Giảm tiết mồ hôi: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Giảm tiết mồ hôi: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Giảm tiết mồ hôi: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Chứng giảm tiết mồ hôi là tình trạng mà cơ thể gặp vấn đề với việc tiết mồ hôi khiến bạn gần như không có mồ hôi. Điều này sẽ gây khó khăn cho cơ thể trong việc tự hạ nhiệt. 

Bạn đang đọc: Giảm tiết mồ hôi: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Vậy nguyên nhân gây nên chứng giảm tiết mồ hôi là gì? Cách điều trị giảm tiết mồ hôi là gì? Hãy cùng Kenshin.vn tìm hiểu ngay qua các thông tin sau đây nhé!

Tìm hiểu về bệnh

Giảm tiết mồ hôi là bệnh gì?

Giảm tiết mồ hôi là tình trạng người bệnh không thể đổ mồ hôi như bình thường. Khi không đổ mồ hôi, cơ thể không thể tự làm mát, có thể khiến người bệnh quá nóng và đôi khi bị say nóng – một tình trạng có thể gây tử vong.

Bệnh có thể khó chẩn đoán. Người bệnh có thể không phát hiện ra nếu mắc bệnh giảm tiết mồ hôi dạng nhẹ. Rất nhiều yếu tố có thể gây ra tình trạng này, bao gồm chấn thương da, một số bệnh và thuốc.

Triệu chứng giảm tiết mồ hôi

Những dấu hiệu và triệu chứng giảm tiết mồ hôi là gì?

Giảm tiết mồ hôi: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh giảm tiết mồ hôi bao gồm:

  • Ít hoặc không có mồ hôi
  • Chóng mặt
  • Chuột rút cơ bắp hoặc yếu cơ
  • Đỏ mặt
  • Cảm thấy nóng

Tình trạng ít tiết mồ hôi có thể xảy ra:

  • Trên toàn cơ thể
  • Trong một khu vực duy nhất
  • Trong một số khu vực cụ thể

Một số khu vực trên cơ thể có thể đổ mồ hôi nhiều hơn những nơi khác, do đó, bạn có thể ra mồ hôi nhiều ở một khu vực và ra ít mồ hôi ở một khu vực khác. Ít tiết mồ hôi ảnh hưởng đến phần lớn cơ thể khiến nó không thể làm mát đúng cách, do đó tập thể dục quá sức, làm việc nặng nhọc và thời tiết nóng có thể gây ra chuột rút do nhiệt, kiệt sức vì nóng hoặc thậm chí say nóng.

Ngoài ra, ít tiết mồ hôi có thể tự phát triển hoặc là một trong các dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng khác, chẳng hạn như bệnh tiểu đường hoặc chấn thương da.

Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?

Nếu bạn hầu như không đổ mồ hôi, ngay cả khi trời nóng, đang làm việc nặng hoặc tập thể dục quá sức, hãy nói chuyện với bác sĩ. Cơ địa mỗi người không giống nhau. Tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Nguyên nhân gây giảm tiết mồ hôi

Nguyên nhân nào gây giảm tiết mồ hôi?

Giảm tiết mồ hôi: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Tiết ít mồ hôi xảy ra khi tuyến mồ hôi không hoạt động bình thường, có thể do bẩm sinh hoặc một tình trạng ảnh hưởng đến da và dây thần kinh. Mất nước cũng có thể gây ra tiết ít mồ khi. Đôi khi các chuyên gia không xác định được nguyên nhân khiến bạn ra ít mồ hôi.

Nguyên nhân gây bệnh giảm tiết mồ hôi bao gồm:

  • Các tình trạng sức khỏe bẩm sinh, chẳng hạn như chứng loạn sản bẩm sinh ảnh hưởng đến sự phát triển của tuyến mồ hôi ở trẻ.
  • Các tình trạng di truyền ảnh hưởng đến hệ trao đổi chất, chẳng hạn như bệnh Fabry.
  • Các bệnh mô liên kết, như hội chứng Sjogren, gây khô mắt và miệng.
  • Tổn thương da (chẳng hạn như do bỏng, xạ trị) hoặc các bệnh làm tắc nghẽn lỗ chân lông (như bệnh vẩy nến).
  • Các tình trạng gây tổn thương thần kinh (bệnh thần kinh), chẳng hạn như bệnh tiểu đường, nghiện rượu và hội chứng Guillain-Barre.
  • Một số loại thuốc, chẳng hạn như morphin và botulinum toxin A, và những loại thuốc được sử dụng để điều trị rối loạn tâm thần.

Nguy cơ

Những yếu tố nào khiến bạn có nguy cơ tiết ít mồ hôi?

Giảm tiết mồ hôi: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Bên cạnh tuổi tác cao, một số yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ giảm tiết mồ hôi, bao gồm:

  • Đột biến gene: những thay thay đổi gene có thể gây ra các bất thường, dẫn đến tuyến mồ hôi không hoạt động đúng.
  • Bệnh tiểu đường: bệnh tiểu đường đôi khi có thể gây ra bất thường tuyến mồ hôi.
  • Tình trạng da: các rối loạn da, bao gồm bệnh vẩy nến và phát ban, có thể ảnh hưởng đến các tuyến mồ hôi và gây ra chứng khô da.
  • Sẹo cũng có thể khiến các tuyến mồ hôi không lành đúng cách, điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiết ít mồ hôi.

Biến chứng

Tiết ít mồ hôi có nguy hiểm không?

Tìm hiểu thêm: Da của người bị tiểu đường: Tại sao phải chăm sóc đặc biệt?

Giảm tiết mồ hôi: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Biến chứng nghiêm trọng nhất của giảm tiết mồ hôi là các bệnh liên quan đến nhiệt. Trẻ em đặc biệt dễ bị các biến chứng này vì nhiệt độ cơ thể trẻ tăng nhanh hơn người lớn và giải phóng nhiệt kém hiệu quả hơn.

Các vấn đề liên quan đến nhiệt bao gồm:

  • Chuột rút do nhiệt. Các triệu chứng chuột rút do nhiệt bao gồm đau hoặc co thắt cơ. Để điều trị tình trạng này, bạn cần nghỉ ngơi ở nơi mát mẻ và uống nước hoặc đồ uống thể thao. Đi cấp cứu ngay nếu chuột rút kéo dài hơn một giờ.
  • Kiệt sức. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm yếu, buồn nôn và mạch nhanh. Để giải quyết vấn đề này, bạn cần di chuyển đến một nơi mát mẻ và đi cấp cứu ngay nếu các triệu chứng kéo dài hơn một giờ.
  • Say nóng. Tình trạng đe dọa tính mạng này xảy ra khi nhiệt độ cơ thể đạt 39,5०C hoặc cao hơn. Da bạn có thể nóng, đỏ hoặc khô. Nếu không được điều trị ngay lập tức, say nóng có thể gây mất ý thức.

Chẩn đoán và điều trị giảm tiết mồ hôi

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán giảm tiết mồ hôi?

Giảm tiết mồ hôi: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng, bệnh sử và kết quả khám sức khỏe. Tuy nhiên, bạn có thể cần một số xét nghiệm nhất định để xác nhận chẩn đoán, bao gồm:

  • Xét nghiệm mồ hôi.
  • Sinh thiết da. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu sinh thiết khu vực nghi ngờ nhiễm trùng. Đối với xét nghiệm này, bác sĩ có thể lấy các tế bào da và đôi khi các tuyến mồ hôi để kiểm tra dưới kính hiển vi.

Những phương pháp nào giúp điều trị giảm tiết mồ hôi?

Việc điều trị sẽ tập trung vào nguyên nhân cơ bản gây ra chứng bệnh này. Nếu chỉ bị tiết ít mồ hôi ở một phần nhỏ của cơ thể, bạn có thể không cần điều trị.

Một số loại thuốc cũng có thể giúp điều trị tình trạng này bao gồm prednisolone, thuốc corticosteroid và thuốc tiêm gây tê cục bộ vào mô thần kinh giao cảm ở cổ.

Nếu bác sĩ vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân, họ sẽ có ít lựa chọn điều trị. Những người mắc bệnh nên tránh các hoạt động và môi trường làm tăng nhiệt độ cơ thể cốt lõi của họ, và tập thể dục ở nơi mát mẻ, tốt nhất là có người theo cùng để giúp đỡ trong những trường hợp khẩn cấp.

Phòng ngừa

Giảm tiết mồ hôi: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Bệnh u máu ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Những biện pháp nào giúp phòng ngừa chứng giảm tiết mồ hôi?

Mặc dù chứng giảm tiết mồ hôi không thể ngăn chặn hoàn toàn nhưng bạn có thể giúp giữ cho cơ thể không quá nóng nhờ vào các biện pháp sau:

  • Mặc quần áo rộng rãi, sáng màu. Đội mũ rộng vành khi đi nắng.
  • Chọn sống và làm việc ở những nơi mát mẻ, có điều hòa. Di chuyển vào bóng râm khi có thể.
  • Tắm nước mát.
  • Uống nhiều nước lọc để đảm bảo cho cơ thể luôn đủ nước. Hạn chế uống trà, cà phê, soda.
  • Tránh vận động nặng và quá sức, chỉ nên vận động nhẹ nhàng và chậm rãi.
  • Mang theo bình nước bên mình để có thể uống nước mọi lúc, mọi nơi.

Điều quan trọng khi được chẩn đoán chứng giảm tiết mồ hôi là hãy đảm bảo rằng bạn biết rõ các dấu hiệu của chứng kiệt sức do nóng và say nóng cũng như biết cần làm gì khi gặp phải các biến chứng này nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *