Lông mi mọc ngược không chỉ gây cảm giác khó chịu ở mắt mà nếu không điều trị còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực. Mời bạn cùng Kenshin.vn tìm hiểu cụ thể tình trạng này trong bài viết ngay sau đây nhé!
Bạn đang đọc: Lông mi mọc ngược là gì? Nguyên nhân và cách trị
Nội Dung
Tìm hiểu chung
Lông mi mọc ngược là gì?
Lông mi mọc ngược là tình trạng các sợi lông mi bị mọc lệch hướng. Lông mi mọc ngược vào trong thay vì hướng ra ngoài và cọ xát vào giác mạc mắt, gây cảm giác đau và kích ứng mắt. Tình trạng này xảy ra phổ biến hơn ở người lớn và có thể xảy ra ở mí mắt trên hoặc lông mi dưới mọc ngược ở mí mắt dưới.
Không nên nhầm lẫn tình trạng này với bệnh quặm mi. Khi bị quặm mi, phần rìa mí mắt sẽ bị cuộn vào trong bao gồm cả lông mi chứ không chỉ là lông mi mọc lệch hướng. Đây là một điểm khác biệt quan trọng cần phân biệt, vì cách điều trị 2 vấn đề về mí mắt này có thể không giống nhau.
Triệu chứng
Triệu chứng lông mi mọc ngược
Triệu chứng lông mi mọc ngược có thể bao gồm:
- Mắt khó chịu, đỏ và đau
- Chảy nước mắt
- Cảm giác như có thứ gì đó ở trong mắt
- Thị lực suy giảm, mờ mắt.
Nguyên nhân
Nguyên nhân khiến lông mi mọc ngược
Một số nguyên nhân sau đây có thể khiến lông mi mọc ngược:
- Bất kỳ tình trạng viêm mãn tính nào của mí mắt, ví dụ như viêm bờ mi, có thể dẫn đến nhiễm trùng và làm thay đổi hướng mọc của lông mi.
- Tổn thương mí mắt hoặc từng phẫu thuật mí mắt trước đó.
- Tiền sử mọc lẹo mắt hoặc u nang có thể làm thay đổi cấu trúc mí mắt, dẫn đến hướng lông mi mọc bị sai lệch.
- Trong một vài trường hợp hiếm hoi, một số loại thuốc có thể dẫn đến sự phát triển lông mi bất thường.
- Một tình trạng hiếm gặp do di truyền dẫn đến một hàng mi thừa có thể gây ra tình trạng này.
Biến chứng
Lông mi mọc ngược có ảnh hưởng đến thị lực không?
Nếu không được điều trị, lông mi mọc ngược có thể gây kích ứng mắt kéo dài, dẫn đến vết loét giác mạc, nhiễm trùng mãn tính hoặc thậm chí là tổn thương vĩnh viễn thị lực, gây suy giảm tầm nhìn của mắt.
Điều trị
Những phương pháp giúp điều trị lông mi mọc ngược
Cách trị lông mi mọc ngược sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này, mức độ mí mắt bị ảnh hưởng và số lượng lông mi mọc ngược.
Điều trị nhiễm trùng
Nếu nguyên nhân là do viêm nhiễm ở mắt, chẳng hạn như viêm bờ mi, bạn sẽ cần được điều trị để ngăn ngừa tái phát. Không có cách chữa trị dứt điểm viêm bờ mi. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát và giảm bớt các triệu chứng bằng cách kết hợp chườm nóng và vệ sinh mắt để ngăn ngừa nhiễm trùng.
Nhổ lông mi mọc ngược
Nếu chỉ có một hoặc hai sợi lông mi mọc ngược, bạn có thể tự nhổ lông mi bằng một cặp nhíp nhổ lông mi hoặc nhờ sự trợ giúp từ những người xung quanh, hay thậm chí là bác sĩ.
Tuy nhiên, đây chỉ là một biện pháp tạm thời vì lông mi thường sẽ mọc lại sau khoảng từ 6-8 tuần. Bạn có thể phải lặp lại việc nhổ lông mi mọc ngược định kỳ. Một số người nhận thấy rằng sau khi nhổ thường xuyên, lông mi sẽ mọc lại ít hơn hoặc đôi khi không mọc lại.
Tìm hiểu thêm: Stress ảnh hưởng đến làn da như thế nào?
Điện phân
Điện phân là một cách lâu dài hơn để điều trị lông mi mọc ngược. Điện phân là phương pháp sử dụng dòng điện đi vào tận gốc nang lông mi để phá hủy vĩnh viễn và ngăn không cho lông mi mọc lại. Cách điều trị này có tỷ lệ thành công khoảng 80% và phù hợp khi chỉ có một vài sợi mi mọc ngược dọc theo chiều dài của mi mắt.
Trước khi điện phân, bác sĩ sẽ làm sạch mí mắt bằng dung dịch sát trùng, sau đó, tiêm thuốc gây tê cục bộ để làm tê mí mắt và bạn sẽ không cảm thấy đau hoặc khó chịu trong khi điện phân. Trong khi điện phân, bác sĩ sẽ truyền một dòng điện qua một cây kim nhỏ vào gốc lông mi để phá hủy nang lông mi. Quy trình này được lặp lại cho từng sợi mi riêng lẻ.
Sau điện phân, thuốc nhỏ mắt kháng sinh hoặc thuốc mỡ kháng sinh sẽ được kê đơn để bạn sử dụng trong vài ngày. Bạn không nên tự lái xe từ bệnh viện về nhà ngay sau khi điện phân và không nên đeo kính áp tròng cho đến khi cảm thấy mắt bình thường trở lại.
Các tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi điện phân bao gồm: một số vết bầm tím, sưng tấy và đau nhức ở mí mắt kéo dài vài ngày. Bạn có thể cần dùng paracetamol hoặc các thuốc giảm đau không kê đơn.
Điện phân chỉ được sử dụng cho những sợi mi có thể nhìn thấy được. Những sợi mi mới mọc nằm ngay dưới mi không thể nhìn thấy hoặc xử lý bề mặt. Vì vậy, nếu bạn vừa mới nhổ lông mi, bác sĩ sẽ hẹn lại lịch điện phân khi hầu hết lông mi đã mọc trở lại. Điện phân thường sẽ cần được lặp lại khoảng 2-3 lần để loại bỏ vĩnh viễn lông mi mọc ngược.
Nếu bạn có một số lượng lớn lông mi mọc ngược và tái phát thường xuyên, bạn nên có một phương pháp điều trị khác. Vì quá trình điện phân lặp đi lặp lại và trên diện rộng có thể gây ra sẹo và sự biến dạng của mí mắt.
>>>>>Xem thêm: Điểm danh các loại thuốc điều trị tim mạch thường dùng
Phẫu thuật
Nếu một vùng lớn hơn trên mí mắt bị ảnh hưởng bởi lông mi mọc ngược, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt bỏ mí mắt để làm lộ ra rễ lông mi và sau đó áp lạnh chúng để ngăn lông mi mọc trở lại.
Phẫu thuật và áp lạnh có nguy cơ để lại sẹo và biến dạng mí mắt nên phương pháp này chỉ được sử dụng trong những trường hợp nghiêm trọng.
Các tác dụng phụ sau phẫu thuật bao gồm:
- Bầm tím nhẹ, sưng tấy và đau nhức quanh mắt trong một vài ngày, có thể thuyên giảm bằng việc dùng paracetamol.
- Nếu sử dụng chỉ khâu trong quá trình phẫu thuật, chúng có thể cọ xát vào mắt hoặc bị lỏng và khiến vết thương bị hở.
- Tăng nguy cơ nhiễm trùng, vì vậy, bác sĩ có thể kê đơn thuốc nhỏ mắt kháng sinh hoặc thuốc mỡ tra mắt để dùng trong vài ngày sau khi phẫu thuật.
- Các phần của mí mắt có thể trông không đều sau khi phần mí mắt bị phẫu thuật cắt bỏ vĩnh viễn.
- Lông mi mọc ngược tái phát nếu chân mi không hoàn toàn bị loại bỏ trong quá trình phẫu thuật. Trong trường hợp này, bạn có thể cần phẫu thuật lại hoặc điều trị thêm.