Bạn đang đọc: Hội chứng trí nhớ siêu phàm
Tìm hiểu chung
Hội chứng trí nhớ siêu phàm là gì?
Hội chứng trí nhớ siêu phàm là một từ bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là năng lực ghi nhớ quá mức. Hội chứng trí nhớ siêu phàm là trạng thái tinh thần bất thường hoặc tình trạng thần kinh đặc biệt của một người nhớ một lượng lớn các trải nghiệm cuộc sống đã xảy ra trong quá khứ. Họ thậm chí nhớ sự kiện nhỏ xảy ra trong đời của họ mà một người bình thường không nhớ nổi. Họ sở hữu bộ nhớ sâu sắc so với một người có trí nhớ bình thường. Điều này thường được gọi là siêu trí nhớ bản thân.
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng trí nhớ siêu phàm là gì?
Những người có hội chứng trí nhớ siêu phàm giống như những người bình thường, chỉ có sự khác biệt duy nhất là khả năng nhớ lại bất kỳ sự kiện nhỏ trong cuộc sống. Một số dấu hiệu và triệu chứng chính mà qua đó chúng ta có thể phân biệt những người này là bộ nhớ ngữ nghĩa rất mạnh, bộ nhớ sự kiện siêu việt, khả năng nhớ lại các sự kiện nhỏ, ghi nhớ đặc biệt, lý luận cao…
Cách cơ bản để phân tích hoặc đánh giá những triệu chứng này ở một người là đặt câu hỏi về các sự kiện nhỏ đã xảy ra trong cuộc sống của họ. Tuy nhiên, về mặt lâm sàng, cần phải thực hiện các xét nghiệm chức năng vận động để xác định.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp thích hợp nhất.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra hội chứng trí nhớ siêu phàm là gì?
Hiện tại, chúng ta chưa có đủ dữ liệu lâm sàng để tìm ra cơ chế chính xác kích thích hội chứng trí nhớ siêu phàm. Tuy nhiên, các nghiên cứu khác nhau và phát hiện trong phòng thí nghiệm cho thấy rằng người có hội chứng trí nhớ siêu phàm có thùy thái dương và nhân caudate to. Thùy thái dương là một phần quan trọng của não bộ bởi vì nó chứa nhiều thành phần khác nhau điều chỉnh quá trình ghi nhớ nhớ ngữ nghĩa và sự kiện.
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hội chứng trí nhớ siêu phàm?
Các nhà khoa học sử dụng các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh não như MRI và điện não đồ để chẩn đoán và nghiên cứu trí nhớ ở những người có hội chứng trí nhớ siêu phàm.
Các xét nghiệm cũng được thực hiện để giúp đo lường trí nhớ. Một trong những bài kiểm tra phổ biến nhất là kiểm tra bộ nhớ tự truyện. Trong thử nghiệm gợi nhớ này, những người tham gia được nhận những gợi ý tích cực và tiêu cực để nhắc nhở bộ nhớ. Khi một ký ức xuất hiện trong tâm trí, các chi tiết cảm xúc và ngữ cảnh cụ thể được viết ra, đếm và ghi điểm.
Một phiên bản khác của bài kiểm tra này bỏ qua việc cung cấp các gợi ý. Những người tham gia nhận được hướng dẫn tối thiểu. Với bài kiểm tra gợi nhớ, chi tiết được viết ra, tính và ghi điểm.
Nếu bạn được chẩn đoán với hội chứng trí nhớ siêu phàm, bác sĩ sẽ làm việc với bạn để phát triển một kế hoạch quản lý nó.
Mặc dù hội chứng trí nhớ siêu phàm không mang bất kỳ tác dụng phụ hoặc biến chứng nào về thể chất, nhưng nó có thể gây kiệt sức về mặt tinh thần do việc hấp thu và lưu trữ quá nhiều thông tin. Bác sĩ có thể tư vấn cho bạn cách đối phó và trả lời bất kỳ câu hỏi nào bạn có.
Những phương pháp nào dùng để điều trị hội chứng trí nhớ siêu phàm?
Hội chứng trí nhớ siêu phàm không phải là tình trạng bệnh lý cũng không phải là tình trạng lâm sàng khẩn cấp dữ dội đòi hỏi sự can thiệp kịp thời. Mặc dù đây là một loại sai lệch chức năng so với quá trình bình thường, việc có một bộ nhớ siêu phàm không phải là điều tồi tệ.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những biện pháp nào giúp cải thiện trí nhớ?
Một số cách có thể giúp bạn cải thiện trí nhớ:
- Ngủ đủ giấc. Việc thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng ghi nhớ mọi thứ.
- Luôn hoạt động. Tập thể dục cường độ vừa phải có thể cải thiện trí nhớ và thậm chí có thể làm tăng kích thước bộ não vùng liên quan đến trí nhớ. Đi bộ nhanh trong ít nhất 2,5 giờ mỗi tuần được khuyến cáo.
- Luyện tập cho não. Ngoài việc rèn luyện cơ thể, rèn luyện trí não và làm sắc nét trí nhớ bằng các hoạt động như đọc sách, chơi trò ô chữ, chơi bài, ghi nhớ bài hát hoặc bài thơ, chơi nhạc cụ hoặc học ngoại ngữ.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
>>>>>Xem thêm: Các cột mốc phát triển ở trẻ 9 tuổi: Cha mẹ cần quan tâm điều gì?