Hội chứng dải chậu chày (ITBS – Iliotibial Band Syndrome) là một trong những chấn thương thường gặp nhất ở những người thường xuyên vận động, đặc biệt là các vận động viên chạy bộ và đạp xe. Đây là tình trạng viêm nhiễm và đau dọc theo dải chậu chày, một dải mô sợi kéo dài từ hông xuống đến ngoài gối. Nguyên nhân gây ra hội chứng dải chậu chày rất đa dạng, từ yếu tố cơ học, kỹ thuật tập luyện cho đến tình trạng cơ thể không cân bằng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu những nguyên nhân chính dẫn đến hội chứng dải chậu chày, từ đó giúp bạn có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả hơn.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân gây ra hội chứng dải chậu chày
Nội Dung
Tìm hiểu chung
Hội chứng dải chậu chày là gì?
Dải chậu chày là một mô liên kết dài, kéo dài từ hông đến mặt ngoài đầu gối và xương chày. Dải chậu chày giúp hông có thể di chuyển linh hoạt. Nó cũng giúp đầu gối chuyển động và di chuyển, đồng thời bảo vệ phần đùi ngoài.
Hội chứng dải chậu chày là một chấn thương đầu gối khá phổ biến, xảy ra khi bạn vận động quá mức và thường co duỗi đầu gối. Lúc này, dải chậu chày sẽ siết chặt, kích thích và viêm. Sự siết chặt này sẽ tạo ma sát ở đầu gối khi bạn co chân và gây đau. Đôi khi, tình trạng này cũng gây đau hông.
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng dải chậu chày là gì?
Triệu chứng phổ biến nhất của hội chứng là đau ở mặt ngoài đầu gối. Ban đầu, cơn đau sẽ hết khi bạn tập luyện, nhưng theo thời gian, cơn đau sẽ nghiêm trọng hơn trong quá trình tập luyện.
Các triệu chứng khác bạn cũng có thể mắc phải như:
- Đau nhức âm ỉ, nóng rát và thốn ở mặt ngoài đầu gối
- Có tiếng “lách cách” hoặc “bốp” ở mặt ngoài đầu gối
- Cơn đau ở chân lúc nặng, lúc nhẹ
- Mặt ngoài đầu gối ấm và đỏ
Nếu bạn có một trong các dấu hiệu trên, đặc biệt nếu các triệu chứng nghiêm trọng hơn, bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay.
Nguyên nhân
Nguyên nhân hội chứng dải chậu chày là gì?
Nguyên nhân gây hội chứng dải chậu chày là do sự ma sát quá mức của dải chậu chày bó chặt với xương. Khi bạn lặp đi lặp lại các động tác quá sức ở đầu gối, bạn sẽ có khả năng cao bị hội chứng dải chậu chày.
Những người thường đạp xe đạp hoặc chạy bộ sẽ có nguy cơ cao mắc hội chứng này. Ngoài ra, nếu thường xuyên leo cầu thang, mang giày cao gót hoặc đứng khuỵu chân trong thời gian dài, bạn cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.
Các yếu tố khác làm bạn tăng nguy cơ bị hội chứng dải chậu chày:
- Từng chấn thương hoặc bị siết chặt dải chậu chày
- Cơ hông, mông và bụng yếu
- Chạy bộ hoặc đi bộ trên đường dốc
- Đầu gối yếu hoặc không linh hoạt
- Ngồi quá lâu
- Đầu gối co duỗi yếu và hông căng
- Các hoạt động lặp đi lặp lại ở đầu gối
- Viêm khớp gối
- Chân vòng kiềng
- Bàn chân phẳng
Nguy cơ mắc phải
Những ai có nguy cơ mắc hội chứng dải chậu chày?
Hội chứng này có thể xảy ra ở bất cứ ai, đặc biệt là những người thường xuyên tập thể dục và vận động viên. Ngoài ra, một số lỗi trong quá trình tập luyện cũng khiến bạn dễ bị hội chứng dải chậu chày, chẳng hạn như:
- Không khởi động đúng cách
- Ép bản thân tập luyện quá sức
- Cơ thể căng thẳng, mệt mỏi
- Mang giày tập không đúng cách hoặc phù hợp
- Tư thế tập luyện không đúng
Tìm hiểu thêm: Chất diệt tinh trùng: biện pháp tránh thai mới
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán hội chứng dải chậu chày?
Bác sĩ sẽ kiểm tra xem bạn có mắc hội chứng dải chậu chày hay không bằng cách xem xét bệnh sử, các triệu chứng và kiểm tra thể chất. Họ có thể yêu cầu bạn thực hiện một số bài tập nhất định để thể hiện các kiểu di chuyển, sức mạnh và sự ổn định của đầu gối. Từ đó, bác sĩ có thể đánh giá sự liên kết của xương chậu và độ chặt của dải chậu chày. Một số trường hợp, bạn có thể cần siêu âm, X-quang hoặc chụp MRI.
Những phương pháp nào giúp điều trị hội chứng dải chậu chày?
Các phương pháp điều trị bảo tồn có thể chữa lành và kiểm soát hiệu quả hội chứng dải chậu chày, bao gồm:
- Dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
- Chườm lạnh và để đầu gối bị ảnh hưởng nghỉ ngơi trong tuần đầu tiên sau khi các triệu chứng bắt đầu
- Kéo giãn cơ hàng ngày
- Tăng cường cơ bắp, như cơ hông
Đối với các trường hợp rất nặng hoặc mãn tính, bác sĩ có thể đề nghị tiêm corticosteroid hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải điều trị bảo tồn đầu tiên và tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.
>>>>>Xem thêm: Cấy mỡ tự thân: Liệu có an toàn và hiệu quả dài lâu?
Phòng ngừa
Những biện pháp nào giúp phòng ngừa hội chứng dải chậu chày?
Một số biện pháp tại nhà có thể giúp bạn phòng ngừa hội chứng dải chậu chày:
- Dành nhiều thời gian để khởi động làm ấm cơ thể đúng cách
- Dành thời gian nghỉ ngơi trong quá trình tập luyện.
- Chạy hoặc đi bộ với sải chân ngắn.
- Chạy trên bề mặt phẳng.
- Mang giày đúng cách
- Thường xuyên kéo giãn dải chậu chày, cơ hông, cơ đùi và gân khoeo.
Hội chứng dải chậu chày, mặc dù phổ biến và gây đau đớn, nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả nếu chúng ta hiểu rõ nguyên nhân gây ra nó. Từ việc điều chỉnh kỹ thuật tập luyện, cải thiện độ dẻo dai của cơ bắp, đến việc duy trì sự cân bằng cơ thể, mỗi biện pháp đều đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ mắc hội chứng này. Hy vọng rằng, qua bài viết này, bạn đã nắm được những kiến thức cần thiết để bảo vệ sức khỏe và duy trì hoạt động thể thao một cách an toàn và hiệu quả. Hãy lắng nghe cơ thể mình và thực hiện các biện pháp phòng ngừa để tránh xa hội chứng dải chậu chày.