Chu kỳ kinh nguyệt 35 – 40 ngày chỉ đơn giản là chu kỳ kinh dài hơn bình thường hay là dấu hiệu ngầm báo một bệnh lý nào đó?
Bạn đang đọc: Chu kỳ kinh nguyệt 35 – 40 ngày: Liệu có phải là dấu hiệu bất thường?
Nếu bạn đang gặp vấn đề tương tự, hãy cùng theo dõi những thông tin được Kenshin.vn tổng hợp trong bài viết bên dưới để tìm lời giải đáp cho thắc mắc của mình nhé.
Nội Dung
Điều gì xảy ra nếu chu kỳ kinh nguyệt 35 – 40 ngày?
Theo lý thuyết, thời gian trung bình của một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ khoảng 28 ngày, nhưng thực tế, thời gian từ ngày đầu tiên của kỳ kinh trước đó đến ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo sẽ giao động trong khoảng 21 đến 35 ngày.
Các bé gái bắt đầu có kinh lần đầu tiên trong khoảng từ 9 – 15 tuổi và trong năm đầu tiên, mỗi người sẽ trải qua ít nhất 4 kỳ kinh/năm. Sau đó, chu kỳ hành kinh cũng sẽ bắt đầu tăng lên theo thời gian và ổn định dần dần. Vậy nên, nếu chu kỳ kinh nguyệt 35 – 40 ngày xảy ra trong những năm đầu kinh nguyệt xuất hiện, điều này hoàn toàn bình thường.
Ngược lại, nếu chu kỳ kinh nguyệt 35 – 40 ngày xảy ra trong thời gian kinh nguyệt ổn định hoặc xảy ra tình trạng mất kinh liên tiếp, đó có thể là dấu hiệu kinh nguyệt bất thường. Sau đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này:
- Căng thẳng liên tục trong thời gian dài
- Tập thể dục với cường độ cao
- Thay đổi trọng lượng cơ thể: tăng cân hoặc giảm cân quá đột ngột
- Sử dụng biện pháp nội tiết tố để kiểm soát sinh sản như đặt vòng tránh thai, uống thuốc ngừa thai…
- Sử dụng thuốc steroid hoặc thuốc chống đông máu
- Đang trong giai đoạn tiền mãn kinh.
Ngoài ra, việc mắc phải một trong số các bệnh lý sau cũng có thể dẫn đến tình trạng chu kỳ kinh kéo dài:
- Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
- Polyp tử cung hoặc u xơ tử cung
- Lạc nội mạc tử cung
- Bệnh viêm vùng chậu
- Suy buồng trứng sớm
- Rối loạn tuyến yên ảnh hưởng đến sự cân bằng nội tiết tố
Nếu bạn nghi ngờ nguyên nhân dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt 35 – 40 ngày là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn, hãy đi khám để được đánh giá các triệu chứng và tư vấn bước kế tiếp nên làm gì.
Biện pháp theo dõi kinh nguyệt để nhận thấy sự bất thường
Biện pháp theo dõi chu kỳ kinh nguyệt đơn giản nhất là đánh dấu trên lịch thời điểm bắt đầu và kết thúc chu kỳ của bạn. Song song đó, nếu chu kỳ kinh nguyệt 35 – 40 ngày nghĩa là kéo dài hơn khoảng thời gian 21 – 35 ngày hoặc độ dài của các chu kỳ thay đổi liên tục, hãy ghi chú lại những vấn đề sau để cung cấp thông tin tốt hơn cho bác sĩ trong việc đưa ra chỉ định điều trị:
- Lượng máu mất đi trong chu kỳ: Tần suất thay băng vệ sinh hay tampon sẽ giúp bạn tính toán được lượng máu kinh nhiều hay ít. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng cốc nguyệt san để đo lượng máu mất đi.
- Hình thái: Những thay đổi về màu sắc, kết cấu của máu kinh trong suốt chu kỳ cũng cần được ghi chú lại.
- Chảy máu âm đạo bất thường: Bất kỳ hiện tượng chảy máu nào xảy ra ngoài chu kỳ kinh cũng cần được lưu ý, ví dụ như chảy máu sau khi hết thời gian hành kinh 1 tuần.
- Nhức mỏi: Chuột rút ngoài chu kỳ kinh nguyệt cũng cần được ghi chú lại về thời gian, nơi xảy ra và mức độ bị rút vì đây có thể là dấu hiệu của một bệnh lý khác.
- Thay đổi tâm trạng: Mặc dù rất khó để theo dõi những thay đổi trong tâm trạng nhưng hãy ghi chú lại những cảm xúc của bạn, vì những thông tin này khi kết hợp với dữ liệu về kinh nguyệt không đều, sẽ hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn các tình trạng bệnh liên quan.
Hiện nay có rất nhiều ứng dụng miễn phí giúp bạn kê khai những thông tin này bằng điện thoại thông minh mà không cần phải mang theo lịch hay sổ bên người. Phương pháp này sẽ phù hợp với những người bận rộn và thường xuyên di chuyển nhiều nơi.
Làm thế nào để giảm nguy cơ chu kỳ kinh nguyệt bất thường?
Tìm hiểu thêm: 8 nguyên nhân béo phì khiến bạn gặp nhiều rủi ro
>>>>>Xem thêm: 4 mẹo đơn giản tránh tai nạn lao động khi làm việc
Thực tế là chu kỳ kinh nguyệt rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chủ quan và khách quan. Sau đây là một số khuyến nghị giúp bạn hạn chế tình trạng chu kỳ kinh nguyệt không đều:
- Duy trì một lối sống lành mạnh bằng cách tập thể dục điều độ và ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng.
- Nếu muốn giảm cân, hãy cố gắng giảm chầm chậm bằng cách chuyển đổi chế độ ăn kiêng hoặc hạn chế lượng calo nạp vào cơ thể mỗi ngày. Đừng sử dụng thuốc giảm cân hoặc áp dụng chế độ ép cân trong thời gian ngắn.
- Nghỉ ngơi đầy đủ và ngủ đủ giấc. Bên cạnh đó, hãy cố gắng để nâng cao chất lượng giấc ngủ.
- Thực hành các biện pháp giảm căng thẳng và thư giãn như tập yoga, thiền định…
- Sử dụng thuốc tránh thai hoặc các biện pháp tránh thai khác theo đúng chỉ dẫn.
- Thay băng vệ sinh, tampon hoặc cốc nguyệt san khoảng 4 đến 6 giờ/lần để tránh hội chứng sốc nhiễm độc và ngăn ngừa nhiễm trùng.
Khi nào nên đến gặp bác sĩ?
Hãy đến gặp bác sĩ nếu chu kỳ kinh vẫn liên tục trễ và có những biểu hiện kèm theo như sau:
- Đau dữ dội trong kỳ kinh nguyệt hoặc giữa các kỳ kinh
- Chảy máu nhiều bất thường (thấm qua băng vệ sinh hoặc tampon mỗi giờ trong liên tục 2 đến 3 giờ) hoặc máu kinh có các cục máu đông lớn
- Tiết dịch âm đạo bất thường hoặc có mùi hôi
- Sốt cao
- Hành kinh hơn 7 ngày
- Chảy máu âm đạo hoặc ra máu sau khi trải qua thời kỳ mãn kinh
- Buồn nôn hoặc nôn trong kỳ kinh nguyệt
- Các triệu chứng của hội chứng sốc nhiễm độc như sốt trên 39 độ C, nôn mửa, tiêu chảy, ngất xỉu hoặc chóng mặt…
Việc theo dõi và biết cách nhận biết chu kỳ kinh nguyệt không đều là cách giúp bạn hiểu rõ cơ thể của mình hơn. Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn đã biết thêm được nhiều thông tin về chu kỳ kinh nguyệt 35 – 40 ngày hay chu kỳ kinh nguyệt dài để chăm sóc sức khỏe cá nhân tốt hơn.