Đau dạ dày (đau bao tử) là vấn đề sức khỏe phổ biến. Phần lớn các cơn đau dạ dày đều có thể tự khỏi mà không cần đến sự can thiệp y tế. Tuy nhiên, nếu bạn biết các cách xử lý cơn đau dạ dày, bạn sẽ thoát khỏi cơn đau nhanh hơn. Vậy, bạn đã biết đau dạ dày nên làm gì chưa? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây.
Bạn đang đọc: Người bị đau dạ dày nên làm gì: 8 cách giảm đau dạ dày nhanh, an toàn
Đau dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương, từ đó gây nên những cơn đau dữ dội hoặc âm ỉ khó chịu vùng thượng vị. Đau dạ dày không thường xuất hiện riêng lẻ mà thường kèm theo một số triệu chứng tiêu hóa khác như đầy hơi chướng bụng; ợ nóng, ợ hơi hoặc ợ chua; buồn nôn và nôn mửa; khó tiêu; mất khẩu vị và suy nhược cơ thể. Dưới đây là một số cách có thể giúp bạn cải thiện cơn đau dạ dày nhanh chóng, hiệu quả.
Nội Dung
- 1 Người bị đau dạ dày nên làm gì?
- 1.1 1. Nằm nghiêng bên phải
- 1.2 2. Đau dạ dày nên làm gì? Tắm nước ấm hoặc dùng túi chườm nhiệt
- 1.3 3. Bổ sung nước cho cơ thể
- 1.4 4. Đau bao tử nên làm gì? Massage bụng
- 1.5 5. Hít thở đều
- 1.6 6. Dùng một số thảo dược có tác dụng giảm đau dạ dày
- 1.7 7. Đau bao tử nên làm gì? Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý
- 1.8 8. Điều trị bằng thuốc
- 2 Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?
Người bị đau dạ dày nên làm gì?
Đau bao tử thường không nghiêm trọng và có khả năng tự khỏi mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, nếu áp dụng một số biện pháp khắc phục, bạn có thể nhanh chóng thoát khỏi những cơn đau khó chịu này hơn. Vậy, khi bị đau dạ dày nên làm gì?
1. Nằm nghiêng bên phải
Bị đau bao tử nên làm gì? Vị trí của bao tử là ở bên trái khoang bụng. Do đó, nếu bạn nằm nghiêng bên trái, dịch dạ dày rất dễ trào ngược lên thực quản và gây viêm loét. Ngoài ra, khi bị đau dạ dày, tư thế nằm như vậy có nguy cơ gia tăng thêm áp lực ở dạ dày, khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.
Vì vậy, theo một số chuyên gia, nằm nghiêng về bên phải có thể giúp bạn cải thiện tình trạng đau dạ dày.
2. Đau dạ dày nên làm gì? Tắm nước ấm hoặc dùng túi chườm nhiệt
Cách hết đau bao tử hiệu quả thứ 2 đó là hãy tự trang bị một chiếc túi chườm nhiệt để áp lên khu vực bị đau. Thực tế, nhiệt có tác dụng hỗ trợ máu lưu thông tốt hơn. Từ đó, sự co bóp của dạ dày sẽ thuyên giảm, xoa dịu cơn đau dạ dày đáng kể.
Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn tắm và massage vùng bụng bằng nước ấm để làm dịu đi cơn đau dạ dày.
3. Bổ sung nước cho cơ thể
Triệu chứng nôn và tiêu chảy đi chung với đau bao tử có thể gây nên tình trạng mất nước. Mất nước không chỉ đề cập đến vấn đề lượng dịch trong cơ thể hao hụt mà còn bao gồm cả sự thất thoát của chất điện giải, yếu tố duy trì sự cân bằng dịch trong cơ thể cũng như sự nhanh nhạy và chính xác của hệ thần kinh. Mất nước khiến hoạt động tiêu hóa trở nên kém và chậm hơn, từ đó làm tăng nguy cơ đau dạ dày.
Bạn có nhiều sự lựa chọn cho việc bổ sung lượng dịch và khoáng chất đã hao hụt, chẳng hạn như:
- Uống nhiều nước khoáng
- Ăn nhiều rau củ quả và trái cây chứa chất điện giải tự nhiên như natri và kali
4. Đau bao tử nên làm gì? Massage bụng
Xoa bóp bụng là một phương pháp vật lý trị liệu giúp bạn giảm cơn đau dạ dày nhanh chóng mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà. Tuy nhiên, bạn phải xoa bóp đúng cách mới mang lại hiệu quả. Các bước thực hiện đơn giản như sau:
Lưu ý: Chỉ nên dùng cách chữa đau dạ dày này sau khi ăn 1 giờ. Mỗi lần xoa chỉ nên giới hạn từ 10-15 phút là đủ.
5. Hít thở đều
Nếu cơn đau bao tử của bạn là tâm lý căng thẳng quá mức, bạn có thể dùng cách hít thở đều để ổn định lại tâm trạng và làm giảm cơn đau bụng. Cơ chế đằng sau mẹo này đó là khi hít thở sâu, não bộ sẽ nhận được tín hiệu để bình tĩnh và thư giãn. Não bộ sẽ gửi tín hiệu này đến khắp các cơ quan trong cơ thể, bao gồm dạ dày nhằm giảm tiết dịch vị và giải phóng Endorphins – một chất dẫn truyền thần kinh giúp giảm đau tự nhiên.
Bạn nên duy trì việc tập hít thở mỗi ngày 2 lần, mỗi lần từ 3-5 nhịp.
6. Dùng một số thảo dược có tác dụng giảm đau dạ dày
Các loại thảo dược dưới đây được biết là có tác dụng giảm đau dạ dày:
- Cam thảo, cụ thể hơn là tinh chất của nó, có thể ngăn chặn sự hình thành của các vết loét ở niêm mạc dạ dày. Ngoài ra còn hỗ trợ duy trì nồng độ acid trong dịch dạ dày, từ đó hạn chế bệnh phát triển nặng hơn. Tuy nhiên, tinh chất cam thảo có tác dụng phụ là giữ nước, gây tăng huyết áp. Cần cân nhắc khi sử dụng trên bệnh nhân cao huyết áp hoặc bệnh thận.
- Lô hội (Nha đam): Nghiên cứu trông động vật cho thấy tiềm năng loại bỏ các cơn đau dạ dày bằng cách điều tiết dịch tiêu hóa cũng như đẩy lùi sự hình thành vết loét của lô hội. Tuy nhiên, vẫn cần nhiều bằng chứng thuyết phục hơn để đưa vào áp dụng trong thực tiễn.
- Tinh bột nghệ: Nghệ cũng là một vị thuốc dân gian chuyên trị những bệnh lý liên quan đến dạ dày. Curcumin, hoạt chất chứa nhiều trong tinh bột nghệ, có đặc tính kháng viêm cao, đồng thời còn có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ. Nhờ đó, các cơn đau khó chịu đã được làm dịu đáng kể và thời gian hồi phục rút ngắn hơn.
- Gừng đã được sử dụng để làm dịu cơn đau dạ dày từ 2.000 năm trước. Nhiều nghiên cứu khác nhau cũng cho thấy các đặc tính chống viêm, làm ấm bụng của gừng giúp làm dịu cơn đau bao tử. Bạn có thể nấu nước từ gừng tươi, hoặc sử dụng gừng khô để pha trà. Uống nước gừng hàng ngày có thể là cách hiệu quả giúp hết đau và làm dịu dạ dày.
7. Đau bao tử nên làm gì? Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý
Áp dụng lối sống lành mạnh, bao gồm thay đổi chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt theo hướng tích cực, là ưu tiên hàng đầu cho việc giải quyết các cơn đau dạ dày khó chịu. Lúc này, bạn sẽ cần:
- Ăn uống điều độ, khoa học; không bỏ bữa hoặc ăn khuya
- Áp dụng chế độ ăn BRAT: Chế độ ăn BRAT bao gồm nhóm thực phẩm nhẹ và dễ tiêu hóa, được khuyên áp dụng cho những người đang gặp rắc rối với hệ tiêu hóa. Tác dụng của BRAT có thể kể đến như khiến phân rắn hơn, từ đó cầm tiêu chảy hay bổ sung lượng kali thiếu hụt bởi nôn hoặc tiêu chảy.
- Hạn chế những thực phẩm khó tiêu, thực phẩm đông lạnh hay chế biến sẵn
- Tránh các món quá cay, chua hoặc nhiều dầu mỡ gây kích thích dạ dày
- Tránh xa chất kích thích như cồn (rượu, bia…) hay caffeine (cà phê) tạo thêm áp lực công việc cho dạ dày, khiến những cơn đau trở nên tệ hơn.
- Bỏ thuốc lá: Thuốc lá cũng có khả năng tác động đến dạ dày. Nicotine trong thuốc lá là một trong nhiều yếu tố có thể kích hoạt quá trình sản sinh cortisol, gây tăng nguy cơ hình thành vết loét tại bao tử.
- Không làm việc quá sức, tránh căng thẳng.
Bạn có thể quan tâm:
8. Điều trị bằng thuốc
Nếu đã áp dụng hết những cách trên mà cơn đau bao tử vẫn không hết, bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán tìm nguyên nhân và điều trị bằng thuốc thích hợp. Thuốc dùng trong bệnh đau dạ dày có thể chia thành hai loại: kê đơn và không kê đơn.
1. Thuốc không kê đơn:
- Đau do đầy hơi, khó tiêu: có thể dùng simethicone hoặc than hoạt tính.
- Đau do trào ngược dạ dày thực quản: Thuốc kháng acid hoặc giảm tiết acid.
- Đau do táo bón: Thuốc nhuận tràng.
- Đau do tiêu chảy: Smecta, loperamide, bismuth subsalicylate.
- Đối với các cơn đau do lý do khác: Thuốc giảm đau paracetamol.
Lưu ý: Người có các vấn đề tiêu hóa nên hỏi ý kiến bác sĩ/dược sĩ trước khi dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như aspirin, ibuprofen hoặc naproxen vì những thuốc này sẽ càng làm tăng kích ứng dạ dày.
2. Thuốc kê toa
Nếu cơn đau dạ dày do bệnh lý mạn tính hoặc rối loạn tự miễn dịch thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị. Ví dụ:
- Thuốc chống viêm steroid có khả năng giảm viêm và đau dạ dày do các rối loạn mạn tính.
- Thuốc ức chế bơm proton (PPI) dùng trị đau dạ dày do viêm loét dạ dày.
- Thuốc kháng sinh nếu liên quan tới vi khuẩn H. pylori.
Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết khi mang thai sau 50 tuổi
Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?
>>>>>Xem thêm: Mẹ bầu ăn đậu phộng cần cẩn thận để không gặp nguy
Đau dạ dày là vấn đề sức khỏe phổ biến và hầu như không nghiêm trọng. Một số tình huống như căng thẳng hay mệt mỏi cũng có thể dẫn đến những cơn đau khó chịu. Do đó, trong trường hợp này, bạn cần thả lỏng cơ thể và nghỉ ngơi đầy đủ.
Tuy nhiên, nếu một vài trường hợp hy hữu sau đây xảy ra, bạn sẽ phải mau chóng đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt, chẳng hạn như:
- Cơn đau bao tử kéo dài và tái phát liên tục
- Cường độ đau cũng như tần suất tái phát càng lúc càng tăng theo thời gian
- Tình trạng nôn xuất hiện và có xu hướng kéo dài
- Chảy máu tiêu hóa (nôn ra máu, phân có màu đen hắc ín):
- Đau dạ dày đi kèm sốt, chóng mặt, khó thở
- Trẻ nhỏ quấy, khóc, bỏ ăn và có hiện tượng đầy hơi chướng bụng
Hy vọng bài viết đã giúp bạn biết đau dạ dày nên làm gì và không nên làm gì để nhanh chóng làm dịu cơn đau tại nhà. Bệnh có thể ngăn ngừa được bằng những thói quen lành mạnh và cách ăn uống khoa học, đều đặn mỗi ngày. Chúc bạn sức khỏe!