khiến bạn rơi vào trạng thái buồn ngủ. Vì thế, đây là thời điểm tốt nhất để bạn có một giấc ngủ ngắn.

Nếu ngủ sau 3 giờ chiều, bạn có thể khó ngủ vào buổi tối. Đặc biệt, người khó ngủ không nên chợp mắt vào lúc 5-6 giờ chiều.

Nên ngủ trưa vào lúc 1-3 giờ chiều. Không nên ngủ sau 3 giờ chiều để không làm ảnh hưởng giấc ngủ buổi tối.

Cân nhắc uống cà phê trước khi chợp mắt

Uống vài ngụm cà phê trước khi ngủ trưa nghe có vẻ bất hợp lý nhưng theo Healthline, hoạt chất caffeine cần khoảng 20-30 phút để phát huy tác dụng khi được dung nạp vào cơ thể. Vì thế, uống một ít cà phê trước khi đi vào giấc ngủ sẽ giúp bạn thức dậy với trạng thái tỉnh táo hơn.

Khoảng thời gian chợp mắt buổi trưa mang lại rất nhiều hiệu quả lâu dài về sức khỏe. Nó không chỉ giúp bạn ổn định hoặc nâng cao năng suất công việc mà còn có thể cải thiện nhiều tình trạng sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch để bạn luôn tràn đầy năng lượng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *