Kinh nguyệt kéo dài bao lâu thì hết? Mỗi người sẽ có thời gian hành kinh khác nhau và thời gian này dài hay ngắn sẽ tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng sức khỏe.
Bạn đang đọc: Kinh nguyệt kéo dài bao lâu? Thế nào là rong kinh?
Với những bạn gái ở tuổi dậy thì có kinh lần đầu hoặc những chị em đang trải qua thời gian hành kinh kéo dài sẽ rất băn khoăn không biết kinh nguyệt bao nhiêu ngày thì hết? Nếu kinh nguyệt kéo dài 10 ngày, 15 ngày hay thậm chí 1 tháng thì có nguy hiểm không, có phải là dấu hiệu cảnh báo một căn bệnh nào đó?
Những chia sẻ dưới đây của Kenshin.vn từ sự tư vấn của bác sĩ Tạ Trung Kiên sẽ giúp bạn có câu trả lời cho câu hỏi kinh nguyệt kéo dài bao lâu là bình thường? Đâu là những nguyên nhân khiến kinh nguyệt kéo dài lâu mà bạn cần lưu ý.
Nội Dung
Kinh nguyệt kéo dài bao lâu là bình thường?
Sẽ rất khó để có câu trả lời chính xác cho câu hỏi kinh nguyệt kéo dài bao lâu thì hết bởi tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng sức khỏe của mỗi người mà thời gian hành kinh có thể dài ngắn khác nhau.
Ở phụ nữ trưởng thành, không sử dụng các biện pháp tránh thai nội tiết thì thời gian hành kinh không quá 7 ngày (có thể là từ 3 – 7 ngày). Trong đó 2 ngày đầu là thời điểm mà lượng máu kinh ra nhiều nhất, những ngày sau đó lượng máu sẽ ít dần.
Với những phụ nữ có kinh nguyệt đều thì thời gian hành kinh thường là từ 3 – 5 ngày. Nếu kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày thì gọi là rong kinh và nếu điều này lặp lại thường xuyên thì tốt nhất bạn nên đi khám để tìm ra nguyên nhân.
Ở các bạn gái trong độ tuổi dậy thì, kinh nguyệt kéo dài bao lâu hay chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là những thắc mắc rất thường gặp? Thực tế, kỳ kinh nguyệt lần đầu có thể kéo dài khoảng từ 2 – 7 ngày. Tuy nhiên, trong năm đầu có kinh, đa phần kinh nguyệt của bạn sẽ không đều và thời gian hành kinh có thể hơi khác nhau giữa các chu kỳ.
Kinh nguyệt kéo dài bao lâu là rong kinh? Dấu hiệu cho kỳ kinh bất thường
Tình trạng kinh nguyệt kéo dài 10 ngày, 2 tuần hoặc thậm chí 1 tháng có thể là dấu hiệu của rong kinh. Rong kinh là rối loạn rất thường gặp ở phụ nữ, trung bình cứ 20 người thì có 1 người gặp phải.
Triệu chứng đặc trưng khi bị rong kinh là thời gian hành kinh kéo dài hơn 7 ngày. Ngoài ra, còn có các triệu chứng khác đi kèm như:
- Chảy máu nặng (băng vệ sinh ướt chỉ sau khoảng 2 giờ)
- Cục máu đông nhiều
- Đau nhiều, dữ dội ở phần bụng dưới
- Mệt mỏi, khó thở.
Nếu không điều trị, tình trạng rong kinh kéo dài có thể dẫn đến thiếu máu. Ngoài ra, máu chảy nhiều trong thời gian hành kinh cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây đau bụng dưới và làm ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày.
Lượng máu kinh bao nhiêu là bình thường?
Bên cạnh quan tâm chu kỳ kinh nguyệt kéo dài bao lâu thì bạn cũng cần xác định đâu là lưu lượng máu kinh bình thường. Mặc dù bạn có thể thấy máu kinh ra rất nhiều nhưng thực tế lượng máu kinh cho cả chu kỳ kinh nguyệt thông thường chỉ dao động khoảng 2 thìa, nhiều nhất có thể lên đến 4-6 thìa máu. Nếu bạn phải liên tục thay băng vệ sinh (sau mỗi 1-2 giờ) hoặc có sự xuất hiện của cục máu đông lớn, đây đều là những dấu hiệu bất thường.
Ngoài trừ 1-2 ngày đầu trong chu kỳ kinh nguyệt, lượng máu kinh có thể nhiều hơn nhưng nếu liên tục thay băng do chảy máu nặng thì phải nhanh chóng đi khám bác sĩ nhé!
Bạn có thể tham khảo thêm: Sự thay đổi lượng máu kinh nguyệt theo độ tuổi
Kinh nguyệt kéo dài 10 đến 15 ngày có thể là dấu hiệu của bệnh lý?
Một trong những vấn đề nhiều chị em quan tâm khi đặt câu hỏi “kinh nguyệt kéo dài bao lâu” là do kinh nguyệt kéo dài cũng có thể là triệu chứng của các bất thường liên quan đến hormone, bất thường tử cung hoặc thậm chí là dấu hiệu ung thư.
Sự thay đổi về nội tiết tố hoặc quá trình rụng trứng có thể là “thủ phạm” khiến kinh nguyệt kéo dài. Nguyên nhân này rất thường gặp ở tuổi dậy thì hoặc ở giai đoạn tiền mãn kinh. Ngoài ra, cũng có thể là do các bệnh lý như rối loạn tuyến giáp hoặc hội chứng buồng trứng đa nang.
Nếu có bất thường về nội tiết hoặc quá trình rụng trứng bị gián đoạn, niêm mạc tử cung sẽ trở nên dày hơn. Một khi có thể bong ra và tạo thành kinh nguyệt thì sẽ chảy ra nhiều máu hơn khiến thời gian hành kéo dài hơn bình thường.
- Thuốc ngừa thai
- Aspirin và các chất làm loãng máu
- Thuốc chống viêm.
- U xơ tử cung hoặc polyp
- Lạc nội mạc tử cung
- Các bệnh lý về tuyến giáp
- Viêm vùng chậu
- Ung thư nội mạc tử cung hoặc ung thư cổ tử cung.
Kinh nguyệt kéo dài bao nhiêu ngày cũng phụ thuộc ít nhiều vào thể chất và lối sinh hoạt hằng ngày của bạn. Tình trạng thừa cân, béo phì cũng có thể là nguyên nhân khiến kinh nguyệt kéo dài do mỡ thừa tích tụ có thể khiến cơ thể sản xuất nhiều estrogen hơn. Lượng estrogen dư thừa này có thể dẫn đến sự thay đổi về kinh nguyệt.
Kinh nguyệt kéo dài phải làm sao?
Tìm hiểu thêm: 8 tác hại của duỗi tóc mà bạn nên cẩn trọng
>>>>>Xem thêm: 5 lợi ích bất ngờ của phương pháp hãy để bé khóc
Kinh nguyệt kéo dài bao lâu thì bình thường? Nhìn chung, thời gian hành kinh trung bình của phụ nữ là từ 3 đến 7 ngày. Thực tế, bạn có thể có ít hoặc nhiều hơn con số trên 1 – 2 ngày. Nếu không có các triệu chứng như đau bụng dữ dội khi hành kinh, chảy máu nhiều thì không cần quá lo.
Tuy nhiên, bạn cần đi khám ngay nếu kinh nguyệt kéo dài hơn 10 ngày, máu kinh ra nhiều hoặc đột nhiên chảy máu âm đạo không đúng ngày hành kinh.
Việc điều trị kinh nguyệt kéo dài như thế nào sẽ phụ thuộc vào mức độ chảy máu, sức khỏe, tuổi tác và tiền sử bệnh. Cụ thể, bác sĩ có thể cho bạn:
- Dùng thuốc bổ sung sắt
- Dùng ibuprofen để giảm đau
- Thuốc cầm máu giảm lượng máu chảy ra
- Các loại thuốc ngừa thai, thuốc bổ sung hormone để điều hòa kinh nguyệt và giảm chảy máu.
Nếu sử dụng thuốc nhưng không đáp ứng điều trị, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật nong nạo tử cung và soi tử cung.
Hy vọng các thông tin trên đây của Kenshin.vn đã giúp bạn “gỡ rối” được mối thắc mắc kỳ kinh nguyệt kéo dài bao lâu thì hết là bình thường và như thế nào là bất thường, để từ đó biết cách chăm sóc chu kỳ của mình hơn nhé!