Rối loạn kinh nguyệt sau covid có thể xảy ra ở một số chị em phụ nữ sau khi nhiễm SARS-COV-2. Chu kỳ kinh nguyệt không đều có thể làm tăng các vấn đề sức khỏe hậu covid.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt sau covid
Vậy nguyên nhân của rối loạn kinh nguyệt sau covid và cách khắc phục là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Nội Dung
Hậu covid là gì?
Những người mắc các tình trạng hậu Covid có thể có các triệu chứng kéo dài hơn bốn tuần hoặc thậm chí vài tháng sau khi nhiễm bệnh. Thậm chí, đôi khi các triệu chứng có thể biến mất và tái phát trở lại.
Tùy vào tình trạng sức khoẻ của mỗi người, hậu Covid thường có triệu chứng như:
- Mệt mỏi
- Khó thở hoặc thường thở hụt hơi
- Bệnh nhân gặp khó khăn khi thở sau khi hoạt động thể chất hoặc tinh thần (còn được gọi là tình trạng khó chịu sau gắng sức)
- Sốt
- Ho kéo dài
- Tim đập nhanh
- Tê mỏi, nhức xương khớp
- Rối loạn giấc ngủ
- Thay đổi tâm trạng
- Vị giác và khứu giác thay đổi
- Rối loạn kinh nguyệt sau covid
Biểu hiện rối loạn kinh nguyệt sau covid
Một số triệu chứng phổ biến của rối loạn kinh nguyệt hậu covid như:
- Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài
- Không đều kinh nguyệt, trễ kinh, thậm chí không có kinh
- Rong kinh
- Dịch tiết: cục máu đông bất thường
- Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) nghiêm trọng hơn như mệt mỏi, tức ngực, buồn nôn, tâm trạng thay đổi thất thường, dễ kích động và mất ngủ,…
>>> Đọc thêm: Giải đáp thắc mắc: Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?
Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt sau covid
Nếu bạn trải qua những triệu chứng thất thường của rối loạn kinh nguyệt hậu covid trên, có thể do những nguyên nhân sau:
Mất cân bằng nồng độ nội tiết tố sinh dục
Do những ảnh hưởng của hậu covid làm mất cân bằng nồng độ các nội tiết tố sinh dục estrogen, progesterone và gây ức chế các hormone khác. Hơn nữa virus SARS-COV-2 gây rối loạn đông máu, từ đó ảnh hưởng đến kinh nguyệt nữ giới.
Căng thẳng
Đôi khi chỉ riêng căng thẳng có thể khiến kỳ kinh nguyệt của phụ nữ trở nên tồi tệ. Vì vậy điều này có thể xảy ra nếu ai đó bị nhiễm coronavirus mới hoặc họ chỉ đơn giản là đối phó với căng thẳng kéo dài của đại dịch.
Trong thời gian căng thẳng, trục HPA kích thích giải phóng hormone căng thẳng (cortisol) để đối phó với mối đe dọa. Khi căng thẳng xảy ra liên tục, nồng độ cortisol tăng lên có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.
Ngoài ra, nếu căng thẳng kéo dài, hệ thống phản ứng với căng thẳng có thể bị kiệt sức và trục HPA bị ức chế. Điều này thúc đẩy tuyến yên sản xuất các hormone kích thích nang trứng và hoàng thể hóa (FSH và LH), làm giảm sản xuất estrogen và progesterone của buồng trứng.
>>> Tìm hiểu thêm: Những lí do khiến bạn rối loạn kinh nguyệt
Các bệnh lý sản phụ khoa khác
Bạn cũng cần cân nhắc liệu bản thân có mắc các bệnh lý sản phụ khoa khác, trước khi nghĩ đến việc rối loạn kinh nguyệt do ảnh hưởng của virus SARS-COV-2. Nếu nguyên nhân là do hậu COVID thì chu kỳ kinh nguyệt có thể trở lại bình thường sau 1-2 chu kỳ, trong trường hợp kéo dài lâu hơn, thì có thể liên đến các bệnh lý sau:
- Lạc nội mạc tử cung
- Bệnh lý tử cung như u xơ hay polyp,
- Hội chứng buồng trứng đa nang,
- Ung thư tử cung hay cổ tử cung
- Rối loạn cân bằng nội tiết tố nữ
- Bệnh lý gây viêm nhiễm vùng chậu
- Rối loạn chức năng tuyến yên
Cách khắc phục hậu covid bị rối loạn kinh nguyệt
Để cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt hậu covid, bạn cần:
- Điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, ngủ nghỉ điều độ
- Rèn luyện thể dục thể thao: tập yoga, tập gym,…
- Tập thiền giúp cân bằng tâm trạng, giữ tâm lý thoải mái
- Hạn chế các chất kích thích, bia rượu và thuốc lá,…
- Ngoài ra bạn có thể tìm một số bài thuốc điều trị rối loạn kinh nguyệt, có tác dụng bổ huyết, điều khí lý huyết,…. Kết hợp với các phương pháp cổ truyền như: châm cứu, xoa bóp hay dưỡng sinh để đạt hiệu quả cho người bệnh
Tìm hiểu thêm: Hỏi đáp Bác sĩ: Vòng kinh 30 ngày thì rụng trứng vào ngày nào?
>>>>>Xem thêm: Củ cải trắng: Công dụng và cách dùng
Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn bị rối loạn trong thời gian dài, bạn nên thăm khám bác sĩ để có thể phát hiện và điều trị kịp thời, vì sức khỏe sinh sản của chính mình.
>>> Tham khảo thêm: Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh: Bạn nên chăm sóc sức khỏe thế nào?
Rối loạn kinh nguyệt hậu covid có thể làm bạn mệt mỏi và ảnh hưởng tới sức khỏe nói chung. Hy vọng bạn đọc đã có thêm thông tin về nguyên nhân và cách khắc phục cho tình trạng rối loạn kinh nguyệt hậu covid.