Những vấn đề nha khoa như nhổ răng, gắn răng giả hay trị sâu răng không những ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn có thể làm thay đổi khuôn mặt bạn. Vì thế, hãy cùng tìm lời giải đáp cho những câu hỏi phổ biến nhất về răng miệng để bảo vệ nụ cười trắng sáng nhé!
Bạn đang đọc: [Hỏi đáp cùng nha sĩ] 8 câu hỏi phổ biến nhất về răng miệng
Một hàm răng được chăm sóc đúng cách không những tránh được các bệnh như sâu răng, vàng răng… mà cũng sẽ góp phần tạo cho bạn một hình ảnh hấp dẫn hơn. Vậy, bạn hãy cùng Kenshin.vn trả lời các câu hỏi phổ biến nhất về răng miệng để chăm sóc hàm răng mình tốt hơn nhé.
Nội Dung
- 1 1. Làm thế nào để bớt sợ khi đi nha sĩ?
- 2 2. Tại sao sâu răng xuất hiện và cách ngăn ngừa?
- 3 3. Cách chọn kem đánh răng?
- 4 4. Vết nứt trên răng là gì và tại sao phải trám?
- 5 5. Mặt dán sứ Veneer có an toàn không?
- 6 6. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn thiếu một chiếc răng quá lâu?
- 7 7. Làm thế nào để làm trắng răng?
- 8 8. Làm thế nào để chăm sóc răng đúng cách?
1. Làm thế nào để bớt sợ khi đi nha sĩ?
Hầu hết mọi người đều sợ nha sĩ vì phòng khám răng thường gắn liền với đau đớn. Nếu bạn rơi vào trường hợp này thì hãy bình tĩnh vì đó là điều hết sức bình thường và có thể khắc phục được.
Điều quan trọng nhất để giảm bớt gánh nặng khi đi nha sĩ là bạn phải đi khám ngay khi vấn đề xuất hiện! Nếu bạn bị đau răng nhưng đợi đến khi cơn đau đã trầm trọng và kéo dài thì quá trình gây tê khi chữa răng sẽ trở nên khó khăn. Việc trì hoãn này khiến bạn phải chịu đau hơn nhiều lần so với khi đi khám ngay lập tức.
Ngoài ra, bạn không nên uống thuốc an thần mạnh, hoặc uống cà phê hay đồ uống tăng lực trước khi đi nha sĩ. Các loại thức uống này có thể gây ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc gây mê. Nếu bạn cảm thấy quá lo lắng, hãy thử uống trà thảo dược để bình tĩnh lại.
Để tránh làm mất tác dụng và đề phòng các biến chứng của thuốc gây tê, bạn không nên uống rượu trước khi đi khám. Bạn cũng cần thông báo các loại thuốc bạn đang uống cho nha sĩ biết.
Nếu có cơ hội, bạn hãy tạo mối quan hệ với nha sĩ để có thể được tư vấn và cùng lập kế hoạch điều trị đi từ đơn giản đến phức tạp. Việc này sẽ giúp bạn làm quen dần và thấy thoải mái hơn ở những lần khám sau.
Một cách khác để bạn bớt lo lắng và đau đớn hơn là cố gắng lên kế hoạch đến khám nha sĩ vào buổi sáng. Bạn sẽ không có nhiều thời gian để lo lắng về buổi khám nếu đặt lịch vào buổi sáng. Ngoài ra, khả năng cảm nhận cơn đau cũng tăng lên vào buổi chiều nên đi khám vào buổi sáng sẽ hợp lý hơn.
2. Tại sao sâu răng xuất hiện và cách ngăn ngừa?
Đầu tiên, vi khuẩn trong mảng bám hoặc axit trong đồ ăn làm tăng độ axit trong miệng. Môi trường axit này góp phần làm mòn và gây tổn thương cấu trúc men răng. Dần dần, một khoang sâu răng sẽ được hình thành trong men răng rồi ăn vào sâu hơn.
Những cơn sâu răng rất khó chịu và đau nên bạn hãy phòng ngừa trước khi sâu răng hình thành. Bạn có thể ngừa sâu răng bằng một số cách:
– Thường xuyên kiểm tra men răng và đi khám ngay khi có dấu hiệu sâu răng.
– Không để răng ở trong một môi trường có tính axit trong một thời gian dài. Để tránh tăng độ axit trong miệng, bạn hãy súc miệng bằng nước súc miệng sau khi ăn kẹo hoặc uống nước ngọt. Nếu không có sẵn nước súc miệng, bạn hãy uống một ít nước.
– Không uống nước ngọt, nước trái cây hoặc các đồ uống tương tự trước khi đi ngủ hoặc sau khi bạn đánh răng. Miệng không tiết nước bọt vào bạn đêm nên các loại đồ uống trên sẽ bắt đầu bào mòn men răng khi bạn ngủ. Bạn chỉ nên uống nước lọc thôi nhé.
3. Cách chọn kem đánh răng?
Nếu bạn không có bất kỳ vấn đề răng miệng nào như răng nhạy cảm, chảy máu nướu răng… thì bạn có thể sử dụng bất kỳ kem đánh răng nào. Ngược lại, nếu bạn có bất kì vần đề răng miệng nào thì hãy hỏi ý kiến bác sĩ về cách chọn kem đánh răng.
Hơn nữa, bạn cũng nên chú ý đến nồng độ fluor trong nguồn cung cấp nước khu vực của bạn. Nếu lượng fluor trong nguồn nước của ab5n thấp hơn chỉ số tối ưu là 0,7-1,2 mg/l, bạn nên sử dụng kem đánh răng có fluor. Đây là chất giúp bạn chống sâu răng rất hiệu quả đấy.
4. Vết nứt trên răng là gì và tại sao phải trám?
Các vết nứt là những rãnh tự nhiên trên bề mặt nhai của răng hàm. Đây là nơi thức ăn dễ bị mắc kẹt và tạo điều kiện thuận lợi cho việc sinh sản của các vi khuẩn gây bệnh. Vậy nên khu vực này thường là nơi hình thành sâu răng nhiều nhất.
Để ngăn ngừa sự phát triển sâu răng trong khu vực này, bạn có thể tham khảo cách trám răng. Quy trình này bao gồm làm sạch rồi trám vết nứt lại bằng một chất đặc biệt. Sau khi trám, lượng vi khuẩn ở những vết nứt sẽ giảm thiểu.
Việc trám răng có thể thực hiện ở mọi lứa tuổi và cũng rất nhanh chóng. Bạn hãy thảo luận với bác sĩ nếu thấy mình cần trám răng nhé.
5. Mặt dán sứ Veneer có an toàn không?
Veneer là các tấm sứ thay thế lớp ngoài của răng và giúp điều chỉnh hình dạng và màu sắc của răng. Nếu khám một nha sĩ tốt, lớp men được lấy ra để lắp Veneer sẽ không vượt quá 0,5-0,7 mm và sẽ việc lắp Veneer sẽ không ảnh hưởng tiêu cực đến răng.
Dán sứ Veneer có thể sẽ cần cho bạn nếu:
- Nếu răng bạn không khít
- Nếu màu răng của bạn không đồng nhất và không dễ tẩy trắng
- Nếu bạn muốn điều chỉnh hình dáng răng của mình cho tròn hơn hay vuông hơn
Veneer có thể bị vỡ nếu bị áp lực quá mạnh nên những ai bị bệnh nghiến răng không nên lắp Veneer. Ngoài ra, bạn cũng không nên lắp veneer nếu đang thiếu một chiếc răng hàm. Lý do là vì khi bạn thiếu răng, lực nhai tác động lên những răng còn lại là rất lớn và có thể làm bể miếng Veneer.
Bạn hãy khôi phục số lượng răng và chức năng nhai của các răng trước khi gắn Veneer.
6. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn thiếu một chiếc răng quá lâu?
Nếu một chiếc răng của bạn đã bị nhổ bỏ, bạn không nên trì hoãn việc lắp răng giả dù chi phí lắp răng có mắc hay chiếc răng bị nhổ ở vị trí khuất không ai thấy.
Khi một chiếc răng bị nhổ, những chiếc răng kế bên sẽ di chuyển sang chỗ răng trống và lấp mất chỗ để cấy răng giả. Hơn nữa, việc răng di chuyển như vậy sẽ làm ảnh hưởng tới hình dạng hàm và từ đó làm thay đổi luôn khuôn mặt của bạn.
7. Làm thế nào để làm trắng răng?
Tìm hiểu thêm: Bài thuốc trị tiểu đường với 4 loại thảo dược quý giúp đẩy lùi biến chứng
>>>>>Xem thêm: 14 nguyên nhân gây đau bụng trên bên trái mà bạn cần biết
Độ mài mòn trong kem đánh răng (Relative Dentin Abrasivity_RDA) thay đổi từ 0 đến 220. Những kem đánh răng có độ RDA cao trên 70 có thể bào mòn răng khá nhiều nên bạn không nên dùng mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu răng bạn không nhạy cảm và bạn lại thường xuyên uống trà hay cà phê, bạn có sử dụng kem đánh răng có độ RDA cao thường xuyên hơn.
Đối với răng nhạy cảm, bạn nên chọn một loại kem đánh răng có RDA thấp nhất (khoảng 20-40). Ngoài ra, trước khi quyết định sử dụng những loại kem đánh răng làm trắng, bạn hãy tham khảo ý kiến nha sĩ trước.
Nếu thật sự cần làm trắng răng, bạn hãy nhờ tới nha sĩ. Bạn sẽ có thể chọn độ trắng mình mong muốn khi đi nha sĩ làm trắng răng.
8. Làm thế nào để chăm sóc răng đúng cách?
Cách chăm sóc răng dễ dàng nhất là đánh răng đúng cách bằng bàn chải có độ cứng trung bình 2 lần một ngày, ít nhất 3 phút mỗi lần. Bạn cần làm sạch tất cả răng từ mọi phía bằng cách đánh răng theo chiều dọc. Động tác đánh răng theo chiều ngang sẽ không loại bỏ được mảng bám và vi khuẩn.
Để làm sạch răng tốt hơn, bạn hãy kiểm tra răng 6 tháng một lần kết hợp với vệ sinh răng miệng. Ngay cả khi bạn đã chải răng đúng cách thì vẫn có những nơi khuất trong miệng khó làm sạch. Nha sĩ sẽ tiếp cận để làm sạch những vùng này và xử lý các dấu hiệu sâu răng ngay ở giai đoạn đầu.
Nếu bạn đang đeo niềng răng, mão răng hoặc đã cấy răng, bạn nên sử dụng bàn chải nhỏ để làm sạch kỹ hơn. Còn nếu bạn có răng nhạy cảm thì nên chọn bàn chải mềm để chải răng thoải mái hơn. Bạn cũng cần thay đổi bàn chải đánh răng mỗi 2-3 tháng, sau khi đi khám nha và sau khi bị cảm lạnh hoặc viêm phế quản. Điều này sẽ giúp bạn ngăn ngừa nhũng vi khuẩn cũ quay lại khoang miệng.
Nếu bạn đang gặp phải bất kỳ vấn đề nào liên quan đến răng miệng, đừng tự ý điều trị mà hãy đến các phòng khám nha khoa để được tư vấn kỹ hơn. Càng sớm điều trị, bạn càng nhanh thoát khỏi những khó chịu do bệnh gây ra.
Thanh Tùng Kenshin.vn