Nhiễm trùng nấm men có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể, bao gồm miệng, cổ họng, âm đạo, dương vật hoặc hậu môn. Tình trạng nấm hậu môn thường gây ngứa hậu môn dữ dội và kéo dài, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh.
Bạn đang đọc: Ngứa hậu môn dai dẳng, có thể bạn đã bị nấm hậu môn
Cùng tìm hiểu về triệu chứng, nguyên nhân, phương pháp điều trị và các yếu tố nguy cơ liên quan đến nhiễm trùng nấm hậu môn trong bài viết sau.
Nội Dung
Nguyên nhân gây nấm hậu môn
Sự phát triển quá mức của nấm candida là nguyên nhân gây ra tình trạng nhiễm trùng nấm hậu môn. Loại nấm này thường “trú ngụ” trên bề mặt da, bên trong đường tiêu hóa và bộ phận sinh dục.
Ở mật độ bình thường, nấm candida không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, một số tác động có thể tạo điều kiện và kích hoạt sự phát triển nhanh chóng của vi nấm này, dẫn đến nhiễm trùng nấm men trên da hoặc bên trong màng nhầy của miệng, họng, âm đạo, đầu dương vật và hậu môn.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ nấm hậu môn bao gồm:
- Môi trường sống ẩm thấp, vệ sinh kém
- Mặc quần áo bó sát
- Hệ miễn dịch kém
- Hút thuốc lá
- Dùng kháng sinh hoặc thuốc corticoid dài ngày
- Mắc một số bệnh lý như béo phì, tiểu đường, HIV/AIDS…
Nhiễm nấm candida không phải là bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tuy nhiên, bạn vẫn có khả năng bị nhiễm bệnh nếu quan hệ tình dục qua đường hậu môn mà không dùng bao cao su hay các biện pháp bảo vệ khác.
Triệu chứng nhiễm nấm hậu môn
Người bị nhiễm nấm hậu môn có thể gặp phải các triệu chứng sau:
- Ngứa hậu môn dữ dội và dai dẳng
- Cảm giác nóng rát vùng hậu môn
- Thỉnh thoảng bị chảy dịch từ hậu môn
- Vùng da hậu môn bị đỏ hoặc kích thích
- Đau nhức và chảy máu hậu môn
Một số triệu chứng có thể xuất hiện ở âm đạo hoặc dương vật do nấm lan đến khu vực này.
Điều trị tình trạng nấm hậu môn
Phương pháp điều trị nhiễm trùng nấm candida ở hậu môn sẽ khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Với trường hợp nhiễm trùng nhẹ đến trung bình, bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng một số loại thuốc không kê đơn (OTC), bao gồm:
- Clotrimazole (Canesten, Lotrimin)
- Miconazole (Monistat)
- Butoconazole (Mycelex, Butoconazole Nitrate)
Với trường hợp nấm hậu môn nặng hoặc mãn tính, bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc đặc trị mạnh hơn, bao gồm:
- Nystatin (Mycostatin, Nystop)
- Diflucan (Fluconazole)
- Terconazole (Terazol)
Nhiều loại thuốc trị nấm men OTC trên thị trường chủ yếu được dùng cho trường hợp nhiễm nấm âm đạo. Tuy nhiên, người bị nhiễm nấm hậu môn vẫn có thể sử dụng chúng để điều trị bệnh của mình.
Nhiễm trùng nấm men cục bộ có thể phát triển thành nhiễm trùng toàn thân, lan đến màng của các cơ quan như tim hoặc não. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể điều trị bằng thuốc kháng nấm đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch (IV).
Chữa nấm hậu môn bằng các phương pháp tự nhiên
Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị, bạn cũng có thể kiểm soát các triệu chứng của bệnh bằng các biện pháp tự nhiên sau đây:
Bổ sung lợi khuẩn probiotic
Một nghiên cứu năm 2019 đã phát hiện ra rằng probiotic có khả năng ức chế sự phát triển của một số loại nấm candida. Một nghiên cứu khác cũng đã tìm ra bằng chứng cho thấy các probiotic có thể làm tăng hiệu quả của các phương pháp điều trị bằng thuốc chống nấm truyền thống. Do đó, người bị nấm hậu môn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu probiotic như sữa chua, kefir, kim chi, kombucha… vào khẩu phần ăn hàng ngày.
Dầu dừa trị nấm hậu môn
Dầu dừa sở hữu đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ. Do đó, nó có thể giúp bạn chống lại sự phát triển quá mức của nấm candida. Nghiên cứu cho thấy thành phần axit lauric có trong dầu dừa có thể tiêu diệt vi khuẩn và nấm bằng cách phá vỡ màng tế bào của chúng.
Tìm hiểu thêm: Cơ chế phù trong suy tim và cách nhận biết phù do suy tim
Cách chữa nấm candida bằng dầu dừa như sau:
- Bước 1: Rửa sạch và lau khô vùng hậu môn
- Bước 2: Dùng tinh chất dầu dừa bôi trực tiếp vào khu vực bị nấm
- Bước 3: Sau khoảng 30 phút, bạn rửa lại bằng nước sạch và lau khô khu vực nhiễm nấm
Ngoài ra, bạn cũng có thể uống 3–4 thìa súp dầu dừa nguyên chất mỗi ngày để tăng hiệu quả điều trị.
Chữa nấm candida bằng tỏi
Một nghiên cứu năm 2010 đã so sánh tác dụng chữa nấm âm đạo giữa kem bôi làm từ tỏi và húng tây với kem clotrimazole. Kết quả cho thấy khả năng chữa lành của hai loại kem này là tương tự nhau.
Để chữa nấm candida, bạn lấy 4-5 tép tỏi tươi, giã nhuyễn rồi hòa trong một cốc nước ấm. Lấy rây lọc hết phần bã rồi dùng phần nước ép để vệ sinh vùng nhiễm nấm 2 lần/ngày. Thực hiện việc này đều đặn trong 1 tuần sẽ thấy bệnh thuyên giảm đáng kể.
Phòng tránh nhiễm nấm hậu môn
Bạn có thể giảm nguy cơ bị nhiễm nấm hậu môn bằng các biện pháp đơn giản sau:
- Giữ không gian sống luôn khô thoáng, đặc biệt là khu vực thường xuyên ẩm ướt như phòng tắm, phòng vệ sinh
- Tránh sử dụng các sản phẩm vệ sinh có mùi thơm ở vùng sinh dục và hậu môn
- Tắm rửa sạch sẽ và lau khô người sau khi bơi và tập thể dục
- Sử dụng bao cao su và màng chắn miệng khi quan hệ tình dục
- Mặc đồ lót làm bằng chất liệu thoáng mát, ưu tiên mặc quần áo rộng rãi, dễ hút thấm mồ hôi
- Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức vừa phải, tránh thừa cân, béo phì
- Xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng, ít đường và carbohydrate tinh chế
- Nghỉ ngơi hợp lý và ngủ đủ giấc
>>>>>Xem thêm: Bệnh trĩ có lây không? Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Khi nào bạn cần đi gặp bác sĩ?
Nếu các triệu chứng nhiễm nấm hậu môn kéo dài trong vài tuần hoặc không cải thiện rõ rệt trong 1–2 tuần dù đã dùng thuốc, bạn nên đến bệnh viện để thăm khám.
Bạn cũng nên liên hệ với bác sĩ nếu có các biểu hiện sau:
- Chảy máu hoặc tiết dịch bất thường từ hậu môn
- Sốt
- Ớn lạnh
- Huyết áp thấp
- Nhịp tim nhanh
- Thở gấp hoặc thở nông
Nấm hậu môn thường không quá nguy hiểm và sẽ biến mất nhanh chóng khi được điều trị. Tuy nhiên, tình trạng này có thể gây ngứa ngáy dữ dội và ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Do đó, khi có biểu hiện ngứa, đau rát hoặc chảy dịch ở hậu môn, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám sớm.
Dung Nguyễn / Kenshin.vn