Đi tìm lời đáp: Đầy hơi chướng bụng kéo dài có đáng lo ngại không?

Đi tìm lời đáp: Đầy hơi chướng bụng kéo dài có đáng lo ngại không?

Đi tìm lời đáp: Đầy hơi chướng bụng kéo dài có đáng lo ngại không?

Đầy bụng, khó chịu là những triệu chứng thường gặp. Tuy nhiên một số người có thể gặp phải tình trạng này thường xuyên, lặp đi lặp lại. Những nguyên nhân nào gây đầy hơi chướng bụng kéo dài và cách xử lý ra sao?

Bạn đang đọc: Đi tìm lời đáp: Đầy hơi chướng bụng kéo dài có đáng lo ngại không?

Mời bạn cùng tìm hiểu qua những thông tin tổng hợp được trong bài viết sau của Kenshin.vn.

Nguyên nhân gây đầy hơi chướng bụng kéo dài

Nguyên nhân gây đầy hơi chướng bụng kéo dài rất đa dạng. Bạn có thể bị đầy hơi chướng bụng trong thời gian dài là do:

1. Lối sống

Thói quen ăn uống

Các loại thức ăn chứa nhiều carbohydrate (như bánh kẹo, bắp cải, đậu, sữa, nước ngọt có gas…) và thức ăn nhiều dầu mỡ có thể gây vài khó khăn cho hệ tiêu hóa. Nếu thường xuyên ăn những thức ăn này, ăn nhanh và ăn nhiều, bạn có thể bị đầy hơi chướng bụng kéo dài. Nguyên nhân do là chúng không được tiêu hóa hiệu quả ở dạ dày và ruột non, khi bị lên men bởi các vi khuẩn ở ruột già thường sinh ra nhiều khí gây đầy bụng.

Bạn cũng có thể hay bị khó tiêu nếu có thói quen ăn không tập trung, nhai không kỹ, vừa ăn vừa nói chuyện.

Ít vận động và tăng cân

Tình trạng thiếu đi lại và các hoạt động khác làm giảm hoạt động co bóp của dạ dày và ruột, dẫn đến quá trình tiêu hóa bị chậm lại và táo bón là nguyên nhân khiến khí bị tích tụ gây đầy hơi chướng bụng kéo dài.

Bạn cũng dễ dàng gặp tình trạng này nếu không cân bằng giữa ăn uống và vận động, cân nặng tăng thêm đổ dồn vào phần bụng vừa chèn ép bộ máy tiêu hóa, vừa trực tiếp gây cảm giác vướng víu khó chịu.

Đôi khi bạn có thể bị tăng cân do tích nước, hậu quả của việc ăn quá mặn hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc. Việc tích nước làm cho mặt, tay, chân và bụng có vẻ đầy đặn ra, đồng thời có thể gây cảm giác chướng bụng đầy hơi kéo dài bên trong. Nếu thấy da lõm xuống một hồi lâu khi bị nhấn, bạn nên nghĩ đến khả năng này.

2. Tác động của hormone ở nữ giới

Đi tìm lời đáp: Đầy hơi chướng bụng kéo dài có đáng lo ngại không?

Bạn có thể thấy tình trạng chướng bụng đầy hơi xuất hiện theo… chu kỳ kinh nguyệt. Khoảng ¾ phụ nữ có triệu chứng này trước và trong kỳ kinh. Những đợt trồi sụt hormone trong thời kỳ tiền mãn kinh cũng thường kéo theo hiện tượng này.

Hormone estrogen và progesterone gây đầy hơi chướng bụng trong một vài ngày bằng nhiều cách: gây tích nước, làm tăng thể tích tử cung, đẩy nhanh hoặc làm chậm quá trình tiêu hóa và tăng nhạy cảm đối với các cảm giác ở vùng bụng.

3. Tâm lý

Stress có thể làm chậm lại tốc độ tiêu hóa và giảm số lần đại tiện, cũng như gia tăng cảm giác vùng bụng. Ngoài gây đầy hơi chướng bụng kéo dài, nếu lạm dụng các chất kích thích như thuốc lá, bia rượu và các loại thuốc an thần, bạn chỉ làm cho tình trạng càng trầm trọng thêm.

4. Vấn đề đường ruột

Kém hấp thu carbohydrate

Đường lactose (đường sữa), đường fructose (có trong đường mía, trái cây và hầu hết các món ăn ngọt) hoặc carb trong nhiều loại đậu có thể gây khó khăn cho một số người, gây ra đầy hơi chướng bụng kéo dài nếu thường xuyên tiêu thụ những thành phần này. Không dung nạp một loại carbohydrate nào đó thậm chí có thể làm cho bạn bị đau quặn bụng, tiêu chảy hoặc nôn.

Hội chứng loạn khuẩn ruột non (SIBO)

Gây ra bởi vi khuẩn ruột non phát triển quá mức hoặc vi khuẩn ở phần ruột khác di chuyển đến đây. Đây thường là dấu hiệu của một bệnh lý hoặc bất thường nào khác. Các triệu chứng bao gồm đầy hơi chướng bụng, căng tức khó chịu sau khi ăn, thường xuyên đau bụng, tiêu chảy, nôn, ăn không ngon miệng và sút cân.

Rối loạn chức năng tiêu hóa

Hệ tiêu hóa có thể gặp phải những khó chịu không có nguyên nhân rõ ràng gây ra bởi:

  • Hội chứng ruột kích thích (IBS)
  • Chứng khó tiêu chức năng
  • Giả tắc ruột, rối loạn chức năng sàn chậu, liệt dạ dày.

5. Những bệnh lý khác gây ra đầy hơi chướng bụng kéo dài

  • Viêm dạ dày, viêm ruột do nhiễm vi khuẩn HP, do uống nhiều rượu…
  • Các khối u trong ruột
  • Sẹo và chít hẹp ruột do bệnh Crohn, loét tiêu hóa…
  • Cổ trướng: các bệnh về tim, gan, thận có thể làm cho khoang bụng bị tích tụ dịch
  • Không tiết đủ các enzyme tiêu hóa do chức năng tụy kém
  • Ung thư buồng trứng, tử cung, đại tràng, tụy…

Làm gì để hết bị đầy hơi chướng bụng kéo dài?

Có thể thấy cách giải quyết tình trạng này phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, những thay đổi sau có thể đủ để giúp bạn không còn bị đầy hơi chướng bụng kéo dài, cũng như phòng ngừa tình trạng này xuất hiện hoặc tái diễn.

Một vài điều chỉnh trong lối sống giúp khắc phục chứng chướng bụng đầy hơi kéo dài

Ăn đủ chất thực phẩm chứa xơ và uống đủ nước

Tìm hiểu thêm: Ra máu báo thai có đau bụng không? Máu báo thai kéo dài bao lâu?

Đi tìm lời đáp: Đầy hơi chướng bụng kéo dài có đáng lo ngại không?

Việc tiêu thụ đủ chất xơ sẽ giúp bạn giải quyết được nhiều nguyên nhân gây đầy bụng bằng cách:

  • Tăng sinh khối cho thức ăn trong hệ tiêu hóa, từ đó đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa
  • Cuốn ra ngoài phần chất thải cùng lượng khí và những vi khuẩn có hại tồn đọng
  • Giảm phụ thuộc vào carbohydrate, giúp no nhanh và lâu
  • Chống táo bón
  • Tuy nhiên, nên tăng từ từ lượng chất xơ, không nên đột ngột để tránh khó tiêu. Bạn cũng đừng quên ăn cân bằng đa dạng thực phẩm cung cấp các nhóm chất để tránh gặp những vấn đề sức khỏe khác.

    Lợi ích của việc nhai kỹ và tập trung khi ăn:

    • Thức ăn được nghiền nát, dễ tiêu khi vào dạ dày
    • Cơ thể ý thức được cảm giác no khi ăn đủ, tránh ăn quá nhiều

    Đảm bảo uống đủ từ 1.5 đến 2.5 lít nước/ngày tùy theo nhu cầu để cơ thể hoạt động bình thường và tránh táo bón.

    Bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn nếu đang bị đầy hơi chướng bụng kéo dài. Chúng hầu như không có chất dinh dưỡng nhưng lại chứa quá nhiều tinh bột, muối, đường và dầu mỡ, gây khó tiêu và tăng cân không lành mạnh.

    Vận động điều độ

    Hoạt động thể chất mỗi ngày giúp cơ bắp săn chắc và hạn chế mỡ dồn vào phần bụng. Trong ngày, bạn có thể thường xuyên di chuyển, vận động nhẹ nhàng để hỗ trợ nhu động ruột và hạn chế áp lực liên tục lên một phần cơ thể.

    Quản lý căng thẳng

    Dinh dưỡng, vận động và nghỉ ngơi hợp lý sẽ cho bạn nền tảng thể chất để đương đầu và kiểm soát stress. Ngoài ra, đừng ngần ngại nhận sự giúp đỡ từ người xung quanh hoặc tìm đến chuyên gia.

    Chú ý phản ứng của hệ tiêu hóa với thức ăn

    Bất kể đó là một loại đồ uống hay thức ăn nào, bạn có thể ghi chép lại những món mình đã ăn trong bữa và cảm giác cơ thể sau khi ăn, để tìm ra loại thức ăn là nguyên nhân gây chướng bụng đầy hơi.

    Một số phương pháp chuyên môn trong điều trị và ngăn ngừa đầy hơi chướng bụng kéo dài

    Đi tìm lời đáp: Đầy hơi chướng bụng kéo dài có đáng lo ngại không?

    >>>>>Xem thêm: Chóng mặt

    Chế độ ăn loại trừ một nhóm thực phẩm nào đó có thể giúp tìm ra nguyên nhân và cách điều trị đối với đầy hơi chướng bụng kéo dài do kém hấp thu hoặc không dung nạp. Phương pháp phù hợp với tình trạng đầy hơi thường là chế độ ăn kiêng hạn chế FODMAP, hạn chế khỏi bữa ăn những loại carbohydrate có khả năng lên men gây khó tiêu.

    Chứng không dung nạp và chứng loạn khuẩn ruột non (SIBO) cũng có thể được xác định bằng xét nghiệm đo nồng độ hydrogen trong hơi thở. Loạn khuẩn ruột non có thể được điều trị bằng cách bổ sung có chọn lọc một số loại vi khuẩn để khôi phục cân bằng cho hệ vi sinh đường ruột.

    Chướng bụng đầy hơi kéo dài theo chu kỳ kinh nguyệt hoặc thời kỳ tiền mãn kinh ở nữ nếu gây quá nhiều phiền toái có thể được điều trị bằng liệu pháp hormone. Tuy nhiên, bạn cần trao đổi với bác sĩ về ưu và nhược điểm của các phương pháp này.

    Liệu pháp phản hồi sinh học là một dạng trị liệu giúp thư giãn và huấn luyện lại cho cơ thể các chức năng bị rối loạn, điều trị và ngăn ngừa đầy hơi chướng bụng kéo dài do căng thẳng dẫn đến khó tiêu, táo bón hoặc do nhạy cảm quá mức đối với cảm giác vùng bụng.

    Khi nào nên đi gặp bác sĩ?

    Sau khi đã áp dụng các điều chỉnh lối sống cần thiết, bạn nên đi khám nếu:

    • Tình trạng vẫn không cải thiện
    • Ngày càng trở nên khó chịu hơn
    • Xuất hiện những triệu chứng đáng ngại như như đau kéo dài, mệt mỏi, sốt, nôn hoặc xuất huyết tiêu hóa.

    Có thể thấy, với rất nhiều nguyên nhân đã nêu, những nỗ lực tự cải thiện chứng đầy hơi chướng bụng kéo dài của chính người bệnh là rất quan trọng. Điều đó giúp bác sĩ giảm bớt những tác động gây nhiễu để tìm ra được cách điều trị đúng hướng nếu tình trạng là do một nguyên nhân bệnh lý sâu xa hơn.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *