Tần số nhịp tim của bạn có thể dao động trong suốt cả ngày, tùy theo mức độ hoạt động và cảm xúc. Tuy nhiên, nhịp tim quá cao hay quá thấp đều tiềm ẩn những rủi ro cho sức khỏe, trong đó có nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Vậy, nhịp tim bao nhiêu là tốt nhất và bạn có thể làm gì để ổn định nhịp tim của mình?
Bạn đang đọc: Nhịp tim bao nhiêu là tốt nhất và làm sao để duy trì?
Mời bạn cùng Kenshin.vn đi tìm lời giải đáp trong bài viết ngay sau đây nhé!
Nội Dung
Nhịp tim bao nhiêu là tốt nhất?
Nhịp tim nghỉ ngơi bao nhiêu là tốt?
Khi bạn nghỉ ngơi, tim của bạn đang bơm lượng máu thấp nhất để cung cấp lượng oxy mà cơ thể cần.
Vậy, nhịp tim bao nhiêu là tốt nhất khi nghỉ ngơi? Đối với hầu hết người trưởng thành khỏe mạnh từ 18 tuổi trở lên, nhịp tim nghỉ ngơi nằm trong khoảng từ 60 đến 100 nhịp mỗi phút là tốt nhất.
Nhịp tim nằm ngoài phạm vi này vẫn có thể được coi là tốt trong một số trường hợp. Ví dụ, các vận động viên chuyên nghiệp được đào tạo bài bản để đi thi đấu có thể có nhịp tim nghỉ ngơi chậm dưới 40 nhịp mỗi phút. Điều này có nghĩa là cơ tim đang hoạt động hiệu quả và họ có sức khỏe tim mạch tốt hơn, cung lượng tim hiệu quả hơn theo từng nhát bóp. Tuy nhiên, đối với người bình thường, nhịp tim chậm lại có thể trở thành một mối nguy hiểm tiềm ẩn.
Nhịp tim khi chạy bộ bao nhiêu là tốt?
Nhịp tim tối đa của một người là nhịp tim khi tim bạn đang làm việc hết sức để bơm thêm máu giàu oxy đi các cơ quan nhằm đáp ứng nhu cầu cơ thể đang tăng lên trong hoạt động thể chất cường độ cao, chẳng hạn như chạy bộ.
Nhịp tim tối đa của một người được ước tính bằng cách lấy 220 trừ đi số tuổi của họ. CDC khuyên rằng bạn nên nhắm đến việc đạt nhịp tim tốt nhất là 64-76% nhịp tim tối đa với các bài cường độ vừa và 77-93% nhịp tim tối đa với các bài cường độ cao.
Tuy nhiên, có một vài yếu tố ảnh hưởng khi xem xét nhịp tim mục tiêu của mỗi người. Bạn nên tham khảo bác sĩ để xem mình có rủi ro nào không trước khi tập các bài thể dục mạnh.
Bạn có thể quan tâm: Nhịp tim khi chạy bộ tăng bao nhiêu thì lý tưởng nhất?
Nhịp tim bao nhiêu là tốt còn tùy vào độ tuổi
Nếu bạn thắc mắc nhịp tim tốt nhất là bao nhiêu thì câu trả lời là con số này có thể thay đổi và khác nhau ở mỗi người. Bởi vì, tuổi tác và tình trạng sức khỏe tổng quát cũng có thể ảnh hưởng đến nhịp tim. Bạn càng trẻ, nhịp tim càng có xu hướng nhanh hơn. Ngược lại, khi càng lớn tuổi thì nhịp tim sẽ càng có xu hướng chậm dần.
Vậy, nhịp tim người già bao nhiêu là tốt hay cụ thể hơn là với những người trên 60 tuổi nhịp tim bao nhiêu là tốt? Theo một nghiên cứu gần đây cho thấy giới hạn nhịp tim tối đa khi nghỉ ngơi đối với người trên 60 tuổi là 95 nhịp/phút.
Nhịp tim bao nhiêu là tốt theo từng độ tuổi cụ thể như sau:
- Trẻ sơ sinh đến 4 tuần: 100 – 205 nhịp mỗi phút
- Trẻ từ 4 tuần tuổi đến 1 tuổi: 100 – 180 nhịp mỗi phút
- Trẻ từ 1 đến 3 tuổi: 98 – 140 nhịp mỗi phút
- Trẻ từ 3 đến 5 tuổi: 80 – 120 nhịp mỗi phút
- Trẻ từ 5 đến 12 tuổi: 75 – 118 nhịp mỗi phút
- Thanh thiếu niên từ 13 đến 18 tuổi: 60 – 100 nhịp mỗi phút
- Người lớn từ 18 đến 20 tuổi: 68 – 96 nhịp mỗi phút
- Người lớn từ 21 đến 30 tuổi: 65 – 95 nhịp mỗi phút
- Người lớn từ 31 đến 40 tuổi: 63 – 94 nhịp mỗi phút
- Người lớn từ 41 đến 50 tuổi: 61 – 90 nhịp mỗi phút
- Người lớn từ 51 đến 60 tuổi: 60 – 87 nhịp mỗi phút
- Người lớn từ 61 đến 70 tuổi: 60 – 86 nhịp mỗi phút
- Người lớn từ 71 đến 80 tuổi: 63 – 85 nhịp mỗi phút.
Các yếu tố ảnh hưởng đến nhịp tim
Ngoài tuổi tác và cường độ hoạt động, bạn cũng nên nhớ rằng có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến vấn đề nhịp tim bao nhiêu là tốt. Các yếu tố này bao gồm:
- Trạng thái ngủ – thức: Nhịp tim khi ngủ luôn chậm hơn nhịp tim khi thức. Nhịp tim cũng thay đổi khi bạn trải qua các giai đoạn khác nhau của giấc ngủ. Ban đầu, khi ngủ nông, nhịp tim bắt đầu chậm lại. Khi bạn đã ngủ sâu, nhịp tim đạt đến mức thấp nhất. Trong giấc ngủ chuyển động mắt nhanh (REM), nhịp tim có thể tăng nhanh như khi đang thức.
- Giới tính: Nam giới trưởng thành có xu hướng có nhịp tim thấp hơn nữ giới.
- Nhiệt độ cơ thể và không khí: Cơ thể bị sốt hoặc trời nóng có thể làm tăng nhịp tim.
- Vị trí cơ thể: Đột ngột thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi hay đứng lên có thể làm tăng nhịp tim.
- Trạng thái cảm xúc: Bạn có thể thấy tim mình đập nhanh hơn bình thường khi căng thẳng hoặc lo lắng.
- Cân nặng: Thừa cân tạo thêm áp lực cho tim, khiến tim đập nhanh hơn.
- Thuốc men: Một số loại thuốc có thể làm chậm hoặc tăng tốc độ tim đập.
- Các chất kích thích: Uống trà, cà phê, thuốc lá và sử dụng chất kích thích sẽ làm tăng nhịp tim.
- Bệnh lý nền: Mắc bệnh tim mạch, cholesterol cao hoặc tiểu đường có thể ảnh hưởng đến nhịp tim.
Cách duy trì và ổn định nhịp tim
Tìm hiểu thêm: Trị thâm mụn cho nam cách nào?
>>>>>Xem thêm: Scorbut
Mặc dù nhịp tim bao nhiêu là tốt có thể thay đổi theo từng người, nhưng nhịp tim nghỉ ngơi nhanh bất thường hoặc nhịp tim tối đa thấp có thể cảnh báo một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và tử vong.
Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu nhịp tim luôn nhanh trên 100 nhịp một phút (nhịp tim nhanh) hoặc nếu bạn không phải là một vận động viên mà nhịp tim chậm dưới 60 nhịp một phút (nhịp tim chậm). Đặc biệt là nếu xuất hiện các triệu chứng khác kèm theo, chẳng hạn như ngất xỉu, chóng mặt hoặc khó thở.
Cuối cùng, bạn có thể thực hiện một số cách sau đây để kiểm soát nhịp tim tại nhà:
- Tập thể dục: Giống như mọi cơ bắp khác trên cơ thể, trái tim sẽ khỏe hơn khi bạn tập thể dục. Hoạt động thể chất làm cho trái tim hoạt động hiệu quả hơn để nó sử dụng ít năng lượng hơn khi bạn nghỉ ngơi. Một số bài tập đặc biệt tốt cho tim là yoga, aerobic, đi bộ và chạy bộ.
- Bỏ hút thuốc: Hút thuốc lá có tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể. Khi bạn bỏ hút thuốc, trái tim sẽ bắt đầu phục hồi gần như ngay lập tức. Chỉ 20 phút sau khi bỏ hút thuốc, nhịp tim và huyết áp của bạn sẽ bắt đầu điều hòa về mức ổn định hơn.
- Thư giãn: Các kỹ thuật thở như thở sâu hoặc thiền định có thể giúp đưa nhịp tim trở lại bình thường. Bên cạnh đó, khi bạn giảm cảm giác lo lắng, căng thẳng có thể làm giảm nhịp tim.
Hi vọng bài viết đã giải đáp được cho bạn thắc mắc nhịp tim bao nhiêu là tốt và cung cấp thêm những thông tin hữu ích để chăm sóc sức khỏe tim mạch nói chung.