Chữa bệnh ra nhiều mồ hôi – Đâu là giải pháp an toàn, hiệu quả?

Chữa bệnh ra nhiều mồ hôi – Đâu là giải pháp an toàn, hiệu quả?

Chữa bệnh ra nhiều mồ hôi – Đâu là giải pháp an toàn, hiệu quả?

Việc tìm hiểu lợi ích, rủi ro của các cách chữa bệnh ra nhiều mồ hôi toàn thân sẽ giúp bạn lựa chọn cho mình giải pháp tối ưu, an toàn nhất và sớm khắc phục bệnh hiệu quả. Vậy, ra mồ hôi nhiều nên uống thuốc gì hay điều trị ra sao? Mời bạn cùng Kenshin.vn tìm hiểu cụ thể trong bài viết ngay sau đây nhé!

Bạn đang đọc: Chữa bệnh ra nhiều mồ hôi – Đâu là giải pháp an toàn, hiệu quả?

Tâm lý mặc cảm, tự tin là lý do khiến nhiều người mắc chứng tăng tiết mồ hôi luôn muốn “giấu bệnh”, từ đó, loay hoay không biết nên làm gì để thoát khỏi tình trạng này. Tuy nhiên, trên thực tế, hiện nay, y học đã phát triển và có nhiều cách chữa trị giúp giảm mồ hôi toàn thân rất hiệu quả, giúp bạn lấy lại được sự tự tin khi giao tiếp.

Ra nhiều mồ hôi là bệnh gì?

Hầu hết mọi người sẽ đổ mồ hôi nhiều khi hoạt động thể chất, căng thẳng và thay đổi thời tiết. Việc bài tiết mồ hôi là quá trình đào thải nhiệt lượng và độc tố tự nhiên của cơ thể, do hệ thần kinh thực vật gồm hệ giao cảm và phó giao cảm nắm quyền kiểm soát. Đây là một phản ứng tự nhiên, bình thường của cơ thể để tự làm mát.

Tuy nhiên, nếu đổ mồ hôi quá nhiều không phải do tăng nhiệt độ, hoạt động thể thất hay có bệnh lý tiềm ẩn, nó được gọi là chứng tăng tiết mồ hôi nguyên phát. Tăng tiết mồ hôi nguyên phát thường là do di truyền một phần.

Bên cạnh đó, nếu đổ mồ hôi quá nhiều là do một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn, nó được gọi là chứng tăng tiết mồ hôi thứ phát. Các tình trạng sức khỏe có thể gây đổ mồ hôi quá nhiều bao gồm:

  • To đầu chi
  • Hạ đường huyết do bệnh tiểu đường
  • Sốt không rõ nguyên nhân
  • Cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức)
  • Nhiễm trùng
  • Bệnh bạch cầu
  • Ung thư hạch
  • Sốt rét
  • Tác dụng phụ khi dùng một số thuốc chẹn beta và thuốc chống trầm cảm
  • Thời kỳ mãn kinh
  • Rối loạn hệ thần kinh
  • Pheochromocytoma (một khối u tuyến thượng thận hiếm gặp)
  • Bệnh lao.

Chữa bệnh ra nhiều mồ hôi – Đâu là giải pháp an toàn, hiệu quả?

6 cách chữa bệnh ra nhiều mồ hôi toàn thân

Điều trị chứng tăng tiết mồ hôi có thể bắt đầu bằng việc điều trị nguyên nhân gây ra nó. Nếu không tìm ra nguyên nhân, việc điều trị tập trung vào việc kiểm soát mồ hôi ra nhiều. Cụ thể như sau:

1. Sử dụng chất chống mồ hôi thoa ngoài da

Đây là lựa chọn đơn giản nhất cho những ai muốn nhanh chóng giải quyết vấn đề mồ hôi tức thời. Thành phần chính của các thuốc này là muối nhôm clorua. Khi bôi xoa trực tiếp lên bề mặt da, hoạt chất sẽ bịt kín lỗ chân lông, ngăn không cho mồ hôi thoát ra ngoài nhưng tác dụng chỉ kéo dài khoảng 24 giờ.

Thoa nó lên da khô trước khi đi ngủ. Sau đó, rửa sạch khi thức dậy, cẩn thận để không dính vào mắt. Khi bắt đầu thấy kết quả từ việc sử dụng nó hàng ngày trong vài ngày, bạn có thể giảm xuống 1-2 lần/tuần để duy trì hiệu quả.

Tuy nhiên, biện pháp này chỉ thích hợp cho những người bị ra nhiều mồ hôi nhẹ ở bàn tay, bàn chân hoặc nách. Còn với tình trạng tăng tiết mồ hôi nặng thì hiệu quả mang lại sẽ kém đi và có thể gây kích ứng da khi dùng dài ngày.

2. Chữa bệnh ra nhiều mồ hôi bằng thuốc uống giảm mồ hôi

Ra mồ hôi nhiều nên uống thuốc gì? Nhóm thuốc giảm tiết mồ hôi được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là các thuốc kháng cholinergic như: glycopyrrolate, oxybutynin, benztropine, propantheline… Các loại thuốc trị đổ mồ hôi nhiều có tác dụng ức chế hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, và là cách giảm mồ hôi toàn thân tại nhà hiệu quả.

Vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác dụng phụ như khô miệng, táo bón, bí tiểu, nhìn mờ, loạn nhịp tim, thay đổi vị giác… nên các bác sĩ thường hạn chế chỉ định sử dụng thuốc trị ra mồ hôi nhiều. Các thuốc này thường chỉ được dùng trong thời gian ngắn, chống chỉ định với người bệnh tăng nhãn áp, tiền sử tắc nghẽn đường niệu, liệt ruột, nhược cơ… Do vậy, bạn chỉ có thể dùng thuốc khi có sự chấp thuận của bác sĩ.

3. Cách giảm mồ hôi toàn thân bằng điện di ion

Liệu pháp này được áp dụng để giảm tiết mồ hôi tay chân, đôi khi cả ở nách. Người bệnh sẽ ngâm bàn tay, bàn chân khoảng 20 – 40 phút trong một khay nước có dòng điện một chiều (cường độ thấp cỡ 10 miliampe) chạy qua. Điện di ion sẽ ức chế tạm thời hoạt động của các tuyến mồ hôi. Liệu trình điều trị cần thực hiện ít nhất 2 – 3 lần/tuần cho đến khi triệu chứng cải thiện. Sau đó, bạn có thể duy trì thực hiện 1 lần/tuần hoặc 1 lần/tháng.

Mặc dù khá an toàn nhưng do sử dụng dòng điện nên biện pháp này không được khuyến cáo cho phụ nữ mang thai, người cấy máy tạo nhịp tim hoặc thiết bị kim loại, người bệnh tim mạch, động kinh.

Tìm hiểu thêm: Rối loạn mỡ máu

Chữa bệnh ra nhiều mồ hôi – Đâu là giải pháp an toàn, hiệu quả?
Phương pháp điện di ion dùng phổ biến trong chữa bệnh ra nhiều mồ hôi tay

4. Cách trị ra mồ hôi nhiều bằng tiêm botox

Phương pháp này đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp nhận trong điều trị mồ hôi nhiều ở nách, bàn tay và bàn chân. Độc chất botulinum A có nguồn gốc từ vi khuẩn C.botulinum sẽ được tiêm ngay vùng dưới da để kìm hãm sự giải phóng chất kích thích tuyến mồ hôi hoạt động, tác dụng kéo dài khoảng 6 tháng, hết thuốc mồ hôi lại tiết ra bình thường.

Nhược điểm của tiêm botox là chi phí khá cao, cần lặp lại liệu trình sau 6 tháng và có thể gây đau rát, yếu cơ, kích ứng da, nhìn mờ, buồn nôn…

5. Chữa bệnh ra nhiều mồ hôi bằng phẫu thuật

Nếu bạn chỉ đổ mồ hôi nhiều ở nách, bác sĩ có thể đề nghị loại bỏ các tuyến mồ hôi đó. Điều này có thể được thực hiện bằng cách cạo chúng đi (nạo), hút chúng ra (hút mỡ) hoặc sử dụng kết hợp cả hai (hút nạo).

Bên cạnh đó, phẫu thuật cắt hạch giao cảm cũng là một phương án giúp chữa bệnh tăng tiết mồ hôi toàn thân nhằm đem lại sự tự tin cho người bệnh. Qua phẫu thuật nội soi, bạn sẽ được tiến hành loại bỏ các hạch giao cảm ở ngực, đây chính là nơi trung gian tiếp nhận tín hiệu từ hệ thần kinh thực vật trước khi gửi đến các tuyến mồ hôi.

Sau khi được can thiệp, bàn tay và nách sẽ không còn mồ hôi. Nhưng đi kèm với đó, bạn sẽ có nguy cơ gặp phải một số biến chứng như khô rát da tay quá mức, tràn khí, tràn dịch màng phổi, giảm nhịp tim, hội chứng Horner (sụp mí mắt), tổn thương dây thần kinh, đau ngực, nhiễm trùng, dị ứng thuốc gây mê…

Thêm vào đó, tình trạng tăng tiết mồ hôi bù trừ nghiêm trọng nhưng không thể đảo ngược ở chân, bụng, lưng, đùi… còn khiến bạn càng khó chịu hơn so với trước phẫu thuật.

Do vậy, phẫu thuật cắt hạch giao cảm thường được xem là phương án cuối cùng khi những liệu pháp khác không hiệu quả và chỉ áp dụng với trường hợp ra mồ hôi tay nách, không có tác dụng với vùng thân dưới.

5. Thay đổi lối sống

Chữa bệnh ra nhiều mồ hôi – Đâu là giải pháp an toàn, hiệu quả?

>>>>>Xem thêm: [Món ngon] Mách bạn tác dụng của thịt bò

Ngoài những cách chữa trị bệnh ra nhiều mồ hôi trên, để sớm giải quyết tình trạng này, người bệnh cũng cần đặc biệt chú ý hơn đến chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày như:

  • Vệ sinh thân thể mỗi ngày
  • Mặc quần áo mỏng nhẹ, rộng rãi, thoáng mát
  • Mang dép hoặc đi chân trần nếu có thể
  • Mang vớ hấp thụ độ ẩm và thay vớ 1-2 lần/ngày nếu có thể
  • Đi giày da và cố gắng thay đổi giày mỗi ngày
  • Sử dụng quạt máy, điều hòa để cảm thấy mát mẻ hơn
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá, cà phê, trà đặc, đồ ăn cay nóng, gia vị nặng mùi…)
  • Uống nhiều nước (tối thiểu khoảng 1,5 – 2 lít/ngày)
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, thực phẩm giàu vitamin B
  • Tránh căng thẳng, áp lực tinh thần
  • Tập thiền tịnh, yoga, hít thở sâu, đi bộ, tắm nước ấm để giải tỏa tâm lý tiêu cực…

Ra nhiều mồ hôi là chứng bệnh không quá nguy hiểm nhưng gây ra khá nhiều phiền toái cho người mắc phải. Thêm vào đó, để lựa chọn cách chữa bệnh tăng tiết mồ hôi toàn thân phù hợp với cơ địa cũng không hề đơn giản. Mọi người cần tìm hiểu và cân nhắc thật kỹ trước khi áp dụng cho bản thân, đồng thời nên kiên trì theo đúng liệu trình để có kết quả tốt, sớm tìm lại sự tự tin trong giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *