Da bị nổi sần như da gà và ngứa là tình trạng da không gây nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng khá lớn về mặt thẩm mỹ bên ngoài của người bệnh. Vậy nguyên nhân của tình trạng da này là gì và cách điều trị thế nào?
Bạn đang đọc: Da bị nổi sần như da gà và ngứa: Cảnh báo bệnh Keratosis pilaris
Mời bạn tìm hiểu về tình trạng da bị nổi sần như da gà và ngứa để có cách khắc phục hiệu quả tại nhà.
Nội Dung
Da bị nổi sần như da gà và ngứa là biểu hiện bệnh gì?
Da bị nổi sần như da gà và ngứa có thể là biểu hiện của bệnh da liễu dày sừng nang lông, hay còn gọi là Keratosis Pilaris. Đây là tình trạng da lành tính, làm xuất hiện những nốt sần, không đau trên vùng da xung quanh nang lông. Các mảng sần sùi này trông giống như da gà, nên dày sừng nang lông còn có tên khác là bệnh da gà.
Các nốt sần này hình thành do lượng keratin dư thừa (một loại protein giúp hình thành tóc, móng tay và lớp biểu bì ngoài da) lấp đầy các nang lông. Các mảng dày sừng nang lông có thể có màu đỏ, nâu, trắng hoặc có cùng màu với màu da.
Keratosis pilaris thường xuất hiện ở cánh tay trên, chân hoặc các bộ phận khác có nang lông vào những tháng mùa đông, do độ ẩm trong không khí giảm.
Chứng dày sừng nang lông thường phổ biến hơn ở trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi, trẻ em và thanh thiếu niên. Nó có xu hướng trầm trọng hơn ở tuổi dậy thì.
Nguyên nhân da bị nổi sần như da gà và ngứa
Tình trạng da bị nổi sần như da gà và ngứa do dày sừng nang lông xuất hiện khi có sự sừng hóa bất thường ở phần trên của lớp lót nang lông. Keratin lấp đầy và làm tắc nghẽn nang lông.
Ngoài ra, bệnh dày sừng nang lông còn có thể do yếu tố di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường. Điều đó cũng có nghĩa là gen của bạn có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển bệnh da liễu này cho thế hệ sau.
Da bị nổi sần như da gà và ngứa là do thiếu vitamin gì?
Chứng dày sừng nang lông có thể do cơ thể thiếu vitamin A. Vì vậy, bạn nên uống thêm vitamin A hoặc sử dụng kem dưỡng ẩm chứa lượng nhỏ vitamin A hỗ trợ điều trị bệnh dày sừng nang lông.
Dày sừng nang lông có nguy hiểm không?
Da bị nổi sần như da gà và ngứa không gây đau và không nguy hiểm cho sức khỏe, nhưng lại ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ bên ngoài và làm giảm sự tự tin về ngoại hình của người bệnh.
Keratosis pilaris gây ra những vết sần sùi nhỏ xung quanh nang lông. Riêng bộ phận lòng bàn tay, lòng bàn chân không có nang lông nên bệnh dày sừng nang lông không xuất hiện ở những vùng này trên cơ thể.
Dấu hiệu nhận biết
Đặc điểm chính của bệnh dày sừng nang lông là những mảng da bị nổi sần sùi như da gà và ngứa, các đốm da nổi lên như quả dâu tây, cụ thể:
- Da thô ráp nơi xuất hiện các vết sần sùi
- Da bị nổi sần và ngứa hoặc khô, đặc biệt là ở mặt sau của cánh tay, chân hoặc mông
- Da trở nên sần sùi, sưng tấy hơn vào mùa đông khi không khí hanh khô
- Kích ứng các nốt sần khiến chúng đổi màu và dễ nhận thấy hơn. Đây có thể là bệnh viêm da lichen do ma sát.
Lưu ý bệnh chàm, bệnh vẩy nến, dị ứng và nhiễm nấm cũng có thể gây ra các triệu chứng tương tự. Nếu các triệu chứng kéo dài và gây khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống, bạn nên gặp bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và điều trị đúng bệnh.
Cách điều trị dày sừng nang lông
Bạn có thể tham khảo cách trị da sần như da gà dưới đây giúp làm giảm tình trạng sần sùi trên da như:
- Dùng kem dưỡng ẩm: Thoa dưỡng ẩm sau khi tắm sẽ giúp giữ nước và làm mềm các mảng sần ngứa trên da. Bạn nên chọn kem dưỡng ẩm có chứa amoni lactate và axit alpha hydroxyl giúp giảm chứng thô ráp, da nổi sần và ngứa.
- Dùng thuốc bôi: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc bôi có chứa urê, axit alpha hydroxy, axit salicylic và axit glycolic, hoặc các loại kem vitamin A giúp làm giảm sự tích tụ keratin gây ra bệnh dày sừng nang lông.
- Laser: Các bước sóng laser có thể cải thiện sự đổi màu liên quan đến bệnh dày sừng nang lông.
Tìm hiểu thêm: Gây mê nha khoa có an toàn với phụ nữ đang cho con bú?
Cách chăm sóc vùng da bị dày sừng nang lông tại nhà
Tẩy tế bào chết định kỳ
Bạn có thể sử dụng xơ mướp, gel tẩy tế bào chết chà nhẹ nhàng và chuyển động tròn để rửa sạch vùng da bị nổi sần như da gà và ngứa. Lưu ý, bạn không nên chà xát quá mạnh để tránh gây kích ứng da và làm các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tẩy tế bào chết cho da bằng những nguyên liệu khác như:
Dùng giấm táo
Giấm táo có chứa axit malic (axit alpha hydroxy). Loại axit này có khả năng tẩy tế bào chết tự nhiên cho da. Do vậy, bạn có thể đổ một lượng nhỏ giấm và nước vào bông cotton và chà nhẹ lên vùng da sần sùi, cuối cùng rửa sạch với nước. Lưu ý, bạn nên thận trọng khi áp dụng cách làm này đối với da nhạy cảm để tránh bị kích ứng.
Dùng baking soda
Baking soda là một chất tẩy da chết tự nhiên, tuy nhiên các chuyên gia không khuyến khích các này đối với da nhạy cảm, da dễ kích ứng.
Bạn thực hiện với các bước sau đây:
- Bước 1: Trộn 2 muỗng cà phê baking soda với nước ấm để tạo thành hỗn hợp sệt.
- Bước 2: Thoa hỗn hợp lên da và nhẹ nhàng chà xát theo chuyển động tròn trong 5 phút.
- Bước 3: Rửa sạch da với nước.
Dưỡng ẩm da với dầu dừa
Dầu dừa nguyên chất không chỉ có tác dụng dưỡng ẩm cho da, mà nó còn có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn, giúp giảm tình trạng đổi màu và viêm nhiễm.
Chăm sóc da nhẹ nhàng
- Tắm trong thời gian ngắn 15 phút hoặc ít hơn
- Sử dụng nước ấm để tắm cùng gel tẩy tế bào chết nhẹ
- Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng để giữ độ ẩm cho làn da
- Sử dụng kem dưỡng ẩm hàng ngày.
Uống đủ nước
Da khô có thể làm chứng da bị nổi sần như da gà và ngứa trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, bạn cần uống đủ nước để giữ ẩm cho da và giảm thiểu sự xuất hiện của bệnh dày sừng nang lông.
Những phương pháp chăm sóc tại nhà này chỉ là tạm thời. Nếu có bất kỳ triệu chứng khó chịu nào, bạn nên nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để điều trị. Ngoài ra, để ngăn ngừa sẹo hoặc nhiễm trùng, bạn không nên chọc, gãi hay nặn mụn dày sừng.
Bệnh dày sừng nang lông có lây không?
Bệnh dày sừng KHÔNG lây nhiễm. Da bị nổi sần như da gà và ngứa phát triển do dày sừng nang lông là tình trạng da liễu vô hại nên bạn không cần quá lo lắng khi gặp vấn đề da này.
Tóm lại, da bị nổi sần như da gà và ngứa là tình trạng cảnh báo bệnh dày sừng nang lông, bệnh không nguy hiểm và không có khả năng lây nhiễm. Mặt khác, đây cũng có thể là dấu hiệu của những bệnh da liễu khác cần được bác sĩ thăm khám để chẩn đoán chính xác. Hy vọng với những thông tin trên bạn đọc đã hiểu hơn tình trạng da của mình và có các phương pháp điều trị, chăm sóc da an toàn, hiệu quả ngay tại nhà.
Bài viết được tham vấn y khoa bởi Phòng khám Chuyên khoa Da liễu & Thẩm mỹ Clover Clinic. Với phương châm “Vì sức khỏe làn da”, phòng khám cung cấp các dịch vụ chăm sóc da chuyên sâu với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, luôn nhiệt tình tư vấn, hỗ trợ khách hàng, vì trải nghiệm điều trị an toàn và hiệu quả.
Bạn có thể quan tâm:
>>>>>Xem thêm: Áp dụng 6 cách kiểm soát hen suyễn đơn giản ngay sau đây