Nguyên nhân ra mồ hôi tay và 12 cách trị mồ hôi tay hiệu quả

Nguyên nhân ra mồ hôi tay và 12 cách trị mồ hôi tay hiệu quả

Nguyên nhân ra mồ hôi tay và 12 cách trị mồ hôi tay hiệu quả

Tình trạng ra mồ hôi tay sẽ khiến bạn có nhiều trải nghiệm xấu trong cuộc sống. Trong đó, rắc rối thường gặp nhất là những cái bắt tay ngượng ngùng. Nó có thể phá hoại ấn tượng về bạn trong mọi cuộc giao tiếp. Mồ hôi tay cũng sẽ làm ướt mọi thứ bạn cầm nắm hoặc đụng chạm vào như bàn phím, giấy tờ, các vật dụng…

Bạn đang đọc: Nguyên nhân ra mồ hôi tay và 12 cách trị mồ hôi tay hiệu quả

Tăng tiết mồ hôi là tình trạng đổ mồ hôi quá nhiều kể cả khi bạn không thực hiện các hoạt động mạnh như tập thể dục hay ở nơi có nhiệt độ cao. Dù chưa có biện pháp chữa bệnh ra mồ hôi tay dứt điểm nhưng những cách kiểm soát tại nhà sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bạn. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân bệnh mồ hôi tay và ra mồ hôi tay là bệnh gì!

Đổ mồ hôi tay chân là bệnh gì?

Đổ mồ hôi tay chân là một tình trạng bệnh lý tăng tiết mồ hôi, hay đổ mồ hôi tay chân quá mức. Những người bị tăng tiết mồ hôi có thể đổ mồ hôi ngay cả khi nhiệt độ mát hoặc khi họ đang nghỉ ngơi.

Việc tay chân đổ mồ hôi là tình trạng hoàn toàn tự nhiên của cơ thể. Con người có xu hướng đổ mồ hôi nhiều hơn ở nhiệt độ cao, khi đang tập thể dục, hoặc khi đang phản ứng với các tình huống khiến họ lo lắng, tức giận, xấu hổ hoặc sợ hãi. Hầu hết những người bị đổ mồ hôi tay chân thường có không có vấn đề sức khỏe gì. Tuy nhiên, có thể bạn đang gặp tình trạng tăng tiết mồ hôi khiến lòng bàn tay, bàn chân, vùng nách của một người và các bộ phận khác của cơ thể đổ mồ hôi nhiều.

Thông thường đối tượng dễ đổ mồ hôi tay chân bắt đầu ở tuổi dậy thì (tuổi đang đi học) và có xu hướng di truyền từ thế hệ trước.

Nguyên nhân ra mồ hôi tay

Tại sao ra mồ hôi tay? Hầu hết mọi người đều bị đổ mồ hôi tay ra nhiều khi đối mặt với các tình huống căng thẳng, khoảnh khắc lo lắng, nhiệt độ cao hoặc gắng sức lao động tay chân.

Những hoạt động và tình huống căng thẳng sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể. Lúc này, tuyến mồ hôi cũng sẽ hoạt động mạnh mẽ hơn để làm mát cơ thể.

Tuy nhiên, nếu bạn bị ra mồ hôi tay hay tay hay ra mồ hôi ngay cả khi đang nghỉ ngơi, có nhiều khả năng bạn đang gặp phải vấn đề sức khỏe nào đó. Những nguyên nhân chảy mồ hôi tay khi đó thường là:

  • Di truyền
  • Hoạt động thể chất quá mức
  • Thời tiết nóng bức
  • Chế độ ăn uống mất cân bằng
  • Ảnh hưởng của chứng tăng nhãn áp
  • Rối loạn thần kinh
  • Các vấn đề về tuyến giáp
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc (ví dụ opioid).

Nguyên nhân ra mồ hôi tay và 12 cách trị mồ hôi tay hiệu quả12 cách kiểm soát tình trạng ra mồ hôi tay hiệu quả

Vậy tay ra mồ hôi phải làm sao? Nếu tình trạng ra mồ hôi tay không xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý nghiêm trọng, bạn có thể áp dụng 12 cách kiểm soát dưới đây:

1. Dùng chất chống mồ hôi tay hoặc kem bôi có chứa glycopyrrolate

Chất chống mồ hôi cho tay thường tồn tại ở hình thức que, lăn, xịt dưới dạng kem hoặc gel. Chúng hoạt động bằng cách làm thu nhỏ lỗ chân lông để tiết giảm mồ hôi toát ra.

Bạn chỉ cần cho một ít chất chống mồ hôi hoặc kem bôi có chứa glycopyrrolate vào lòng bàn tay, xoa đều và để khô tự nhiên. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của mồ hôi tay, những chất này sẽ giúp bạn kiểm soát tình trạng tay ra mồ hôi trong khoảng 1-3 giờ.

>>> Bạn có thể quan tâm: Chân tay ra mồ hôi khi trời lạnh: Không nên chủ quan

2. Dùng thuốc trị ra mồ hôi tay chân

Cách chữa ra mồ hôi tay chân bằng thuốc: Nếu bạn đã sử dụng chất chống mồ hôi tay nhưng lại không hiệu quả, thì thuốc trị đổ mồ hôi tay chân qua đường uống có thể là một sự lựa chọn thay thế dành cho bạn. Một số các loại thuốc uống được kê đơn như: thuốc kháng cholinergic (glycopyrrolate, oxybutynin, propantheline…) hay thuốc chẹn beta (atenolol, metoprolol…). 

Thuốc trị ra mồ hôi tay chân không chỉ làm giảm tình trạng tay ra mồ hôi, mà còn ức chế tiết mồ hôi trên toàn bộ cơ thể. Hiệu quả của cách trị ra mồ hôi tay chân này thường kéo dài trong vòng 4 đến 6 tiếng sau khi uống. Trước khi sử dụng, bạn nên lưu ý hỏi ý kiến của bác sĩ khi dùng các loại thuốc này vì có thể bạn sẽ gặp một số tác dụng không mong muốn như loạn nhịp tim, táo bón, bí tiểu, tụt huyết áp, nhìn mờ, khô miệng, chóng mặt…

3. Cách chữa ra mồ hôi tay bằng khăn lau chứa cồn

Nguyên nhân ra mồ hôi tay và 12 cách trị mồ hôi tay hiệu quả

Nếu không muốn sử dụng chất chống mồ hôi, bạn có thể dùng khăn lau tay chứa cồn.

Cồn là chất làm se da. Khi sử dụng, nó có thể giúp bàn tay bạn tạm thời khô ráo nhờ khả năng thu nhỏ lỗ chân lông. Khăn lau tay chứa cồn khá tiện lợi để mang theo bên người. Vì thế, bạn hãy dùng nó để “ứng cứu” cho các trường hợp khẩn cấp như bắt tay đối tác hoặc nắm tay người yêu trong những buổi hẹn hò…

4. Dùng bột ngô (bắp) hoặc phấn rôm trẻ em

Vì bột ngô và phấn rôm có khả năng hấp thụ nước, nên đây là cách giảm mồ hôi tay khá đơn giản. Mỗi khi bạn cảm thấy mồ hôi đang tiết ra ở tay, chỉ cần lấy một ít bột ngô hoặc phấn rôm xoa vào lòng bàn tay.

Bạn có thể chiết bột ra một chai nhỏ để mang theo đến nơi làm việc hoặc đi bất kỳ đâu đó để sử dụng cả ngày.

>>> Bạn có thể quan tâm: Chữa bệnh ra nhiều mồ hôi – Đâu là giải pháp an toàn, hiệu quả?

5. Uống nhiều nước để kiểm soát mồ hôi tay

Nguyên nhân ra mồ hôi tay và 12 cách trị mồ hôi tay hiệu quả

Cách giảm ra mồ hôi tay bằng uống nhiều nước: Người bị chảy mồ hôi tay đặc biệt cần uống nhiều nước để kiểm soát tình trạng. Khi uống nhiều nước, cơ thể bạn được làm mát. Tuyến mồ hôi cũng sẽ không hoạt động vất vả để giải phóng nhiệt lượng cho cơ thể. Nhờ vậy, bạn cũng sẽ tiết giảm lượng mồ hôi thoát ra ở lòng bàn tay. Đây là cách làm giảm mồ hôi tay đơn giản mà hiệu quả bạn có thể thử.

>>> Đcọ thêm: Mỗi ngày nên uống bao nhiêu nước? 10 lợi ích bất ngờ khi bạn uống đủ nước

6. Thay đổi chế độ ăn và thanh lọc cơ thể

Chế độ ăn uống có tác động trực tiếp đến lượng mồ hôi tiết ra theo nhiều cách. Một số thực phẩm có thể khiến bạn tăng tiết mồ hôi nhưng cũng có những thực phẩm có khả năng giúp bạn tiết giảm mồ hôi. Việc điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh cũng là cách hạn chế mồ hôi tay.

Như vậy, chế độ ăn uống lành mạnh mang đến cho bạn một cơ thể khỏe mạnh, cân bằng. Ngược lại, nếu bạn có chế độ ăn uống kém, sức khỏe của bạn sẽ bị ảnh hưởng cả về thể chất lẫn tinh thần. Theo đó, tình trạng ra mồ hôi tay cũng bị kích thích.

Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát mồ hôi tay bằng một vài điều chỉnh trong chế độ ăn thường ngày.

Đầu tiên, bạn hãy hạn chế tối đa việc tiêu thụ các loại thực phẩm cay, béo và các loại đồ uống có cồn hoặc caffeine. Những thực phẩm này làm tăng nhịp tim và tăng thân nhiệt. Sau khi tiêu thụ, cơ thể có xu hướng tiết nhiều mồ hôi hơn để giải phóng lượng nhiệt dư thừa.

Tiếp theo, bạn cần ưu tiên sử dụng những loại thực phẩm tốt như ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, trái cây…

Thực phẩm giàu vitamin nhóm B và nhóm D cũng rất hữu ích trong việc thúc đẩy sự cân bằng cho cơ thể. Để bổ sung dưỡng chất này cho cơ thể, bạn hãy chọn các loại đồ ăn sau:

  • Sữa
  • Hải sản
  • Bông cải xanh
  • Súp lơ
  • Dưa hấu
  • Dâu tây
  • Bưởi
  • Táo
  • Mận
  • Cam
  • Bí đỏ
  • Rau cần tây…

>>> Bạn có thể quan tâm: Đổ mồ hôi lạnh bất thường là dấu hiệu của những bệnh lý nào?

7. Ngâm tay với trà ngải cứu để trị mồ hôi tay

Ngải cứu chứa axit tanic có khả năng làm se da. Cách để hết mồ hôi tay này cũng đồng thời khiến nó hoạt động giống như một chất chống mồ hôi tự nhiên.

Để trị mồ hôi tay tại nhà bằng trà ngải cứu, bạn hãy làm theo những bước chữa bệnh ra mồ hôi tay chân nặng sau:

  • Ngâm 4-5 túi trà ngải cứu vào một lít nước sôi
  • Để nước trà nguội dần cho đến khi bạn chạm tay vào được
  • Ngâm tay trong dung dịch khoảng 30 phút mỗi lần.

Trà ngải cứu cũng phát huy tốt công dụng kiểm soát mồ hôi chân nếu bạn ngâm chân thường xuyên với dung dịch này.

8. Cách trị ra mồ hôi tay bằng nước hoa hồng

Cách hết mồ hôi tay bằng nước hoa hồng: Nước hoa hồng có khả năng làm nhỏ lỗ chân lông trên da để giảm lượng mồ hôi tiết ra.

Để dùng nước hoa hồng trị mồ hôi tay, bạn chỉ cần nhỏ một lượng vừa đủ ra lòng bàn tay, xoa đều rồi để khô tự nhiên. Nếu áp dụng cách trị tay ra mồ hôi này mỗi ngày, bạn sẽ nhanh chóng kiểm soát được đôi bàn tay ướt át mồ hôi của mình.

9. Cách chữa mồ hôi tay bằng dầu dừa 

Cách hạn chế ra mồ hôi tay bằng dầu dừa: Sau khi tắm, bạn hãy lấy một ít dầu dừa nguyên chất xoa vào lòng bàn tay. Ngoài tác dụng chống mồ hôi tay, dầu dừa còn mang đến nhiều công dụng khác cho làn da mềm mại.

10. Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục luôn là cách hiệu quả để kiểm soát những dấu hiệu bất thường của sức khỏe, trong đó có tình trạng ra mồ hôi tay.

Khi tập thể dục, cơ thể bạn đổ nhiều mồ hôi hơn nhưng đồng thời bạn sẽ làm dịu mọi căng thẳng trên cả thể chất và tinh thần của bạn. Nhờ vậy, nhiệt độ cơ thể cũng ở mức thấp hơn để giảm lượng mồ hôi tiết ra.

Tìm hiểu thêm: Đếm tế bào CD4+

Nguyên nhân ra mồ hôi tay và 12 cách trị mồ hôi tay hiệu quả

Để kiểm soát mồ hôi tay, bạn hãy tập thể dục đều đặn 30 phút mỗi ngày hoặc lâu hơn. Nếu không muốn đến phòng gym, bạn có thể chạy bộ hoặc đi xe đạp. Khi tập thể dục vào buổi tối, bạn đừng tập quá gần giờ đi ngủ để tránh tình trạng khó ngủ.

11. Tiêm botox để giảm đổ mồ hôi tay

Nếu bạn đã thử nhiều cách trị mồ hôi tay tại nhà nhưng không có được kết quả như mong đợi, hãy cân nhắc đến phương pháp tiêm botox.

Theo khảo sát, tiêm botox để giảm ra mồ hôi tay có đạt hiệu quả đến 82-87%. Tuy nhiên, với phương pháp này, bạn phải tiêm nhắc lại định kỳ 3-6 tháng/lần để duy trì. Tần suất tiêm phụ thuộc vào mức độ ra mồ hôi tay và khả năng đáp ứng của bạn với botox.

>>> Tham khảo thêm: 3 điều cần biết trước khi bạn tiêm botox trẻ hóa da

12. Trị mồ hôi tay bằng cách chạy ion (iontophoresis)

Nguyên nhân ra mồ hôi tay và 12 cách trị mồ hôi tay hiệu quả

Theo các nhà trị liệu, chạy ion là cách làm cuối cùng để kiểm soát tình trạng ra mồ hôi tay nếu nhiều cách khác không có tác dụng. Phương pháp điều trị này có thể giảm tới 81% lượng mồ hôi tiết ra ở tay. Tuy nhiên, nó sẽ gây đau đớn và khá tốn kém so với những cách khác.

Trước khi bắt đầu, bác sĩ sẽ trao đổi tất cả mọi thông tin liên quan đến phương pháp này để bạn có sự chuẩn bị. Bạn có thể thực hiện tại bệnh viện, phòng khám hoặc tại nhà sau khi nhận được hướng dẫn cụ thể.

>>> Bạn có thể quan tâm: Cách chữa mồ hôi tay chân bằng Đông y: Phương pháp hay nhưng ít được chú ý

Bệnh ra mồ hôi tay chân gây ra tác hại gì, có nguy hiểm không?

Tình trạng tay ra mồ hôi là bệnh gì, có nguy hiểm không? Chảy mồ hôi tay có thể đến từ nguyên nhân rối loạn thần kinh thực vật hoặc một số bệnh như: cường giáp, rối loạn nội tiết,.. Tuy nhiên, việc đổ mồ hôi tay không ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe bạn, mà có ảnh hưởng một số bất tiện trong cuộc sống như:

  • Đổ mồ hôi tay nhiều sẽ khiến bạn trở nên tự ti khi giao tiếp trong cuộc sống: như không dám bắt tay với đối tác. Ngoài ra, ra mồ hôi tay có thể liên quan đến ra mùi hôi cơ thể khó chịu ảnh hưởng đến giao tiếp và công việc của người bệnh
  • Đổ mồ hôi tay cũng ảnh hưởng đến tâm lý gây ức chế, khó chịu, tính nóng nảy tới người bệnh. Điều này cũng ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống sinh hoạt và tinh thần người bệnh

Bệnh ra mồ hôi tay có di truyền không?

Có! Nghiên cứu cho thấy nếu cha/mẹ mắc chứng rối loạn này, 28% con của họ có nguy cơ cũng mắc bệnh này, trong khi thực tế nguy cơ sẽ có thể lên tới 50% (nếu gen trực tiếp tạo ra bệnh này).

Ra mồ hôi tay có nên đi khám bác sĩ ?

Bạn nên thăm khám bác sĩ trong trường hợ bệnh mồ hôi tay:

  • Ảnh hưởng tiêu cực nhiều đến sinh hoạt hằng ngày
  • Bạn ngại các hoạt động khác hoặc tiếp xúc với người thân
  • Tình trạng càng ngày nghiêm trọng đi theo thời gian
  • Tay tiết nhiều mồ hôi trong khi bạn ngủ

Ra mồ hôi tay do căng thẳng chỉ là tình trạng ngắn hạn. Nó sẽ hết nếu bạn thực hiện nhanh những cách kiểm soát mồ hôi tay. Tuy nhiên, nếu tình trạng nghiêm trọng và kéo dài hơn, bạn hãy đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và tìm được cách trị mồ hôi tay chân phù hợp. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc làm sao để hết mồ hôi tay cũng như biết cách trị đổ mồ hôi tay.

Nguyên nhân ra mồ hôi tay và 12 cách trị mồ hôi tay hiệu quả

>>>>>Xem thêm: Xạ hình xương là gì ? quy trình thực hiện chụp xạ hình xương

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *