Ngày nay, nha khoa thẩm mỹ đang trở nên phổ biến, từ làm trắng, chỉnh hình răng, trám răng hay trồng răng. Các nha sĩ có rất nhiều công nghệ và thiết bị để giúp bạn cải thiện nụ cười như mong muốn.
Bạn đang đọc: Nha khoa thẩm mỹ: Các phương pháp bạn nên biết
Trước khi tiến hành bất kỳ phương pháp thẩm mỹ nào, bạn cũng nên tìm hiểu kỹ những lợi ích và rủi ro phẫu thuật có thể đem lại. Hãy chắc chắn rằng bạn nắm rõ các thông tin về chi phí, nha sĩ thực hiện cũng như quá trình thẩm mỹ trước khi tiến hành.
Nội Dung
Làm trắng răng
Theo thời gian, răng có thể bị ố hoặc đổi màu, đặc biệt khi bạn có hút thuốc, sử dụng một số loại thuốc hay thực phẩm như nước ngọt, cà phê, trà… Nha sĩ có thể giúp bạn tẩy trắng răng dựa vào cơ chế hóa học. Bạn có thể đến thực hiện ngay tại phòng khám hoặc tự tiến hành tẩy trắng răng tại nhà theo chỉ dẫn của nha sĩ.
Nha sĩ sẽ tạo một máng tẩy trắng phù hợp với hàm răng của bạn để đảm bảo lượng dung dịch làm trắng vừa đủ cho bạn. Thực hiện tẩy trắng răng tại nhà có thể thuận tiện hơn nhưng bạn sẽ mất từ 2—4 tuần hoặc lâu hơn tùy thuộc vào nồng độ peroxide có trong dung dịch tẩy trắng. Nếu bạn thực hiện tẩy trắng răng ngay tại phòng khám nha khoa, thời gian sẽ mất ít hơn. Bạn chỉ mất một hoặc vài lần đi đến phòng khám và tiến hành tẩy trắng răng trong vòng 1—2 giờ.
Lưu ý rằng răng có thể bị xỉn màu trở lại nếu bạn tiếp tục hút thuốc hay sử dụng các thực phẩm có màu. Các sản phẩm làm trắng không đồng nghĩa với việc chúng có thể làm sạch răng, điều quan trọng là bạn phải giữ gìn vệ sinh răng miệng hàng ngày. Bạn nên đánh răng hai lần/ngày, dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần trong ngày và súc miệng bằng nước súc miệng sát trùng hàng ngày.
Trám răng
Trám răng có thể cải thiện hình dáng răng nếu chúng bị sứt mẻ, vỡ, ố hoặc nứt thành khe lớn.
Các nha sĩ sẽ sử dụng các vật liệu liên kết để lấp đầy các lỗ sâu răng nhỏ hoặc để bảo vệ chân răng bị lộ ra.
Quy trình này thường được thực hiện trong một lần khám bằng cách sử dụng dung dịch ăn mòn làm nhẵn bề mặt răng, sau đó dùng vật liệu cùng màu với răng, đôi khi là nhựa tổng hợp, trám trực tiếp lên bề mặt răng.
Mặc dù các vết trám tồn tại được vài năm, nó vẫn có thể bị mài mòn, mẻ hoặc ố màu.
Dán răng sứ
Những miếng dán răng này được làm bằng sứ (đôi khi bằng nhựa) sẽ che phủ mặt trước của răng để thay đổi màu sắc hoặc hình dạng của chúng. Dán sứ veneer có thời gian tồn tại lâu hơn trám răng và cải thiện thẩm mỹ cho hàm răng đáng kể. Dán răng sứ có thể giúp các trường hợp sau:
- Che lấp các khoảng trống giữa các răng
- Răng bị sứt mẻ hoặc mòn
- Răng được nhuộm màu vĩnh viễn
- Răng có hình dạng không đẹp
- Răng mọc xiêu vẹo, không thẳng hàng
Trước khi dán răng sứ, nha sĩ sẽ tạo hình khuôn răng cho bạn. Tiếp theo, họ sẽ đánh bóng răng trước khi dán miếng sứ vào. Sau đó, nha sĩ chiếu ánh sáng giúp làm cứng cement để giữ chặt miếng dán sứ trên răng.
Miếng dán sứ được hình thành dựa theo khuôn răng của bạn với các thiết bị chuyên dụng, bạn cần ít nhất hai lần đến phòng khám để hoàn thành phương pháp nha khoa thẩm mỹ này.
Bọc răng
Bọc răng giúp che phủ hoàn toàn một chiếc răng, khôi phục lại hình dáng bình thường. Bạn có thể cần bọc răng sứ để:
- Che đi răng bị mất hình dạng ban đầu hoặc đổi màu
- Bảo vệ các răng bị yếu
- Phục hồi răng bị hỏng hoặc mòn răng
- Che phủ răng với một lỗ hổng cần trám lớn
- Che phủ sau khi cấy răng implant
- Bao phủ một răng đã được rút tủy
Vật liệu dùng để bọc răng có thể là kim loại, sứ nung chảy với kim loại, nhựa hoặc gốm sứ. Quy trình bọc răng khá tốn kém nên nha sĩ thường chỉ đề xuất khi các quy trình khác không giúp hàm răng bạn thẩm mỹ hơn.
Để chuẩn bị bọc răng, nha sĩ sẽ tạo hình theo khuôn răng bạn hoặc chụp hình kỹ thuật số để lấy thông tin tạo ra mão răng để bọc.
Bọc răng có thể duy trì lâu nếu bạn chăm sóc răng miệng cẩn thận.
Định hình và tạo viền răng
Định hình và tạo viền răng liên quan đến việc loại bỏ hoặc làm mờ men răng để cải thiện hình dáng của răng. Các nha sĩ có thể kết hợp quá trình này với trám răng.
Thủ thuật này hường được sử dụng để thay đổi chiều dài, hình dạng hoặc vị trí của răng. Định hình và tạo viền răng có thể giúp:
- Răng bị vẹo hoặc chồng lên nhau
- Răng sứt mẻ, không đều
- Cải thiện các vết mẻ nhỏ
Bạn có thể thực hiện được phương pháp này nếu có hàm răng chắc khỏe, bình thường và xương răng đủ tiêu chuẩn định hình.
Tìm hiểu thêm: Chụp X-quang chi
>>>>>Xem thêm: Nghiệm pháp Valsalva là gì? Hướng dẫn cách áp dụng
Niềng răng
Ngày nay, mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể niềng răng. Niềng răng giúp cải thiện hình dáng bên ngoài của hàm răng, định vị hàm chính xác và điều trị các rối loạn về khớp hàm.
Niềng răng được đeo để tạo áp lực giúp định vị lại hàm, có thể mất khoảng 1 tháng hoặc lâu hơn tùy từng trường hợp.
Để đặt niềng răng, nha sĩ sẽ đặt khung liên kết làm bằng kim loại, sứ hoặc nhựa vào hàm răng bạn. Sau đó, nha sĩ kéo dây qua khung đỡ, hướng răng về đúng vị trí của chúng. Đôi khi, niềng răng sẽ được đặt đằng sau hàm răng để che giấu với mục đích thẩm mỹ.
Khi bạn đã đeo niềng, mỗi lần đến thăm khám, nha sĩ sẽ siết chặt niềng răng thêm. Bạn sẽ cảm thấy khó chịu trong một vài ngày. Ngoài ra, vệ sinh răng miệng thường xuyên trở nên đặc biệt quan trọng trong khi bạn đang đeo niềng răng.
Rủi ro xảy ra khi niềng răng rất hiếm. Tuy nhiên, những người bị dị ứng với kim loại hay cao su hoặc những người mắc bệnh nha chu có nguy cơ gặp vấn đề cao hơn trong quá trình điều trị. Chân răng ngắn cũng là một vấn đề nếu ép răng di chuyển quá nhanh.
Một cách khác để khắc phục các vấn đề về khoảng cách nhỏ trong hàm răng, liên quan đến việc đeo một số dụng cụ hỗ trợ, tùy chỉnh, là căn chỉnh hoặc niềng răng vô hình. Nha sĩ sẽ định hình lại và thay thế khung niềng này khoảng hai tuần một lần để tác động dần dần, giúp di chuyển răng theo ý muốn. Không giống như niềng răng truyền thống, niềng răng vô hình có thể được gỡ bỏ trong khi ăn, đánh răng và dùng chỉ nha khoa.
Thông thường có hai giai đoạn khi niềng răng: đeo niềng răng, sau đó sử dụng dụng cụ giữ răng để giữ hàm răng của bạn ở vị trí mới. Khung giữ có thể tháo rời hoặc liên kết vĩnh viễn ở phía sau răng của bạn.
Cầu răng
Đôi khi gọi là hàm giả cố định một phần, cầu răng được sử dụng để thay thế răng bị mất bằng răng nhân tạo. Cầu răng có thể được làm bằng vàng, hợp kim, sứ hoặc vật liệu kết hợp. Nha sĩ đặt cầu răng vào răng bọc hai bên. Sau đó, cầu răng được gắn vào răng đã chuẩn bị sẵn. Bạn cần nhớ rằng chỉ có nha sĩ mới có thể loại bỏ được cầu răng cố định.
Sự thành công khi làm cầu răng phụ thuộc vào nền tảng răng miệng. Vì vậy, bạn nhớ vệ sinh răng miệng để giữ cho hàm răng luôn chắc khỏe.
Cấy răng Implant
Cấy răng là một thủ thuật nha khoa thẩm mỹ đắt tiền nhưng là giải pháp lâu dài cho trường hợp răng bị mất. Đây là một phương pháp thay thế cho việc làm cầu răng nhưng cho phép răng giả tháo lắp được. Nha sĩ sẽ cấy ghép răng giả vào xương hàm.
Cấy răng Implant có 3 phần:
- Trụ kim loại titan, gắn kết với xương hàm
- Một khớp kết nối, khớp với phần trục implant cấy ra khỏi nướu
- Mão răng sứ được nha sĩ tạo hình đặc biệt để nhìn như răng tự nhiên
Bạn có thể cấy Implant để thay thế cho các răng bị mất. Nếu bạn bị mất xương do bệnh nha chu hoặc mất răng, nha sĩ sẽ cần phải ghép xương trước khi cấy ghép để có một nền tảng đảm bảo.
Cấy răng Implant đòi hỏi một số bước, bao gồm:
- Một bài kiểm tra toàn diện, chụp X-quang và tư vấn trước khi cấy ghép
- Phẫu thuật cấy trục titan
- Lấy khuôn răng của hàm trên và hàm dưới
- Tạo mô hình cho răng giả hoặc mão răng
- Định vị vị trí của mão răng
- Thực hiện các kiểm tra tiếp theo với các nhân viên nha khoa
Tìm hiểu thêm: Nên làm cầu răng sứ hay cấy ghép implant?
Các thủ thuật nha khoa thẩm mỹ khác
Nhiều phương thức khác cũng giúp cải thiện nụ cười cho bạn. Các thủ thuật này sẽ giúp ích trong các trường hợp:
- Nướu không đồng đều
- Răng quá ngắn hoặc quá dài
- Lộ chân răng
- Tụt nướu
Nếu muốn cải thiện các vấn đề trên, bạn hãy hỏi nha sĩ về những lựa chọn tốt nhất để cải thiện và tạo ra nụ cười mà bạn tự tin nhất.