Hưng cảm là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Hưng cảm là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Hưng cảm là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Hưng cảm được biết đến là một hội chứng rối loạn tâm trạng, được biểu hiện với các triệu chứng đặc trưng như vui vẻ quá mức, ăn nhiều, tràn đầy năng lượng, khí sắc tăng cao khác thường.

Bạn đang đọc: Hưng cảm là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Trong biết viết này, bên cạnh việc đưa ra khái niệm của hưng cảm là gì, Kenshin.vn còn cung cấp cho bạn các thông tin bao gồm nguyen nhân, dấu hiệu, triệu chức, chẩn đoán, cách điều trị, cũng như cho bạn biết khi nào là nên tìm đến bác sĩ.

Hưng cảm là gì?

Theo Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ – APA, hưng cảm (mania) là tình trạng tâm trạng hứng khởi cao bất thường hoặc dễ bị kích thích, cáu kỉnh, khuấy động và (hoặc) cảm nhận cơ thể tràn đầy năng lượng. Mức độ hưng phấn này rất khác khi so với con người bình thường của bạn.

Hưng cảm khiến người mắc phải có cảm giác hưng phấn, nhiều năng lượng nên có thể kéo theo tình trạng khó ngủ, thèm ăn, hoạt động thể chất mạnh…Tuy nhiên, ngay trước hoặc ngay sau khoảng thời gian này, họ có thể cảm thấy trầm buồn và u uất trở lại.

Hưng cảm

Hưng cảm là hội chứng đặc trưng bởi tình trạng hưng phấn của cơ thể, biểu hiện rõ như cảm xúc hưng phấn, khí sắc tăng, hoạt động tăng, tư duy hưng phấn kèm các dấu hiệu rối loạn thực thể như mất ngủ, thèm ăn, gia tăng khả năng hoạt động tình dục, sụt cân. Hưng cảm cũng là một giai đoạn (pha) thuộc rối loạn lưỡng cực (biopalar disorder).

Hưng cảm là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Các giai đoạn của hưng cảm

Hiện nay, theo Phân loại thống kê quốc tế về các bệnh tật và vấn đề sức khỏe liên quan – ICD, hưng cảm được chia thành 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1 – Hưng cảm nhẹ (hypomania): Giai đoạn hưng cảm nhẹ, bản thân người mắc phải và những người xung quanh có thể không nhận ra. Các triệu chứng ban đầu thường gặp đó là bốc đồng, dễ cáu, mất ngủ…
  • Giai đoạn 2 – Hưng cảm cấp tính (acute mania): Giai đoạn hưng cảm cấp tính, nó thường xảy đến đột ngột, khiến cho người mắc phải hành động thiếu suy nghĩ, bộc phát, thiếu kiềm chế. Các triệu chứng thường gặp là suy nghĩ nhanh, nói liên tục nhiều chủ đề khác nhau, không ngủ, bắt đầu có những dấu hiệu của tình trạng mất khả năng nhận thức về thực tế…  
  • Giai đoạn 3 – Hưng cảm nặng (delirious mania): Giai đoạn này có thể gọi là mê sảng. Các triệu chứng của giai đoạn này là bao gồm các triệu chứng của giai đoạn hưng cảm cấp tính và có thể tình trạng mê sảng. Các biểu hiện có thể xảy ra bao gồm nói lung tung, mất phương hướng, mất khả năng nhận thức…
  • Triệu chứng của hưng cảm

    Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

    • Dễ bị phân tâm, ảo thanh, ảo giác
    • Suy nghĩ nhiều, ý tưởng nảy ra liên tục.
    • Một số rối loạn khác như thèm ăn, ăn nhiều, ăn nhanh
    • Ít cảm thấy buồn ngủ, thường chỉ ngủ vài giờ mỗi ngày.
    • Thích khẳng định bản thân, ưa khoe khoang, hống hách, cái tôi cao
    • Tăng ham muốn tình dục, có thể trở nên sỗ sàng, suồng sã, không biết xấu hổ
    • Hành động thiếu suy nghĩ, nên thường sẽ chi tiền quá mức hoặc thực hiện các hành vi liều lĩnh…Hoạt động hưng phấn, bồn chồn, không thể ngồi yên, cảm thấy không mệt mỏi nhưng không thể làm hoàn chỉnh một việc nào
    • Năng lượng cao hơn bình thường, hay cười, nói, hát nhưng cũng rất dễ nổi cáu, kích động và không thể tự kiềm chế bản thân
    • Hoang tưởng, phi thực tế trong suy nghĩ (có thể hoang tưởng tự cao cho rằng mình là người có quyền năng, địa vị, thậm chí là thần thánh).

    Người bệnh thường không nhận ra những thay đổi này nơi chính mình và cũng có xu hướng không tin hoặc không nhận những góp ý từ người khác. Bên cạnh đó, khi cơn hưng cảm lắng xuống, có thể họ sẽ bắt đầu cảm thấy ân hận, hối tiếc, tự trách bản thân….

    Tìm hiểu thêm: Ngủ đủ giấc nhưng vẫn bị thâm quầng mắt, nguyên nhân thâm mắt do đâu?

    Hưng cảm là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị
    Một triệu chứng thường gặp của hưng cảm là tình trang thay đổi tâm trạng, thay đối khí sắc đột ngột

    Nguyên nhân dẫn đến hưng cảm

    Nguyên nhân dẫn đến hưng cảm vẫn chưa được xác định cụ thể là do đâu. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, những cá nhân có người thân từng mắc phải tình trạng này thì khả năng mắc phải sẽ cao hơn do tính di truyền.

    Bên cjanh đó, không riêng những cá nhân này mà bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị hưng cảm, nếu xét đến độ tuổi thì nhóm đối tượng từ 30 tuổi trở lên sẽ có nguy cơ mắc cao hơn. Ngoài ra, hưng cảm thuộc rối loạn lưỡng cực cũng có liên quan đến sự mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh trong não.

    Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị hưng cảm:

    • Thời gian ngủ thường xuyên bị đảo lộn
    • Lạm dụng sử dụng chất như ma túy, rượu, bia, chất kích thích…
    • Mắc một số bệnh ác tính cũng có thể xuất hiện các hành vi hưng cảm
    • Bị ngộ độc thuốc, đặc biệt là các chất kích thích như cocaine và methamphetamine (meth miệng)
    • Bị tác dụng phụ của thuốc, đặc biệt là thuốc kháng viêm steroid và thuốc chống trầm cảm SSRI.

    Chẩn đoán hưng cảm

    Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

    Theo Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê Các loại rối loạn tâm thần – DSM-5 mô tả, các triệu chứng đặc trưng có thể nhận thấy để chẩn đoán hưng ảm là ‘nói nhanh, nói luyên thuyên nhiều chủ đề, giảm nhu cầu ngủ, suy nghĩ liên tục, giảm khả năng tập trung, dễ bị kích động, cáu…’

    Bên cạnh những triệu chứng này, chuyên gia hoặc bác sĩ sẽ tiến hành tìm hiểu bệnh sử, tình trạng sức khỏe thể chất của người bệnh. Đồng thời cũng đặt một số câu hỏi để thân bệnh nhân trả lời hoặc cũng có thể cho bệnh làm bài test (bài test rối loạn lưỡng cực).

    Việc chẩn đoán bệnh có thể phức tạp vì người bệnh có thể không nhận thức được một số triệu chứng để xác định thời gian. Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng phải kéo dài ít nhất 1 tuần để bác sĩ xác định chúng là hưng cảm. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng buộc phải nhập viện thì người bệnh cần được chẩn đoán nhanh hơn.

    Hưng cảm là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

    >>>>>Xem thêm: Bé bị sốt không rõ nguyên nhân: Truy tìm lý do và cách chăm sóc bé bị sốt

    Điều trị hưng cảm

    Những phương pháp điều trị thường bao gồm:

    1. Sử dụng thuốc
    2. Nói chuyện với một chuyên gia tâm lý
    3. Dùng phương pháp sốc điện.

    Sử dụng thuốc

    Các loại thuốc thường được dùng để khống chế cơn hưng cảm hoặc chống loạn thần bao gồm: nhưariprazole (Abilify®), lurasidone (Latuda®), olanzapine (Zyprexa®), quetiapine (Seroquel®) hoặc risperridone (Risperdal®). Đôi khi bác sĩ cũng có thể sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm để điều trị.

    Liệu pháp tâm lý

    Ngoài cách sử dụng thuốc được kê toa từ các bác sĩ tâm thần, bác sĩ cũng có thể kết hợp cùng các liệu pháp trị liệu tâm lý cùng chuyên gia tâm lý.

    Các phương pháp trị liệu tâm lý sẽ giúp giúp bạn rèn luyện khả năng tự nhận thức bản thân, nhìn nhận suy nghĩ, cảm xúc, hành vi và hướng dẫn bạn cách để thay đổi các thói quen hành vi thường ngày để thoát khỏi các tình trạng liên quan đến sức khỏe tinh thần. Trong đó, liệu pháp được sử dụng phổ biến là liệu pháp nhận thức hành vi – CBT.

    Phương pháp sốc điện (ECT)

    Ngoài việc sử dụng thuốc để khống chế và các liệu pháp trị liệu tâm lý, các chuyên gia và bác sĩ cũng có thể áp dụng phương pháp sốc điện để điều trị hưng cảm. Phương pháp này thường áp dụng cho các trường hợp nặng và có liên quan đến thần kinh, não bộ.

    Thay đổi lối sống

    Người mắc chứng này cần hướng đến một lối sống lành mạnh hơn bằng cách:

    • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất
    • Vận động cơ thể mỗi ngày một cách hợp lý để giải tỏa năng lượng
    • Tránh thức khuya vì không ngủ đủ giấc có thể kích hoạt các triệu chứng hưng cảm
    • Hãy hạn chế caffeine, không sử dụng các chất kích thích bất hợp pháp
    • Tránh các tình huống căng thẳng về cảm xúc, dễ kích động
    • Có thể ghi chép nhật ký mỗi ngày để kiểm soát hành vi khi hưng cảm

    Kết luận

    Tóm lại, hưng cảm hay manua là tình trạng khiến cho tâm trạng hứng khởi bất thường hoặc dễ bị kích thích, cáu kỉnh, khuấy động và (hoặc) cảm nhận cơ thể tràn đầy năng lượng. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ tái phát liên tục; do đó nếu bạn nghi ngờ bản thân hoặc biết người thân, bạn bè gặp phải tình trạng này thì cách tốt nhất là nên đưa đến gặp bác sĩ và các chuyên gia tâm lý.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *