Dị ứng thuốc

Dị ứng thuốc

Dị ứng thuốc

Bạn đang đọc: Dị ứng thuốc

Khác với tác dụng phụ, dị ứng thuốc có thể xảy ra ngay cả khi bạn chỉ dùng thuốc với liều thấp. Đôi khi, tình trạng này không chỉ làm giảm hiệu quả điều trị mà còn dẫn đến một biến chứng nghiêm trọng hơn là sốc phản vệ. Hiểu đúng về dị ứng thuốc có thể giúp bạn sớm có biện pháp xử trí phù hợp đối với vấn đề này.

Tìm hiểu chung

Dị ứng thuốc là gì?

Dị ứng thuốc được định nghĩa là phản ứng quá mức của hệ miễn dịch trước một loại thuốc mà bạn đang dùng. Tất cả các loại thuốc, bao gồm cả thuốc tây kê toa hay không kê toa và thậm chí là thảo dược đều có thể dẫn đến dị ứng. Trong đó, dị ứng thuốc kháng sinh penicillin được xem là tình trạng phổ biến và

Triệu chứng dị ứng của mỗi người không giống nhau. Các triệu chứng thường gặp nhất khi dị ứng thuốc là nổi mề đay, phát ban hay sốt. Bệnh có thể dẫn tới một tình trạng nặng hơn gọi là sốc phản vệ, đây là tình trạng đe dọa đến tính mạng, biểu hiện của sốc phản vệ là bạn sẽ tụt huyết áp hoặc khó thở do đường dẫn khí bị co thắt. Dị ứng thuốc không phải là tác dụng phụ của thuốc và cũng không phải là do quá liều thuốc.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết

Những dấu hiệu và triệu chứng của dị ứng thuốc là gì?

Các triệu chứng của dị ứng thuốc thường xảy ra trong vòng một giờ sau khi uống thuốc, phổ biến nhất là:

  • Nổi sẩn, mề đay, hồng ban trên da
  • Ngứa
  • Sốt
  • Phù nề
  • Khó thở
  • Thở khò khè
  • Sổ mũi
  • Ngứa, chảy nước mắt

Dị ứng thuốc

Một số trường hợp dị ứng có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Bạn nên đến phòng cấp cứu khi có những triệu chứng sau đây:

  • Tim đập nhanh hoặc loạn nhịp
  • Cảm giác bị nghẹn ở cổ họng, gây khó thở
  • Lo âu hoặc chóng mặt
  • Bất tỉnh
  • Phát ban và khó thở

Ngoài ra, một số biểu hiện dị ứng cũng có thể tiếp tục kéo dài ngay cả khi bạn đã dừng thuốc, chẳng hạn như:

  • Sốt, đau khớp, phát ban, phù và buồn nôn
  • Thiếu máu: suy giảm các tế bào hồng cầu, gây mệt mỏi, rối loạn nhịp tim, khó thở và các triệu chứng khác;
  • Phát ban: số lượng bạch cầu tăng cao, phù khắp người, sưng hạch bạch huyết và tái phát bệnh viêm gan;
  • Viêm thận: có thể gây sốt, máu trong nước tiểu, phù toàn thân và các triệu chứng khác.

Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu dị ứng thuốc nghiêm trọng nào sau đây:

  • Xuất hiện các vùng đỏ hoặc phồng rộp gây đau và lan nhanh
  • Lột da, có thể lộ mô cơ ở bên dưới
  • Cảm giác không thoải mái
  • Sốt
  • Xuất hiện phát ban hoặc phồng rộp ở gần mắt, miệng và bộ phận sinh dục

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra dị ứng thuốc?

Dị ứng thuốc xảy ra khi hệ miễn dịch mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong thuốc. Một số loại thuốc có nguy cơ cao gây dị ứng thường gồm:

  • Thuốc kháng sinh như penicillin
  • Aspirin và các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)
  • Thuốc hóa trị trong điều trị ung thư
  • Thuốc điều trị các bệnh tự miễn, ví dụ như viêm khớp dạng thấp
  • Kem corticosteroid
  • Thuốc điều trị HIV/AIDS
  • Hoa cúc dại – một loại thảo dược dùng để điều trị cảm lạnh thông thường
  • Thuốc cản quang được sử dụng trong xét nghiệm hình ảnh
  • Thuốc giảm đau gây nghiện
  • Thuốc gây tê tại chỗ

Tìm hiểu thêm: 8 cách bổ sung estrogen để phụ nữ trẻ trung, khỏe mạnh

Dị ứng thuốc

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường bị dị ứng thuốc?

Dị ứng thuốc có thể xảy ra với bất cứ ai, ở bất kỳ lứa tuổi nào. Rất tiếc là hiện nay vẫn không có cách nào để kiểm tra xem bạn có bị dị ứng với một loại thuốc nào đó hay không. Trong hầu hết các trường hợp, bạn chỉ biết bạn dị ứng với một loại thuốc khi bạn uống nó và xuất hiện các triệu chứng dị ứng.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị dị ứng thuốc?

Có nhiều yếu tố làm tăng khả năng bị dị ứng thuốc, ví dụ như:

  • Đã từng bị dị ứng, ví dụ như dị ứng thức ăn
  • Đã từng dị ứng với thuốc trước đây
  • Gia đình có người bị dị ứng thuốc
  • Uống thuốc với liều lượng cao, uống lại nhiều lần hoặc uống kéo dài
  • Nhiễm HIV hoặc virus Epstein-Barr

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán dị ứng thuốc?

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng những thông tin thu thập được từ việc khám lâm sàng, hỏi về tiền sử dị ứng và thực hiện một số xét nghiệm như xét nghiệm máu, xét nghiệm da.

Bị dị ứng thuốc phải làm sao?

Dị ứng thuốc

>>>>>Xem thêm: Giai đoạn hoàng thể và tầm quan trọng đối với việc thụ thai

Có 2 bước điều trị dị ứng thuốc. Đầu tiên là thuyên giảm triệu chứng. Sau đó sẽ là giải mẫn cảm với thuốc nếu bạn không thể tìm được thuốc khác để thay thế.

Các cách chữa triệu chứng dị ứng thuốc thường bao gồm:

  • Ngừng sử dụng thuốc gây dị ứng
  • Dùng thuốc kháng histamine để ngăn chặn các chất do hệ thống miễn dịch kích hoạt
  • Dùng corticosteroid để điều trị viêm nếu các triệu chứng nặng
  • Tiêm epinephrine ngay khi dến bệnh viện để duy trì huyết áp và hỗ trợ hô hấp
  • Để giải mẫn cảm với thuốc, bạn cần tiếp nhận điều trị dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ. Điều trị bắt đầu bằng cách sử dụng một liều nhỏ thuốc gây dị ứng và sau đó tăng dần liều mỗi 15 đến 30 phút, vài giờ hoặc vài ngày sao cho không có phản ứng dị ứng xảy ra. Từ đó khiến cơ thể bạn quen dần với thuốc.

    Bác sĩ cũng có thể giúp bạn đo xem liều lượng nào của thuốc thì không gây dị ứng cho cơ thể.

    Chế độ sinh hoạt phù hợp

    Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến dị ứng thuốc?

    Bạn sẽ có thể kiểm soát dị ứng thuốc nếu áp dụng các biện pháp sau:

    • Tránh các chất gây dị ứng
    • Mang theo bút tiêm epinerphrine bên mình để dùng trong trường hợp khẩn cấp
    • Dùng prednisone hay các thuốc kháng histamine khi xảy ra dị ứng
    • Thông báo cho bác sĩ biết loại thuốc mà bạn dị ứng khi đi khám bệnh
    • Thận trọng với việc côn trùng châm chích, vì chúng có thể gây dị ứng
    • Đọc kỹ nhãn của tất cả các loại thực phẩm bạn mua và ăn

    Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *