Độc tố từ môi trường và những điều bạn chưa biết

Độc tố từ môi trường và những điều bạn chưa biết

Độc tố từ môi trường và những điều bạn chưa biết

Những độc tố đến từ môi trường có thể hiện diện ở khắp nơi, với số lượng nhiều đến mức việc tránh tiếp xúc với chúng là điều hoàn toàn bất khả khi.

Bạn đang đọc: Độc tố từ môi trường và những điều bạn chưa biết

Mỗi ngày, chúng ta đều vô tình hấp thụ một lượng độc tố từ môi trường nhất định qua nhiều cách khác nhau, ví dụ như:

  • Hít thở
  • Hấp thụ qua da
  • Ăn uống
  • Tiêm chích

Bên cạnh đó, nguồn gốc phơi nhiễm thường có thể tìm thấy trong:

  • Các sản phẩm chăm sóc sức khỏe cũng như sắc đẹp
  • Thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ
  • Chất ô nhiễm công nghiệp (khí thải, nước thải…)
  • Nấm, đặc biệt là nấm mốc
  • Những chất bảo quản và chất chống cháy
  • Nhiên liệu hóa dầu và dung môi
  • Nhựa và một số dụng cụ nấu ăn

Nhóm Công tác Môi trường (EWG – Environmental Working Group) đã đưa ra kết luận rằng trung bình một người có nguy cơ chứa đến hơn 90 loại độc tố trong máu và nước tiểu. Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác của tổ chức EWG cũng đã tìm thấy 232 độc tố khác nhau trong máu ở cuống rốn của 10 trẻ sơ sinh.

Như vậy, bạn có thể thấy độc tố từ môi trường rất dễ dàng xâm nhập cơ thể. Tuy vậy, bạn đã biết gì về mức độ nghiêm trọng của tình trạng phơi nhiễm độc tố này? Liệu phơi nhiễm ở mức độ thấp có gây hại cho sức khỏe hay không? Làm thế nào để ngăn chặn vấn đề này phát sinh? Hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Phơi nhiễm độc tố mức độ thấp vẫn có nguy cơ gây hại!

Trước đây, hầu hết các chuyên gia đánh giá khả năng phản ứng lại các độc tố từ môi trường của mọi người đều như nhau, bất kể các yếu tố như:

  • Thai nhi
  • Trẻ nhỏ
  • Trẻ vị thành niên (đang trong giai đoạn dậy thì)
  • Người mắc bệnh mãn tính

Tuy nhiên, kết luận này hoàn toàn không chính xác. Bởi vì bên cạnh những yếu tố đã được liệt kê, cách cơ thể bạn phản ứng với độc tố còn phụ thuộc vào nồng độ những chất gây hại này tích tụ trong cơ thể.

Ngày xưa, mục tiêu của các nghiên cứu truyền thống về độc tính là tìm kiếm mức ảnh hưởng bất lợi thấp nhất quan sát được (LOAEL) và mức ảnh hưởng bất lợi không quan sát được (NOAEL). Nói cách khác, cơ chế hoạt động của dạng nghiên cứu này là hạ dần dần độ độc tố có khả năng gây hại cho đến khi hệ quả của tình trạng phơi nhiễm không còn xuất hiện.

Chính vì lý do trên, nhiều nghiên cứu trước đây thường chỉ kiểm tra độc tính với liều lượng lớn. Trong khi thực tế, độc tố ở liều thấp vẫn có khả năng gây ra một số dấu hiệu không quá rõ ràng như rối loạn nội tiết hay nhiễm độc miễn dịch.

Ví dụ về độc tố từ môi trường gây rối loạn nội tiết

Bạn sẽ cần đặc biệt lưu ý đến những hợp chất gây rối loạn nội tiết. Chúng có thể can thiệp vào hệ thống nội tiết tố trong cơ thể, gây ra một số vấn đề như mất cân bằng hormone, từ đó phát sinh nhiều hệ lụy nghiêm trọng hơn.

Bisphenol A (BPA) là ví dụ điển hình nhất của các tác nhân gây rối loạn tuyến nội tiết. Một số hợp chất có mối nguy cơ tương tự có thể kể đến gồm dioxin và một số loại thuốc trừ sâu.

Độc tố từ môi trường và những điều bạn chưa biết

BPA là một chất tổng hợp hữu cơ, thường góp mặt trong dây chuyền sản xuất nhựa.

Khi bisphenol A được tìm thấy trong cơ thể của người bệnh, kết quả thường thể hiện dưới đơn vị ng/ml. Trong khi đó, hàm lượng estrogen trong máu ở phụ nữ trẻ tuổi thấp hơn so với kết quả trên 100 lần (chưa đến 15pg/ml).

Như vậy, dù tồn tại với liều lượng rất thấp nhưng độc tố BPA vẫn có khả năng tác động đến tình trạng sức khỏe của bạn.

Cơ thể phản ứng với một số độc tố ở liều lượng thấp và cao khác nhau

Một vấn đề liên quan đến liều lượng của độc tố từ môi trường mà bạn cũng cần lưu tâm nhiều là cách cơ thể phản ứng. Đối với một số hợp chất, những triệu chứng mà cơ thể bộc lộ với liều lượng cao hoàn toàn không giống những biểu hiện xảy ra khi độc tố chỉ vừa tích tụ chút ít.

Đây cũng chính là nguyên nhân vì sao các nghiên cứu truyền thống cần được thay đổi, thay vì cứ dựa trên nguyên tắc lỗi thời.

Mức độ đáp ứng của cơ thể đối với độc tố

Theo nhiều chuyên gia, một số yếu tố dưới đây đóng vai trò quan trọng để xác định độc tính ở một người, bao gồm:

  • Mức độ phơi nhiễm
  • Thời gian phơi nhiễm
  • Tần suất phơi nhiễm
  • Mối quan hệ cộng hưởng (nhiều loại hợp chất cùng tạo nên độc tính)

Thực tế, cơ thể có khả năng tự giảm bớt độc bằng quá trình lọc thải tự nhiên. Gan chính là cơ quan chủ chốt đảm nhiệm công việc này.

Các nhà khoa học phân chia quá trình “khử độc’ ở gan thành ba giai đoạn, gồm:

  • Giai đoạn 1: gan bắt đầu xử lý độc tố thông qua các phản ứng oxy hóa – khử và thủy phân.
  • Giai đoạn 2: tiếp tục xử lý các sản phẩm phụ có độc tính thành những hợp chất có khả năng tan trong nước nhằm bài tiết chúng ra ngoài theo đường tiểu hoặc mồ hôi.
  • Giai đoạn 3: protein ở màng tế bào kiểm soát việc loại bỏ các sản phẩm đã qua xử lý.

Trong một số trường hợp, những sản phẩm ở cuối giai đoạn 1 có thể mang độc tính cao hơn so với sản phẩm gốc, ví dụ như ethanol (cồn) chuyển hóa thành acetaldehyde. Lúc này, nếu giai đoạn 2 không diễn ra đúng quy trình bởi một số nguyên nhân (thiếu dinh dưỡng, các bệnh về gan…), những sản phẩm trên sẽ tiếp tục tích tụ trong cơ thể và gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Tìm hiểu thêm: Đau nửa vùng bụng

Độc tố từ môi trường và những điều bạn chưa biết
Cồn trong rượu có thể chuyển hóa thành acetaldehyde, một trong những tác nhân gây ung thư.

Do đó, có thể kết luận rằng mức độ đáp ứng của cơ thể trước các độc tố từ môi trường phụ thuộc vào khả năng chuyển hóa sinh học cũng như bài tiết độc tố của gan. Một số yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến quá trình này, bao gồm:

Tình trạng dinh dưỡng và chế độ ăn uống

Một nghiên cứu vào năm 2014 đã đưa ra bằng chứng cho thấy chế độ ăn uống gồm nhiều loại trái cây và rau củ quả đa dạng có khả năng hỗ trợ cơ thể giảm thiểu nguy cơ nhiễm độc. Nguyên do có thể là nhờ vào nguồn hoạt chất chống oxy hóa cũng như chống viêm dồi dào trong nhóm thực phẩm này.

Ngoài ra, bổ sung đầy đủ các khoáng chất thiết yếu cũng làm giảm sự hấp thu kim loại nặng của cơ thể.

Ngược lại, một chế độ ăn giàu axit béo omega-6 rất dễ gây tăng độc tính của PCB, một dạng độc tố từ môi trường có khả năng tổn thương mao mạch.

Yếu tố di truyền

Khả năng thải độc của cơ thể cũng bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền. Một số biến thể di truyền, ví dụ như đa hình nucleotide đơn (single-nucleotide polymorphism hay SNP), có khả năng ảnh hưởng đến độc tính do tác dụng phụ của xạ trị mang lại.

Mặt khác, nhiễm sắc thể giới tính cũng là yếu tố tác động đến mức độ đáp ứng của cơ thể đối với độc tố từ môi trường bên ngoài.

Sức khỏe đường ruột

Không ít nhà nghiên cứu đã chỉ ra mọi độc tố từ môi trường như khí thải, kim loại nặng… đều có thể gây tác động tiêu cực đến hệ vi sinh vật đường ruột. Trong khi đó, ruột lại là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa cũng như hấp thu thuốc hiệu quả.

Ngoài ra, các loại vi khuẩn đường ruột cũng được đánh giá có khả năng “tiêu hóa” những yếu tố mang độc tính, ví dụ như thủy ngân hay asen.

Di truyền biểu sinh (ngoại di truyền)

Ngoại di truyền nghiên cứu các cơ chế khác nhau làm thay đổi cách thức và thời điểm gene được kích hoạt hay tắt đi. Một số tình trạng này có thể truyền từ bố mẹ sang con cái. Do đó, di truyền biểu sinh được là giả thiết cho sự khác biệt ở mức độ đáp ứng với độc tố của cơ thể mỗi người.

Methyl hóa

Methyl hóa là một phản ứng sinh hóa đơn giản nhưng đóng vai trò quan trọng đối với quá trình xử lý độc tố của cơ thể. Cụ thể hơn, glutathione, một phân tử “chủ đạo” trong quá trình xử lý kim loại nặng, sẽ cần được methyl hóa trước khi hoạt động. Nếu phản ứng trên không diễn ra, khả năng lọc thải độc tố cũng sẽ suy yếu theo.

Làm thế nào để hạn chế phơi nhiễm độc tố từ môi trường?

Phòng ngừa độc tố từ môi trường hoàn toàn là điều bất khả thi do số lượng của chúng quá lớn. Tuy vậy, bạn có thể kiểm soát vấn đề này bằng một số biện pháp như sau:

Hạn chế tiếp xúc với độc tố từ môi trường

Để thực hiện phương pháp này, bạn cần:

  • Tìm hiểu kỹ thành phần trong những sản phẩm làm đẹp, chăm sóc sức khỏe hay thậm chí là vật dụng cá nhân thường ngày của mình
  • Kiểm soát độ ẩm trong phòng nhằm ngăn ngừa sự phát triển của nấm mốc
  • Hạn chế dùng đồ nhựa, có thể thay thế bằng vật dụng làm bằng thủy tinh hoặc sứ, thép không rỉ…
  • Cẩn thận khi lựa chọn thực phẩm, đặc biệt là trái cây và rau củ quả
  • Cân nhắc việc lắp đặt hệ thống lọc nước RO (reverse osmosis) cho nước uống cũng như nước sinh hoạt trong nhà

Cải thiện khả năng xử lý độc tố của gan

Độc tố từ môi trường và những điều bạn chưa biết

>>>>>Xem thêm: 3 cách kích thích âm vật khiến nàng hưng phấn

Dinh dưỡng là yếu tố không thể thiếu để tăng cường sức khỏe gan.

Trong trường hợp này, điều quan trọng nhất bạn cần làm là tăng cường sức khỏe gan. Hãy tìm hiểu ăn gì tốt cho gan cũng như tránh xa những loại thực phẩm gây hại cho cơ quan này.

Ngoài ra, dù cây kế sữa cũng được nhiều người đánh giá là “hiệp sĩ” bảo vệ gan nhưng để đảm bảo an toàn, bạn nên tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ thực phẩm chức năng hay thảo dược nào.

Cải thiện sức khỏe đường ruột

Theo một số chuyên gia, bạn nên hạn chế dùng kháng sinh nhiều nhất có thể. Nguyên nhân là do hệ vi khuẩn đường ruột cũng chịu tác động rất lớn từ nhóm thuốc này.

Để hỗ trợ nhóm lợi khuẩn này hoạt động, bạn có thể chọn dùng một số thực phẩm như:

  • Sữa chua và sữa tươi
  • Dưa cải chua, kim chi
  • Thực phẩm kháng tinh bột như chuối xanh, khoai tây nấu chín và làm lạnh, yến mạch…

Cải thiện chế độ dinh dưỡng thường ngày

Chú trọng và thay đổi chế độ ăn uống mỗi ngày góp phần xây dựng sức khỏe chung, từ đó nâng cao hiệu quả của các quá trình diễn ra liên tục bên trong cơ thể, bao gồm cả chu trình xử lý độc tố.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *