Vảy nến là bệnh mãn tính ảnh hưởng đến da và các bộ phận khác của cơ thể. Da đầu cũng là đối tượng tấn công của vảy nến. Khi bị vảy nến, da dầu sẽ bong tróc, ngứa rát. Lúc này, dầu gội trị vảy nến là lựa chọn tối ưu cho người bệnh.
Bạn đang đọc: Dầu gội trị vảy nến cho người bệnh
Các chuyên gia tin rằng bệnh vảy nến xảy ra khi hệ thống miễn dịch gặp vấn đề, dẫn đến việc sản xuất tế bào da quá mức và nhanh chóng. Khi các tế bào da này tích tụ trên bề mặt, chúng tạo ra những mảng dày, giống như vảy trên da.
Một nghiên cứu từ năm 2016 cho biết có đến 80% người bệnh vảy nến bị lan sang da đầu. Dùng dầu gội trị vảy nến chính là phương pháp điều trị tại chỗ cho bệnh.
Không có loại dầu gội trị vảy nến nào tốt nhất, chỉ có loại phù hợp nhất cho người bệnh. Kenshin.vn sẽ giúp bạn tìm ra loại dầu gội trị vảy nến hợp với mình nhất.
Nội Dung
Bệnh vảy nến ảnh hưởng thế nào đến da đầu?
Bệnh vảy nến làm xuất hiện các lớp vảy từ mỏng đến dày bám chặt trên da đầu. Người bệnh sẽ cảm thấy không thoải mái, ngứa và đôi khi đau. Thậm chí, các vảy còn lan đến trán, tai và sau gáy.
Lúc đầu, các vảy trông như gàu. Tuy nhiên khi bệnh nặng, da đầu sẽ có vảy bạc.
Các triệu chứng khác bao gồm:
- Chảy máu do gãi da đầu quá mạnh
- Da đầu khô dẫn đến nứt, chảy máu hoặc ngứa
- Đau nhức do sự co giãn của da
- Rụng tóc tạm thời do ngứa liên tục và đóng vảy nghiêm trọng trên da đầu
- Mất ngủ, đây là kết quả của sự khó chịu da đầu vào ban đêm
Bệnh vảy nến da đầu cũng ảnh hưởng đến vẻ ngoài của người bệnh, khiến họ xấu hổ, lo lắng, trầm cảm nặng nề.
Hầu hết những người bị bệnh vảy nến da đầu đều biết rằng họ không nên gãi khi bị ngứa. Song rất khó để không làm điều này. Gãi da đầu do ngứa làm nặng thêm các triệu chứng và khiến các khu vực bị vảy nến lan rộng hoặc nhiễm trùng.
Dầu gội trị vảy nến hoạt động như thế nào?
Dầu gội trị vảy nến chỉ dùng để điều trị cho da đầu chứ không có tác dụng làm sạch tóc. Sau khi sử dụng, người bệnh cần gội lại bằng dầu gội thông thường.
Dầu gội trị vảy nến hoạt động theo nhiều cách khác nhau để làm giảm sự ảnh hưởng của các triệu chứng vảy nến, chẳng hạn như giúp làm giảm viêm và bong vảy da đầu.
Sau một thời gian, bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân thay đổi loại dầu gội và chuyển sang các phương pháp điều trị tại chỗ khác. Bởi lẽ, khi sử dụng quá thường xuyên, dầu gội trị vảy nến sẽ kém hiệu quả dần.
Các thành phần có trong dầu gội dành cho người vảy nến
Các loại dầu gội khác nhau có thành phần khác nhau, và tác dụng của chúng cũng khác nhau. Một vài thành phần thường có trong dầu gội trị bệnh vảy nến da đầu là:
Acid salicylic
Acid salicylic là chất mà người bệnh sử dụng trực tiếp lên vùng da bị ảnh hưởng. Nó giúp điều trị bệnh vảy nến da đầu bằng cách giảm lượng vảy ở trên da, các mảng bám sẽ mềm ra và dễ dàng loại bỏ.
Tuy nhiên, nồng độ acid salicylic cao sẽ dẫn đến kích ứng da và rụng tóc tạm thời.
Coal tar
Dầu gội chứa coal tar rất hữu ích để điều trị ngứa do bệnh vảy nến gây ra. Coal tar được chưng cất từ than đá, là bài thuốc trị bệnh da liễu xuất hiện từ rất lâu.
Coal tar chứa hợp chất giúp làm giảm sự phát triển quá mức của các tế bào da. Nó cũng giúp giảm ngứa, đau nhức và các triệu chứng khác của bệnh vảy nến.
Coal tar gây ra tác dụng phụ, mặc dù hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm. Tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn quan sát thấy những tác dụng phụ sau:
- Viêm nang lông
- Viêm da ở ngón tay
- Teo da cục bộ
- Hội chứng xơ cứng bì
- Viêm da tróc vảy
- Ung thư biểu mô tế bào vảy
Clobetasol propionate
Nếu bệnh vảy nến da đầu không tiến triển với các loại dầu gội hoặc phương pháp điều trị trên, bác sĩ sẽ kê toa cho bệnh nhân loại dầu gội có chứa clobetasol propionate.
Người bệnh chỉ nên sử dụng loại dầu gội này mỗi ngày tối đa trong 4 tuần. Một khi các triệu chứng được cải thiện thì giảm xuống 1-2 lần/tuần.
Cách sử dụng dầu gội trị vảy nến
- Những người có da đầu nhạy cảm chỉ nên dùng dầu gội trị vảy nến khoảng 2 lần/tuần.
- Người bệnh nên cân nhắc thay thế nếu dầu gội trị vảy nến không giúp cải thiện triệu chứng sau 8 tuần.
- Sau khi các triệu chứng vảy nến giảm nhờ dùng thuốc, bệnh nhân nên dùng dầu gội trị vảy nến 2-3 lần/tuần để giữ cho vảy nến da đầu không trở lại.
Các phương pháp điều trị khác
Các sản phẩm thay thế dầu gội trị vảy nến
Dầu gội trị vảy nến không phải là cách duy nhất để điều trị bệnh vảy nến da đầu. Bạn có thể sử dụng các sản phẩm thay thế. Cách sử dụng tương tự như dầu gội trị vảy nến, hoặc để qua đêm rồi gội sạch vào sáng hôm sau.
Steroid dùng tại chỗ: Gel hoặc bọt có chứa steroid sẽ giúp làm giảm ngứa và đỏ do viêm da đầu. Tuy nhiên, sử dụng steroid lâu dài có thể dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn.
Dầu dừa: Khi kết hợp dầu dừa với coal tar, acid salicylic và lưu huỳnh sẽ làm tăng tác dụng làm mềm các mảng bám trên da. Các hợp chất dầu dừa hoạt động tốt nhất khi được chà xát vào da đầu, để chúng qua đêm và rửa sạch vào buổi sáng.
Dithranol: được dùng để điều trị bệnh vảy nến mạn tính vì chúng có khả năng làm giảm tăng sinh và khôi phục tế bào biểu bì trên da người bệnh. Thế nhưng, dithranol sẽ nhuộm tóc và da người sử dụng. Vì lý do này, nó ít được dùng phổ biến.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Lạm dụng corticoid trong điều trị vảy nến gây nguy hiểm khôn lường
Thuốc bôi ngoài da trị vảy nến
Một số loại kem hoặc thuốc mỡ có tác dụng làm chậm hoặc bình thường hóa quá trình sinh sản tế bào biểu bì da, đồng thời giảm viêm trong vảy nến:
- Calcipotriene, một dạng vitamin D3
- Calcipotriene và betamethasone dipropionate
- Tazarotene
- Clobetasol propionate
Liệu pháp ánh sáng
Tìm hiểu thêm: Nhiễm trùng đường ruột bao lâu thì hết? Làm gì để mau hồi phục?
>>>>>Xem thêm: Hiện tượng ra ít máu trước kỳ kinh nguyệt báo hiệu điều gì?
Nếu các triệu chứng không cải thiện khi điều trị tại chỗ, bác sĩ sẽ để bệnh nhân dùng phương pháp trị liệu bằng ánh sáng, áp dụng tia cực tím cho da đầu.
Phương pháp điều trị bằng tia cực tím B (UVB) rất hiệu quả đối với bệnh vảy nến da đầu. Bác sĩ sẽ chiếu tia laser vào vùng tổn thương bởi bệnh vảy nến, nơi các tổn thương sẽ nhận liều UVB cao hơn so với nơi có làn da khỏe mạnh. Phương pháp này gây ra ít tác dụng phụ hơn so với dùng thuốc.
Thuốc điều trị toàn thân
Như đã đề cập ở trên, thuốc điều trị toàn thân được áp dụng đối với bệnh nhân bị vảy nến vừa và nặng. Thuốc sẽ hoạt động khắp cơ thể người bệnh. Một số loại thuốc phổ biến:
- Retinoids đường uống
- Cyclosporine
- Methotrexate
Những thuốc này có tác dụng ngăn ngừa viêm và tích tụ các tế bào da.
Chế phẩm sinh học
Trong trường hợp bệnh vảy nến ở mức độ vừa và nặng, bác sĩ có thể kê toa các chế phẩm sinh học cho người bệnh. Những loại thuốc này ảnh hưởng đến một phần của hệ thống miễn dịch nhằm đánh vào nguyên nhân cơ bản gây ra vảy nến. Chế phẩm sinh học làm giảm nguy cơ bùng phát bệnh và kiểm soát các triệu chứng.
Người bị bệnh vẩy nến da đầu sẽ trải qua thời kỳ các triệu chứng trở nên tồi tệ, sau đó là thời gian triệu chứng được cải thiện hoặc biến mất. Điều trị tại chỗ, chẳng hạn như dầu gội đầu, giúp giảm triệu chứng khi xảy ra bùng phát. Tuy nhiên, không có lựa chọn nào là tốt nhất và duy nhất.
Bệnh vảy nến ảnh hưởng đến mọi người theo những cách khác nhau. Người bệnh cần phải thử nhiều lựa chọn trước khi tìm ra phương pháp điều trị phù hợp với mình.