Hầu hết các vết muỗi đốt thường vô hại, nhưng một số khác sẽ gây ra cảm giác khó chịu. Vậy những phương pháp nào giúp điều trị vết muỗi đốt hiệu quả?
Bạn đang đọc: Mách bạn 13 cách điều trị vết muỗi đốt ngay tại nhà
Đối với những vết muỗi đốt thông thường, bạn có thể áp dụng các phương pháp dưới đây để điều trị trị muỗi đốt, tình trạng sưng ngứa ngay tại nhà.
Nội Dung
1. Yến mạch
Ngoài những công dụng làm đẹp, yến mạch còn có tác dụng giảm ngứa và sưng do muỗi đốt. Yến mạch chứa các thành phần đặc biệt, có khả năng chống kích ứng. Bạn trộn bột yến mạch với nước, sau đó hãy thoa hỗn hợp này lên vết đốt trong 10 phút và rửa sạch với nước.
>>> Xem thêm: Ong đốt bôi gì cho bớt sưng nhức? Khi nào cần cấp cứu ngay?
2. Đá lạnh
Nhiệt độ lạnh hoặc đá lạnh có thể giúp giảm viêm và làm tê da trong thời gian ngắn. Bạn có thể sử dụng các túi chườm đá để làm giảm tình trạng ngứa của vết đốt. Bạn cũng lưu ý không đặt đá trực tiếp lên da quá 5 phút vì có thể làm tổn thương da. Tốt nhất là nên đặt khăn ở giữa da và đá lạnh để có thể làm dịu vết đốt lâu hơn mà không gây tổn thương da.
3. Mật ong
Muỗi đốt bôi gì? Mật ong có tính kháng khuẩn và chống viêm, vì vậy thường được sử dụng để điều trị đau họng hoặc vết thâm tím. Nếu bạn nhỏ một giọt mật ong lên vết đốt sẽ làm giảm tình trạng viêm.
4. Lô hội
Lô hội, hay còn gọi là nha đam, là một thực phẩm rất quen thuộc có thể trồng ngay tại nhà. Gel lô hội có tính chống viêm, có thể chữa lành các vết thương nhỏ và làm dịu tình trạng nhiễm trùng. Đó là lý mà nhiều người sử dụng lô hội để điều trị vết muỗi cắn. Bạn thoa gel lô hội vào vùng da muỗi đốt. Sau khi gel khô, bạn có thể thoa thêm một lớp nữa.
>>> Đọc thêm: Bị bò cạp cắn phải làm sao cho hết nhức?
5. Baking soda
Baking soda có rất nhiều công dụng và một trong số đó chính là làm dịu vết muỗi đốt. Giống với yến mạch, bạn trộn baking soda với nước và thoa hỗn hợp này lên vết muỗi đốt trong 10 phút, trước khi rửa sạch với nước.
6. Húng quế
Bên cạnh công dụng là gia vị thực phẩm, húng quế còn có khả năng điều trị vết muỗi đốt. Theo các nghiên cứu, húng quế có chứa chất hóa học eugenol, có khả năng giảm ngứa.
Cách dùng húng quế trị vết muỗi đốt như sau:
- Bạn cho 14g húng quế vào 450ml nước sôi và để nguội
- Dùng khăn đã thấm vào hỗn hợp này để thoa vào vết đốt.
- Bạn cũng có thể cắt nhỏ lá húng quế, đập dập rồi thoa lên vết muỗi đốt.
7. Giấm táo
Tìm hiểu thêm: Ung thư vú giai đoạn 2 sống được bao lâu?
Bị muỗi đốt bôi gì? Trong nhiều thế kỷ, giấm táo được dùng để điều trị nhiều tình trạng sức khỏe, từ nhiễm trùng đến các vấn đề đường trong máu. Nếu bạn bị muỗi đốt, hãy thoa một chút giấm vào vết đốt. Giấm có thể làm giảm cảm giác ngứa và nóng.
Nếu bạn muốn vết muỗi đốt nhanh dịu hơn, hãy thử ngâm khăn vào hỗn hợp nước lạnh và giấm, sau đó đắp lên vùng da bị đốt.
>>> Tham khảo thêm: Nhện nhà có độc không? Cách xử lý nhanh khi bị nhện nhà cắn
8. Hành tây
Nước hành tây có thể làm dịu vết muỗi cắn, giúp bạn không còn ngứa hay rát. Hành tây còn có khả năng kháng nấm, do đó có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng. Bạn chỉ cần cắt một lát hành tây và đắp lên vết đốt trong vài phút. Sau đó, bạn hãy rửa sạch lại với nước.
9. Cỏ xạ hương
Cách trị vết muỗi đốt? Bên cạnh công dụng nấu ăn, cỏ xạ hương còn giúp làm giảm cảm giác ngứa do muỗi đốt. Cỏ xạ hương có thành phần kháng nấm, vì vậy sẽ giúp làm giảm nguy cơ kích ứng và lây nhiễm ở vùng da xung quanh vết đốt. Bạn thoa cỏ xạ hương lên vết đốt trong 10 phút, sau đó rửa lại với nước.
10. Tía tô đất
Tía tô đất là loài cây có họ hàng với cây bạc hà. Loại thảo dược này được sử dụng để điều trị rất nhiều tình trạng, từ lo lắng đến khó chịu ở dạ dày.
Để điều trị vết muỗi cắn, bạn có thể dùng lá tía tô đã được cắt nhỏ hoặc tinh dầu tía tô. Thảo dược này có chứa tannin, một chất làm se tự nhiên. Ngoài ra, tía tô đất còn chứa polyphenol, kết hợp với tannin sẽ làm giảm chứng viêm, tăng tốc độ chữa lành và làm giảm nguy cơ bị nhiễm trùng.
11. Nước cây phỉ
Nước cây phỉ là chất làm se da tự nhiên do có chứa tannin. Nước cây phỉ có rất nhiều công dụng điều trị, từ những vết cắt và vết xước nhỏ tới bệnh trĩ. Sử dụng nước cây phỉ cho da sẽ giúp giảm tình trạng viêm, làm dịu vết rát và kích ứng do các vết đốt gây ra. Bên cạnh đó, nước cây phỉ còn có thể làm tăng tốc độ lành vết thương.
Bạn cho một ít nước cây phỉ vào bông y tế và thoa nhẹ nhàng lên vết đốt. Bạn chờ nước phỉ khô và có thể thực hiện một lần nữa.
12. Trà hoa cúc
Hoa cúc được xem là một phương thuốc tự nhiên, giúp điều trị nhiều bệnh. Khi dùng trà hoa cúc lên da sẽ giúp giảm tình trạng viêm, kích ứng da và đẩy nhanh tốc độ chữa lành vết muỗi cắn. Bạn lấy túi trà được ngâm trong nước đặt vào tủ lạnh khoảng 30 phút. Sau đó, bạn hãy vắt hết nước từ túi trà và đắp lên vết đốt. Bạn để túi trà lên da khoảng 10 phút và lau sạch lại bằng khăn ướt.
13. Tỏi
>>>>>Xem thêm: Trong miệng có vị kim loại là cảm giác như thế nào, do đâu?
Tỏi không những là một gia vị cho các món ăn mà còn là thảo dược giúp điều trị nhiều bệnh như bệnh tim hoặc huyết áp cao. Bên cạnh đó, tỏi cũng giúp làm giảm kích ứng của vết muỗi đốt.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý sử dụng tỏi cho các vết thương hoặc vết đốt có thể gây nóng và kích ứng da. Vì vậy, bạn nên xay nhỏ tỏi và trộn chung với kem dưỡng hoặc dầu dừa trước khi thoa lên da. Mặc dù hỗn hợp này làm giảm hiệu quả của tỏi, nhưng vẫn có thể giúp kháng viêm và kháng khuẩn cho vết muỗi đốt. Bạn thoa hỗn hợp này lên da và để trong 10 phút. Sau đó, hãy lau sạch bằng khăn ướt. Nếu vẫn còn ngứa, bạn có thể thoa thêm hỗn hợp này.
>>> Tìm hiểu: Nhận biết vết cắn là rắn độc hay rắn thường để sơ cứu kịp thời
Cách tốt nhất để không có vết muỗi đốt là tránh đi đến nơi có nhiều muỗi sinh sống. Muỗi thường hoạt động nhiều vào ban đêm. Vì vậy, nếu phải ra ngoài, bạn hãy dùng kem chống muỗi nhé.