Ung thư hắc tố, hay ung thư hắc tố ác tính, là ung thư da phát triển từ các tế bào chứa sắc tố được gọi là melanocyte. Nó xảy ra với những người thường xuyên phơi mình dưới ánh nắng gay gắt. Hiểu về bệnh lý này sẽ giúp bạn phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Bạn đang đọc: Những điều bạn cần biết về ung thư hắc tố ác tính
Vậy nguyên nhân ung thư hắc tố là gì và làm thế nào để phát hiện bệnh sớm? Mời bạn cùng tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé!
Nội Dung
Tìm hiểu chung
Ung thư hắc tố là gì?
Giống như các bệnh ung thư khác, khối u ác tính phát triển khi ADN trong tế bào bị tổn thương gây ra đột biến gen, khiến tế bào nhân lên nhanh chóng và hình thành các tế bào bất thường mới.
Ung thư hắc sắc tố thường xuất hiện ở trên da. Cũng có khi chúng xuất hiện ở mắt, miệng, xung quanh bộ phận sinh dục hay hậu môn.
Năm 2012, có gần 1 triệu người sống với khối u ác tính. Tỷ lệ mắc phải bệnh ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, căn bệnh cũng đã được phát hiện trên cơ thể trẻ em.
Dấu hiệu
Dấu hiệu của khối u ác tính là gì?
Dấu hiệu đầu tiên của khố u ác tính thường là nốt ruồi với những thay đổi như tăng kích thước, các cạnh không đều, thay đổi màu sắc, ngứa hoặc loét da.
Bạn hãy sử dụng nguyên tắc ABCDE để theo dõi và kiểm tra:
A: hình dạng bất đối xứng
B: viền không đều
C: màu sắc khác nhau trong một nốt ruồi
D: đường kính lớn hơn cục tẩy bút chì
E: hình dạng, màu sắc hoặc kích thước của nốt ruồi
Tuy nhiên, không phải tất cả khối u ác tính đều có hình dạng như nốt ruồi. Khối u ác tính acral lentiginous thường xuất hiện dưới dạng đổi màu thành một mảng đen/nâu dưới móng tay, móng chân hoặc ở lòng bàn chân/bàn tay. Đây là loại loại ung thư hắc tố phổ biến nhất ở người Mỹ gốc Phi và người châu Á, ít phổ biến ở người da trắng.
Nguyên nhân và nguy cơ
Nguyên nhân gây ung thư hắc tố là gì?
Nguyên nhân chính hình thành nên khối u ác tính là tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím UV. Nguồn tia cực tím không chỉ xuất hiện ở ánh nắng mặt trời mà còn xuất hiện ở một số thiết bị ánh sáng khác. Chúng ta nên lưu ý điều này khi mua các thiết bị đèn điện như đèn soi da. Ngoài ra còn có một số yếu tố khác như:
- Tiền sử gia đình có khối u ác tính
- Cá nhân từng bị khối u ác tính
- Da trắng dễ bị bỏng và tàn nhang
- Cá nhân từng bị cháy nắng phồng rộp
- Hệ thống miễn dịch yếu, do bệnh hoặc điều trị y tế
- Đàn ông trên 45 tuổi
- Người có tuổi, mặc dù khối u ác tính là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở những người dưới 30 tuổi.
Nếu phát hiện thấy mình có những yếu tố nguy cơ trên, bạn nên đến bác sĩ da liễu để được kiểm tra thường xuyên và theo dõi tình trạng.
ĐIều trị
Những phương pháp điều trị ung thư hắc tố là gì?
Tìm hiểu thêm: Đau đùi dị cảm
>>>>>Xem thêm: Cách sử dụng bút tiêm insulin có thể bạn chưa biết
Việc điều trị tùy thuộc vào việc bạn phát hiện sớm hay muộn. Phương pháp bao gồm tiểu phẫu để giúp loại bỏ mô ung thư rồi sau đó phẫu thuật theo quy mô, hóa trị, xạ trị, miễn dịch và trị liệu đích.
Phương pháp điều trị dựa vào quá trình mà khối u ác tính được chuẩn đoán, bao gồm 5 giai đoạn:
- Giai đoạn đầu: Khối u ác tính nằm ngoài da. Do đó, bác sĩ sẽ dùng biện pháp điều trị là giải phẫu để giúp bạn loại bỏ nó khỏi cơ thể.
- Giai đoạn 2 và 3: Khu vực ung thư da được cắt bỏ và sản sinh các hạch bạch huyết gần đó.
- Giai đoạn 4: Ở giai đoạn này, ung thư đã lan rộng ra các hạch bạch huyết. Nếu dùng giải phẫu để loại bỏ phần da bị ung thư sẽ gây ảnh hưởng đến các hạch bạch huyết. Điều trị ở giai đoạn này thường là xạ trị, hóa trị, liệu pháp đích hoặc liệu pháp miễn dịch.
- Giai đoạn cuối: Ung thư ở giai đoạn này sẽ khó điều trị nhất, vì bệnh đã lan từ da và các hạch bạch huyết đến các bộ phận khác của cơ thể. Giai đoạn này cần kết hợp tất cả biện pháp điều trị trên để chữa trị.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Điều trị phẫu thuật ung thư da không đáng sợ như bạn nghĩ
Tỷ lệ sống
Tỷ lệ phần trăm kéo dài thời gian sống của người bệnh lên 5 năm hoặc 10 năm phân theo các giai đoạn của bệnh như sau:
- Giai đoạn đầu và 2: Tỷ lệ sống sau 5 năm tới 97% và tỷ lệ sống sót sau 10 năm tới 95%. Đó là vì ung thư chỉ ảnh hưởng đến da ít gây ra nguy hiểm.
- Giai đoạn 3: Tỷ lệ sống 5 năm đối với khối u ác tính ở giai đoạn 3 dao động từ 53% đến 81% và tỷ lệ sống 10 năm dao động từ 40% đến 67%.
- Giai đoạn 4: Tỷ lệ sống sót sẽ giảm khi bạn được chuẩn đoán là tình trạng trở nên nguy hiểm hơn. Đối với ung thư giai đoạn 4, tỷ lệ sống sót sau 5 năm dao động từ 40% đến 78% và tỷ lệ sống sót sau 10 năm dao động từ 24% đến 68%.
- Giai đoạn cuối: Khi phát hiện ung thư ở giai đoạn cuối, tỷ lệ sống sót sau 5 năm giảm xuống còn 15% đến 20% và tỷ lệ 10 năm xuống còn 10% đến 15%.
Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc bảo vệ làn da bạn để tránh khối u ác tính. Cần thường xuyên kiểm tra tổng quát để được điều trị sớm nhất.
Phòng ngừa
Làm thế nào để ngăn chặn khối u ác tính?
Một trong những cách bảo vệ tốt nhất và dễ nhất để giảm nguy cơ mắc khối u ác tính là tránh xa tia cực tím. Ngoài ra, bạn cần tuân thủ những lời khuyên dưới đây:
- Ở trong bóng râm, đặc biệt là vào giữa trưa
- Mặc quần áo và đội mũ kín để che hầu hết da cũng như phần đầu
- Đeo kính râm để bảo vệ mắt và da xung quanh vùng mắt
- Sử dụng kem chống nắng
- Tránh tắm nắng
- Mặc quần áo bảo hộ và che chắn tia cực tím nếu công việc của bạn liên quan đến hàn hồ quang hoặc sử dụng đèn hồ quang xenon, xenon-thủy ngân, đèn pin plasma…
Bên cạnh đó, cần bảo vệ trẻ em khỏi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá mức bằng cách cho chúng mặc quần áo, đội mũ và thoa kem chống nắng khi vui chơi ngoài trời.
Những người có tiền sử gia đình bị u ác tính, nên hỏi bác sĩ về việc kiểm tra da thường xuyên cũng như học cách tự kiểm tra.