Bệnh cơ xương khớp rất phổ biến với nguy cơ mắc các bệnh xương khớp tăng dần theo độ tuổi. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh cơ xương khớp có thể giúp bạn giảm bớt các triệu chứng, đồng thời cải thiện tình trạng bệnh một cách lâu dài.
Bạn đang đọc: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh cơ xương khớp giúp bạn xoa dịu cơn đau
Bệnh cơ xương khớp là những tình trạng bệnh lý ảnh hưởng tới cơ, xương và khớp. Bệnh cơ xương khớp bao gồm: viêm gân, hội chứng ống cổ tay, viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, bệnh đau xơ cơ, gãy xương.
Các yếu tố dưới đây ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh cơ xương khớp: tuổi tác, nghề nghiệp, mức độ hoạt động, lối sống và tiền sử bệnh của gia đình.
Những hoạt động dưới đây có thể gây hao mòn hệ thống cơ xương và gây ra bệnh cơ xương khớp:
Nội Dung
Các triệu chứng của bệnh cơ xương khớp
Dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh cơ xương khớp chính là những cơn đau ở các cơ xương trên cơ thể: cổ, vai, tay, lưng, hông và chân. Bạn sẽ có cảm giác các cơ bị đốt nóng hay vặn xoắn như thể đang làm việc quá sức.
Các triệu chứng sẽ khác nhau ở mỗi người, tuy nhiên bạn rất có thể đã bị mắc bệnh cơ xương khớp nếu có những dấu hiệu phổ biến sau đây:
- Mệt mỏi
- Ngứa ran
- Đau/đau khi ấn
- Viêm, sưng, đỏ
- Rối loạn giấc ngủ
- Tê hoặc cứng cơ, khớp
- Cơ yếu hoặc giảm lực cầm nắm
- Giảm phạm vi chuyển động của khớp
- Mất chức năng hoạt động của khớp
Trong một số trường hợp, các triệu chứng của bệnh cơ xương khớp ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày như đi bộ hoặc gõ bàn phím máy vi tính. Bạn có thể gặp khó khăn khi vận động và sinh hoạt.
Cách chẩn đoán bệnh cơ xương khớp
Liệu pháp điều trị bệnh cơ xương khớp cho bệnh nhân phụ thuộc rất lớn vào nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bệnh. Vì vậy, chẩn đoán bệnh cơ xương khớp một cách chính xác là hết sức quan trọng.
Nếu bạn thấy các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cơ xương khớp thì nên hẹn gặp và khám bác sĩ ngay. Để chuẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm và kiểm tra các thông tin sau: đau, tấy đỏ, sưng tấy, độ yếu cơ và teo cơ.
Bác sĩ có thể kiểm tra độ linh hoạt của phản xạ. Phản xạ bất thường có thể là dấu hiệu cho thấy những tổn thương thần kinh.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang hoặc chụp MRI. Những xét nghiệm này có thể giúp kiểm tra xương và mô mềm. Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu để kiểm tra các bệnh như viêm khớp dạng thấp.
Cách điều trị bệnh cơ xương khớp
Tùy thuộc vào kết quả chẩn đoán và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng xuất hiện ở người bệnh, bác sĩ sẽ đề xuất một phác đồ điều trị cụ thể.
• Đối với những cơn đau không thường xuyên: bác sĩ có thể khuyên bệnh nhân tập thể dục vừa phải và sử dụng một số loại thuốc không kê đơn.
• Đối với các triệu chứng nghiêm trọng hơn: bác sĩ có thể kê đơn những loại thuốc có tác dụng giảm viêm và đau. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề xuất người bệnh tiến hành vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, hoặc cả hai.
Các liệu pháp điều trị bệnh cơ xương khớp có thể giúp người bệnh kiểm soát cơn đau và những khó chịu giúp họ duy trì cường độ và phạm vi chuyển động cũng như điều chỉnh các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
Dưới đây là những biện pháp được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh cơ xương khớp:
1. Liệu pháp RICE
Phương pháp RICE là liệu trình điều trị bệnh cơ xương khớp gồm 4 bước:
• Nghỉ ngơi: cố định vị trí, hạn chế di chuyển và nghỉ ngơi.
• Chườm đá lạnh: chườm một túi đá lạnh lên vùng bị đau (mỗi lần chỉ nên giữ từ 10–20 phút, sau đó có thời gian nghỉ ngơi và chườm lại lần tiếp theo).
• Cố định chỗ đau: bó hoặc tìm cách cố định chỗ bị đau để nhanh phục hồi.
• Nâng cao vị trí: tìm tư thế nằm, ngồi giúp chỗ bị đau ở vị trí cao qua tim để tăng khả năng lưu thông máu.
Tìm hiểu thêm: Hỏi đáp Bác sĩ: Lột da mặt bị đỏ phải làm sao?
Nếu bạn đang tham gia thể thao và bị thương hay đau mỏi thì có thể dùng đá lạnh. Tuy nhiên, ngay sau đó bạn cần được nghỉ ngơi cho đến khi không còn thấy đau nhức nữa.
2. Liệu pháp sử dụng thuốc
Các loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như thuốc có hoạt chất diclofenac… là các thuốc giảm đau phổ biến hiện nay.
Thuốc giảm đau và viêm không chứa steroid được sử dụng như thuốc điều trị chính cho bệnh đau cơ xương khớp và cũng được xem như thuốc điều trị đầu tiên người bị đau cơ nên dùng.
Bên cạnh các loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), bạn còn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau tại chỗ như các loại thuốc mỡ, kem, thuốc nước hoặc gel xoa trực tiếp vào da tại vị trí đau là một cách để điều trị đau cơ xương khớp.
3. Liệu pháp thao tác nắn xương
Liệu pháp thao tác nắn xương là cách điều trị bằng tay điển hình đối với chứng đau cơ xương khớp. Những bác sĩ hoặc người có chuyên môn sẽ tiến hành các thao tác nắn xương để giúp giảm đau, tăng khả năng vận động và thúc đẩy quá trình lành tổn thương.
Các thao tác kéo, nắn và tạo áp lực nhẹ nhàng được dùng để giúp làm giảm đau cơ và giúp các mô bị viêm mau lành. Đây là cách giúp chữa đau lưng và đau cổ rất hiệu quả.
4. Liệu pháp trị liệu thần kinh cột sống
Liệu pháp trị liệu thần kinh cột sống chiropractic được sử dụng để điều trị các bệnh cơ xương khớp gây ra do sự tương tác của cơ xương khớp với hệ thần kinh. Liệu pháp này được thao tác bằng tay, tác động lên cột sống để điều chỉnh các khớp ở cột sống bị tổn thương gây hạn chế vận động.
5. Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng
Nếu bị bệnh cơ xương khớp nặng hoặc bị suy nhược cơ xương khớp, các liệu pháp vật lý trị liệu có thể giúp hỗ trợ người bệnh vận động. Liệu pháp vật lý trị liệu kết hợp các loại thuốc giảm đau và trị liệu vật lý để chữa những tổn thương và bệnh lý cơ xương khớp gây ảnh hưởng tới chức năng vận động của người bệnh.
Vật lý trị liệu và các bài tập phục hồi chức năng giúp khôi phục phạm vi vận động và giúp cơ thể khỏe khoắn hơn để chuẩn bị cho các hoạt động dễ gây đau cơ xương khớp.
6. Tập thể dục tăng cường sức mạnh cơ
Nếu các cơ chưa đủ khỏe, bạn sẽ rất dễ bị đau cơ xương khớp. Các bài tập thể dục giúp tăng cường sức mạnh của cơ sẽ giúp cơ chuẩn bị tốt hơn để đối mặt với áp lực và đau.
Cơ khỏe mạnh cũng giúp hỗ trợ các khớp ở khuỷu tay và đầu gối, giúp ngăn ngừa chấn thương. Ngoài ra, các bài tập giãn duỗi sẽ giữ cho cơ linh hoạt và có thể giúp giải phóng căng cơ và đau nhức.
7. Liệu pháp massage trị liệu
Massage trị liệu là liệu pháp điều trị bệnh cơ xương khớp đã có từ lâu đời và vẫn tiếp tục được sử dụng phổ biến cho đến ngày nay. Massage trị liệu giúp giảm đau bằng cách nhấn và cọ sát vào các cơ và mô mềm trên cơ thể.
Một số dạng massage trị liệu giúp thư giãn cơ trong khi một số liệu khác sử dụng áp lực để giải phóng những búi cơ bị thắt nút và giúp giảm đau.
8. Châm cứu và bấm huyệt
>>>>>Xem thêm: Nước mía bao nhiêu calo? Uống nước mía có mập không?
Châm cứu xuất phát từ y học cổ truyền Trung Quốc, sử dụng những kim châm cứu bằng kim loại để châm vào dưới da giúp giảm đau cơ xương. Những kim châm cứu này được châm vào những vị trí đặc biệt trên cơ thể để kích thích các điểm năng lượng.
Bấm huyệt cũng hoạt động dựa trên cùng một nguyên tắc như châm cứu nhưng được thực hiện bằng cách dùng tay đặt áp lực lên những điểm năng lượng trên cơ thể thay vì dùng kim châm.
Bệnh cơ xương khớp không những gây đau đớn mà còn gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, bạn nên lưu ý các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh cơ xương khớp để nhanh chóng phục hồi nhé!
Hồng Nhung Kenshin.vn