Cơn đau đầu sau tai là một tình trạng không phổ biến nhưng thường gây ra bởi các tình trạng nghiêm trọng. Việc hiểu rõ bệnh sẽ giúp bạn phòng tránh và điều trị bệnh kịp thời.
Bạn đang đọc: Đau đầu sau tai: Nguyên nhân do đâu?
Hầu hết mọi người bị đau đầu tại một vài thời điểm trong cuộc sống, nhưng không phải tất cả các cơn đau đầu đều giống nhau. Trên thực tế, có hơn 300 loại đau đầu. Trong đó, tình trạng đau đầu sau tai thường không phổ biến.
Các triệu chứng đau đầu sau tai có thể khác nhau tùy theo nguyên nhân. Cụ thể, bạn có thể đau bị nhói phía sau tai, đau giật sau tai phải hoặc tai trái, đau sau mang tai, đau ở một hoặc cả hai phía của đầu, nhạy cảm với ánh sáng, có cảm giác đau nhức đến đau dữ dội; đau đằng sau mắt; tăng nhạy cảm da đầu; đau với vận động cổ.
Nếu cơn đau sau tai không thuyên giảm, bạn cần tìm ra nguyên nhân gây đau và có phương pháp điều trị tình trạng này phù hợp. Hãy cùng Kenshin.vn tìm hiểu bài viết sau đây để có cái nhìn rõ hơn về cơn đau đầu sau tai nhé.
Nội Dung
Nguyên nhân nào gây đau đầu sau tai?
Thông thường, rất khó để xác định chính xác nguyên nhân gây đau đầu sau tai. Nếu bạn bị đau dai dẳng sau tai, có một vài nguyên nhân tiềm ẩn như:
Viêm thần kinh chẩm
Viêm thần kinh chẩm là một loại đau đầu do chấn thương hoặc dây thần kinh bị chèn ép ở cổ. Tình trạng này cũng có thể do viêm khớp ở cổ và vai gây ra.
Viêm thần kinh chẩm có thể gây đau và nhói ở cổ, lưng hoặc đau tai đau nửa đầu. Một số người cảm thấy đau ở trán hoặc sau mắt. Nó thậm chí có thể gây nhạy cảm da đầu. Cơn đau đầu sau tai thường bắt đầu ở cổ và có xu hướng lan lên phía trên.
Viêm xương chũm
Xương chũm nằm sau tai. Viêm xương chũm xảy ra khi vi khuẩn khiến xương bị nhiễm trùng hoặc viêm. Bạn cũng có thể bị tình trạng này nếu không điều trị nhiễm trùng tai giữa. Bất cứ ai cũng có thể bị viêm xương chũm, nhưng nó phổ biến hơn ở trẻ em.
Dấu hiệu của viêm xương chũm bao gồm đỏ, sưng và chảy dịch từ tai. Ngoài tình trạng đau sau tai, nó còn có thể dẫn đến đau đầu, sốt và mất thính giác trong tai.
Rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ)
Khớp thái dương hàm là khớp giúp hàm mở và đóng. Nếu khớp này bị trật, chấn thương hoặc tổn thương do viêm khớp, bạn khó mở miệng dễ dàng. Khớp có thể nghiến và kêu răng rắc khi bạn di chuyển miệng.
Rối loạn khớp thái dương hàm thường làm cho bạn khó nhai. Bạn có thể cảm thấy khớp kêu nhẹ hoặc to khi di chuyển hàm. Bạn cũng có thể cảm thấy đau hàm. Trong một số trường hợp, khớp có thể bị cứng khiến bạn không thể mở hoặc đóng miệng. Tình trạng này có thể là thoáng qua hoặc cần can thiệp y tế.
Các vấn đề nha khoa
Các vấn đề với miệng và răng như áp xe răng, có thể gây ra cơn đau đầu sau tai, thậm chí có thể gây đau nhói sau vành tai trái hoặc đau nhói sau vành tai phải. Nha sĩ sẽ có thể xác định vấn đề khi kiểm tra răng miệng để tìm các triệu chứng như hôi miệng, đau nướu hoặc khó nhai.
Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?
Nếu bạn chỉ bất chợt bị đau đầu sau tai và cơn đau tự biến mất mà không xuất hiện thường xuyên, bạn không nhất thiết phải đi gặp bác sĩ. Tuy nhiên, bạn nên sắp xếp đi khám nếu:
- Cơn đau ngày càng nặng
- Nghi ngờ bị nhiễm trùng tai
- Đã được điều trị nhưng không thấy cải thiện
- Đang sốt
- Giảm cân không rõ nguyên nhân
Đi cấp cứu ngay lập tức nếu:
- Đau đầu đột ngột, dữ dội
- Cứng một hàm
- Sốt cao, buồn nôn hoặc nôn
- Nhầm lẫn hoặc thay đổi trong tính cách
- Thờ ơ
- Co giật
Đây có thể là dấu hiệu của một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng.
Chẩn đoán cơn đau đầu sau tai
Bác sĩ có thể bắt đầu với một bài kiểm tra thể chất bằng cách quan sát tai. Bạn cũng có thể cần làm nuôi cấy tai và một số xét nghiệm máu. Nếu bác sĩ phát hiện bạn bị viêm hoặc nhiễm trùng tai, bạn có thể được giới thiệu đến một chuyên gia tai, mũi và cổ họng.
Nếu bác sĩ nghi ngờ đau thần kinh chẩm, bạn có thể được dùng thuốc chặn thần kinh gây mê. Nếu điều này giúp giảm đau, bác sĩ có thể xác nhận chẩn đoán là đau thần kinh chẩm.
Để chẩn đoán rối loạn khớp thái dương hàm, bác sĩ có thể sẽ giới thiệu bạn đến bác sĩ chuyên khoa hoặc bác sĩ phẫu thuật miệng. Chẩn đoán có thể được xác nhận bằng các xét nghiệm hình ảnh.
Nếu bị đau đầu dai dẳng mà không có nguyên nhân rõ ràng, bạn có thể cần gặp bác sĩ thần kinh. Sau khi tìm hiểu tiền sử các triệu chứng và thực hiện kiểm tra thần kinh, bác sĩ sẽ cho làm các xét nghiệm hình ảnh như:
- Tia X
- Chụp cắt lớp vi tính (quét CT hoặc CAT)
- Chụp cộng hưởng từ (MRI)
Bạn cũng nên thường xuyên đến gặp nha sĩ để kiểm tra sức khỏe răng miệng. Điều này có thể giúp loại trừ các vấn đề nha khoa – một trong những nguyên nhân gây đau đầu sau tai.
Những phương pháp nào giúp điều trị đau đầu sau tai?
Tìm hiểu thêm: Mẹ đảm chuẩn bị thực đơn cho bé bắt đầu ăn dặm bao gồm những gì?
>>>>>Xem thêm: Tiểu ra máu khi mang thai liệu có nguy hiểm cho mẹ và con?
Trong khi chờ kết luận chẩn đoán, bạn có thể sử dụng biện pháp điều trị tạm thời với các loại thuốc không kê đơn để điều trị đau đầu sau tai. Bạn cũng có thể chườm một túi nước đá vào khu vực đau. Nếu cũng bị đau cổ, bạn hãy dùng liệu pháp nhiệt để giúp nới lỏng cơ cổ. Các phương pháp điều trị khác phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra đau đầu.
Đau thần kinh chẩm
Đau thần kinh chẩm có thể được điều trị bằng thuốc giảm đau và thuốc chống viêm. Thuốc phong bế thần kinh và thuốc giãn cơ cũng có thể hữu ích. Trong trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể tiêm corticosteroid trực tiếp vào vị trí gây đau.
Vì đau dây thần kinh chẩm là do vấn đề từ cổ, nên bạn hãy tránh để đầu và cổ bất động trong thời gian dài. Nếu thường làm việc với máy tính hoặc thiết bị điện tử, bạn hãy cố gắng thay đổi vị trí, thường xuyên nhìn lên trần nhà và rời mắt khỏi thiết bị.
Liệu pháp bổ sung cũng có thể giúp đỡ điều trị, bao gồm:
- Liệu pháp nhiệt cho cổ
- Xoa bóp
- Vật lý trị liệu và tập thể dục
- Thư giãn và thiền định
Viêm xương chũm
Viêm xương chũm thường được điều trị bằng kháng sinh. Nếu nhiễm trùng nghiêm trọng, bạn có thể cần tiêm kháng sinh qua tĩnh mạch. Nếu phương pháp này không có tác dụng, bạn có thể cần thực hiện rạch màng nhĩ. Đối với các trường hợp rất nghiêm trọng, bác sĩ có thể yêu cầu cắt xương chũm.
Rối loạn khớp thái dương hàm
Nếu bạn có rối loạn khớp thái dương hàm, một số hành vi nhất định, chẳng hạn như nghiến răng có thể làm cho tình trạng này tồi tệ hơn. Một số phương pháp điều trị có thể giúp điều trị rối loạn khớp thái dương hàm, bao gồm:
- Thuốc giảm đau, thuốc chống viêm hoặc thuốc giãn cơ
- Nẹp miệng hoặc bảo vệ miệng
- Vật lý trị liệu
- Loại bỏ dịch khớp, được gọi là phương pháp chọc khớp
- Tiêm corticosteroid
- Phẫu thuật nội soi
- Phẫu thuật mở khớp
Các liệu pháp bổ sung có thể bao gồm:
- Châm cứu
- Kỹ thuật thiền và thư giãn
- Phản hồi sinh học
Phòng ngừa đau đầu sau tai
Để giảm nguy cơ bị đau đầu sau tai, bạn hãy thử các mẹo sau:
- Chú ý đến tư thế. Việc giữ đầu và cổ của bạn ở cùng một vị trí quá lâu có thể dẫn đến chèn ép dây thần kinh.
- Hạn chế sử dụng các thiết bị cầm tay. Khi bạn sử dụng một thiết bị cầm tay, bạn có xu hướng nghiêng cổ xuống để nhìn trong thời gian dài.
- Nghỉ ngơi. Nếu bạn làm việc tại bàn cả ngày, hãy đứng dậy và đi bộ xung quanh trong vài phút mỗi giờ. Thường xuyên nghỉ ngơi có thể ngăn ngừa cứng khớp ở cổ và vai.
- Ăn đúng giờ. Bỏ bữa có thể dẫn đến đau đầu.
- Ngủ. Căng thẳng và mệt mỏi là yếu tố nguy cơ gây đau đầu sau tai. Vì vậy, bạn hãy ngủ đủ giấc bằng cách đi ngủ và thức dậy cùng một lúc mỗi ngày để tránh căng thẳng và mệt mỏi trong ngày.