Phần lớn người bị ngộ độc thực phẩm có thể tự khỏi mà không cần điều trị trong vòng 48 giờ và việc dùng thuốc là không thực sự cần thiết. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh nhân sẽ cần dùng đến thuốc nếu triệu chứng nghiêm trọng. Vậy, người bị ngộ độc thực phẩm uống thuốc gì?
Bạn đang đọc: Ngộ độc thực phẩm uống thuốc gì là tốt nhất?
Mời bạn cùng Kenshin.vn đi tìm câu trả lời trong bài viết ngay sau đây nhé!
Nội Dung
Ngộ độc thực phẩm uống thuốc gì? Thuốc trị tiêu chảy hoặc đau bụng
Thuốc trị tiêu chảy cho ngộ độc thực phẩm thường không được khuyên dùng vì cơ thể cần thải độc ra ngoài, sẽ nhanh tự chữa khỏi tình trạng nhiễm trùng đang tồn tại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thuốc tiêu chảy có thể giúp giảm các triệu chứng.
Người lớn bị ngộ độc thực phẩm uống thuốc gì? Nếu bạn có các triệu chứng tiêu chảy không ra máu và không sốt có thể dùng loperamid để điều trị tiêu chảy hoặc dùng bismuth subsalicylate để giảm nhẹ triệu chứng đau bụng.
Những loại thuốc này có thể gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì vậy, bạn hãy trao đổi với bác sĩ nếu muốn cho trẻ dùng thuốc nhé.
Nếu ngộ độc thực phẩm gây tiêu chảy ra máu hoặc sốt, là dấu hiệu nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, thì tuyệt đối không tự ý dùng bất kì loại thuốc nào. Hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và hỏi rõ bị ngộ độc thực phẩm nên uống thuốc gì?
Thuốc kháng sinh
Người bị ngộ độc thực phẩm uống thuốc gì có thể kể đến kháng sinh. Thuốc kháng sinh sẽ giúp ích khi nguyên nhân ngộ độc thực phẩm là do nhiễm khuẩn.
Bác sĩ sẽ chẩn đoán để xác định xem bạn có nên dùng thuốc kháng sinh hay không và nên dùng loại nào. Thuốc kháng sinh thường được kê đơn hơn cho những người mắc bệnh nặng hoặc có nguy cơ biến chứng cao.
Dù vậy, trong hầu hết trường hợp ngộ độc thực phẩm, thuốc kháng sinh là không cần thiết. Thậm chí, một số loại nhiễm trùng có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi dùng kháng sinh. Vì vậy, bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý lạm dụng thuốc kháng sinh mà nên thăm khám với bác sĩ để được chỉ định loại thuốc phù hợp.
Men vi sinh
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu thủ phạm khiến trẻ có mắt thâm quầng
Bác sĩ có thể khuyên bệnh nhân dùng men vi sinh khi bị ngộ độc thực phẩm. Đây là một loại chế phẩm sinh học giúp cung cấp vi khuẩn lành mạnh cho hệ tiêu hóa.
Các nghiên cứu cho thấy rằng một số men vi sinh giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, rút ngắn thời gian bị tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm. Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu thêm hiệu quả của việc sử dụng men vi sinh để điều trị ngộ độc thực phẩm. Để đảm bảo an toàn, hãy hỏi bác sĩ trước khi sử dụng men vi sinh hoặc bất kỳ loại thuốc bổ sung nào khác.
Dung dịch bù nước
Trên đây là những loại thuốc và chế phẩm bác sĩ có thể kê đơn khi bạn bị ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, trước khi nghĩ đến ngộ độc thực phẩm uống thuốc gì thì bạn nên nhớ rằng bổ sung nước và chất điện giải để ngăn ngừa mất nước hoặc điều trị mất nước nhẹ là điều quan trọng nhất. Bởi ngộ độc thực phẩm gây ra tiêu chảy, nôn mửa, sốt khiến cho cơ thể mất đi rất nhiều chất lỏng.
Người lớn, trẻ em có hệ miễn dịch suy yếu, bị tiêu chảy nặng hoặc có triệu chứng mất nước nên uống các dung dịch bù nước, chẳng hạn như Pedialyte, Naturalyte, Infalyte và CeraLyte theo chỉ định của bác sĩ. Dung dịch bù nước đường uống là loại chất lỏng có chứa glucose và chất điện giải, giúp chất lỏng lưu lại trong cơ thể bệnh nhân lâu hơn.
Trẻ sơ sinh thì nên duy trì uống sữa mẹ hoặc sữa công thức như bình thường.
Nếu bệnh nhân gặp khó khăn trong việc giữ nước hoặc có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng, thì có thể cần đến bệnh viện để truyền dịch.
>>>>>Xem thêm: Bật mí 9 cách giảm phù chân khi mang thai hiệu quả tức thì
Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên bổ sung:
- Nước lọc
- Nước ép trái cây pha loãng
- Đồ uống thể thao
- Món nước như canh, súp,…
Bạn có thể quan tâm: Ngộ độc thực phẩm có nên uống nước đường không?
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp được phần nào thắc mắc bị ngộ độc thực phẩm uống thuốc gì? Nếu có các triệu chứng ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng, đặc biệt người mắc bệnh là trẻ em, người lớn tuổi hoặc những người có hệ miễn dịch yếu thì hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám càng sớm càng tốt.