Giải đáp: Tại sao bạn bị đau bụng kinh dữ dội buồn nôn?

Giải đáp: Tại sao bạn bị đau bụng kinh dữ dội buồn nôn?

Giải đáp: Tại sao bạn bị đau bụng kinh dữ dội buồn nôn?

Nữ giới thường phải trải qua cảm giác mệt mỏi, thậm chí là đau bụng kinh dữ dội buồn nôn khi ngày đèn đỏ tới. Những hiện tượng này cũng ảnh hưởng nhiều tới sức khoẻ phụ nữ và chất lượng cuộc sống. 

Bạn đang đọc: Giải đáp: Tại sao bạn bị đau bụng kinh dữ dội buồn nôn?

Vậy nguyên nhân đau bụng kinh dữ dội buồn nôn là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Nguyên nhân đau bụng kinh dữ dội buồn nôn 

Đau bụng kinh mỗi lần tới ngày đèn đỏ là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra cảm giác buồn nôn trong kỳ kinh nguyệt.

  • Trong thời gian kinh nguyệt, bạn có thể bị đau bụng kinh dữ dội do tăng co bóp tử cung. Điều này xảy ra khi niêm mạc tử cung sản xuất lượng prostaglandin lớn bất thường. Đây là một loại hormone kiểm soát các cơn co thắt tử cung.
  • Đau bụng kinh buồn nôn còn liên quan đến tình trạng bệnh lý khác, như lạc nội mạc tử cung (đau bụng kinh thứ phát).
  • Khi cổ tử cung co bóp mạnh có thể khiến chị em phụ nữ buồn nôn. Đôi khi, quá trình co bóp có thể gây khó chịu đến mức khiến bạn buồn nôn. 
  • Lượng prostaglandin cao cũng có thể đi vào máu và gây buồn nôn.

>>> Đọc thêm: Đau bụng kinh là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách giảm đau hiệu quả

Giải đáp: Tại sao bạn bị đau bụng kinh dữ dội buồn nôn?

Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)

Hội chứng tiền kinh nguyệt thường có các triệu chứng rõ cả về thể chất và cảm xúc xảy ra từ 1 đến 2 tuần trước khi có kinh. Các triệu chứng đó vẫn tiếp tục khi bạn bắt đầu có kinh nhưng thường biến mất sau vài ngày.

Các chuyên gia y tế tin rằng hội chứng tiền kinh nguyệt là do sự thay đổi nội tiết tố diễn ra trong chu kỳ kinh nguyệt. Hơn nữa, PMS cũng liên quan đến đau bụng kinh, có thể gây buồn nôn do tăng prostaglandin.

PMS cũng có thể gây ra:

  • Ngực căng cứng và đau
  • Táo bón
  • Bệnh tiêu chảy
  • Đầy hơi
  • Đau đầu
  • Đau lưng

Các triệu chứng về cảm xúc có thể bao gồm:

  • Tâm trạng bất thường
  • Hay lo lắng và cáu gắt
  • Gặp vấn đề về giấc ngủ

Các triệu chứng PMS ảnh hưởng đến hơn 90% ở phụ nữ. Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng có thể thay đổi tuỳ vào tình trạng sức khỏe của từng phụ nữ.

Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD)

Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt PMDD là một dạng nghiêm trọng hơn PMS. Các triệu chứng tương tự như PMS nhưng trầm trọng hơn, có thể làm gián đoạn cuộc sống hàng ngày của phụ nữ.

Giống như PMS, PMDD liên quan đến những thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, với PMDD, sự thay đổi nội tiết tố có thể dẫn đến mức độ serotonin thấp hơn (Serotonin là một chất hóa học tự nhiên trong não). Sự mất cân bằng này có thể gây ra những thay đổi cảm xúc dữ dội.

Các triệu chứng thông thường như:

  • Cáu gắt
  • Khó tập trung
  • Mệt mỏi nghiêm trọng
  • Hoang tưởng, sợ hãi

PMDD ít phổ biến hơn rất nhiều so với PMS và chỉ ảnh hưởng đến khoảng 5% 

Sự thay đổi hormone

Tương tự như các hội chứng tiền kinh nguyệt trên, nguyên nhân đau bụng kinh dữ dội buồn nôn là do lượng hormone thay đổi trước vài ngày tới kì kinh nguyệt. Sự thay đổi nồng độ estrogen, progesterone đột ngột, lượng đường trong máu thấp, huyết áp thấp khiến bạn bị chóng mặt, đau bụng kinh nguyệt dữ dội buồn nôn.

>>> Xem thêm: Bỏ túi ngay những cách chữa đau bụng kinh hiệu quả

Căng thẳng kéo dài

Khi cơ thể mệt mỏi, hormone thay đổi kèm theo những căng thẳng từ công việc, cuộc sống có thể khiến tử cung co bóp mạnh hơn dẫn tới việc buồn nôn trong ngày kinh nguyệt diễn ra.

Tìm hiểu thêm: Bí quyết tập cho bé tự cầm bình sữa nhanh và hiệu quả nhất

Giải đáp: Tại sao bạn bị đau bụng kinh dữ dội buồn nôn?

Bệnh phụ khoa

Bệnh phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, xảy ra khi nội mạc tử cung phát triển quá mức tới ngoài tử cung và lây lan đến buồng trứng, ống dẫn trứng và mô xung quanh tử cung. Các mô này dày lên gây cản trở lưu thông máu, chảy máu trong kỳ kinh nguyệt và gây đau. Nếu mô phát triển gần ruột, nó có thể gây đau và buồn nôn, đặc biệt là trong kỳ kinh nguyệt.

Đau bụng kinh dữ dội buồn nôn có nguy hiểm không?

Đau bụng kinh dữ dội buồn nôn không gây nguy hiểm trực tiếp đến tình trạng sức khoẻ của phụ nữ. Tuy nhiên nó lại gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt và thậm chí tâm trạng của chị em phụ nữ. Thông thường, cơn đau bụng kinh dữ dội buồn nôn sẽ biến mất sau khi hết kinh nguyệt.

Lưu ý nếu việc buồn nôn do viêm nhiễm phụ khoa, bạn nên chú ý hơn bởi nó sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản sau này của bạn nữ.

Đau bụng kinh dữ dội buồn nôn nên làm gì?

Giải đáp: Tại sao bạn bị đau bụng kinh dữ dội buồn nôn?

>>>>>Xem thêm: Tantric massage: nghệ thuật khơi dậy khoái cảm mạnh mẽ

Uống nước đầy đủ

Điều quan trọng nhất là luôn để cơ thể được cung cấp đầy đủ nước. Các bác sĩ thường khuyên nên uống nước lọc hoặc có nước có màu nhạt, chẳng hạn như nước gừng, nước táo, nước trà,… để giúp giảm cơn đau và buồn nôn.

>>> Tham khảo: 5 cách làm giảm đau bụng kinh ngay lập tức để “tới tháng” nhẹ nhàng hơn

Gừng

Gừng có khả năng chống buồn nôn và nhiều nghiên cứu đã xác nhận tác dụng này của gừng. Bạn có thể uống trà gừng, ăn kẹo gừng hoặc các sản phẩm chế từ củ gừng tươi.

Bạc hà

Bạc hà là một phương thuốc tự nhiên khác có thể ngăn ngừa hoặc điều trị chứng buồn nôn. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng bạc hà có thể làm dịu vấn đề đau bụng kinh dữ dội buồn nôn một cách đáng kể.

Không khí trong lành

Nhiều người thấy rằng hít thở không khí trong lành giúp cơ thể được thư giãn, giảm căng thẳng và có thể làm giảm cảm giác buồn nôn.

Chia nhỏ bữa ăn nhiều lần trong ngày

Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày có thể giúp giữ lượng đường trong máu ổn định. Đồng thời, bạn nên bổ sung các thực phẩm như sô cô la đen, rau xanh, thịt đỏ,… Đây là phương pháp cứu cánh cho những người bị nôn trong ngày kinh nguyệt.

Thể dục nhẹ nhàng

Đi bộ nhẹ nhàng có thể giúp giảm bớt cảm giác buồn nôn – Khi cơ thể vừa được vận động nhẹ nhàng và vừa nhận được không khí trong lành sẽ giúp cơ thể được thư giãn, máu lưu thông tốt hơn.

Bạn có thể quan tâm: Tập thể dục khi có kinh nguyệt: Bạn cần lưu ý những điều gì?

Thuốc chống buồn nôn

Thuốc chống buồn nôn không kê đơn có thể giúp giảm tình trạng buồn nôn nhẹ. Nếu vấn đề nghiêm trọng hơn, bạn cần thăm khám và bác sĩ có thể kê đơn thuốc thay thế mạnh hơn.

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Các triệu chứng khó chịu trong kỳ kinh nguyệt là điều bình thường. Tuy nhiên bạn nên đi thăm khám bác sĩ, nếu bạn gặp những triệu chứng đau bụng kinh nghiêm trọng kéo dài hơn 3 ngày và các biểu hiện khác dưới đây:

  • Đau bụng dưới hoặc vùng chậu nghiêm trọng
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa kéo dài
  • Sốt
  • Tiết dịch âm đạo bất thường

Đau bụng kinh dữ dội buồn nôn có thể thuyên giảm nếu bạn có lối sống và ăn uống lành mạnh. Hy vọng bạn đọc đã có cho mình lý giải tại sao đau bụng kinh dữ dội buồn nôn trong mỗi lần trước và trong ngày kinh nguyệt, để từ đó có cách cải thiện sức khỏe của bản thân mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *