Nội soi vòm họng là cách để bác sĩ nhận biết những dấu hiệu bất thường đang diễn ra ở vòm họng của bệnh nhân. Đó cũng là cơ sở dữ liệu để bác sĩ có những chẩn đoán chính xác sức khỏe vòm họng. Tuy nhiên, nội soi vòm họng không phải là cách tốt nhất để phát hiện ung thư vòm họng.
Bạn đang đọc: Nội soi vòm họng có phát hiện ung thư vòm họng không?
Ung thư vòm họng có 4 giai đoạn phát triển gồm ủ bệnh, bộc phát, tiến triển và di căn. Bệnh rất khó phát hiện trong giai đoạn sớm và chỉ bộc phát khi đã trở nặng. Điều này gây nhiều bất lợi cho bệnh nhân trong quá trình điều trị. Muốn tăng hiệu quả chữa trị ung thư vòm họng, bạn phải phát hiện bệnh ở giai đoạn 1 hoặc giai đoạn 2.
Vì vậy việc kiểm tra sức khoẻ định kỳ là rất cần thiết, đặc biệt là tầm soát ung thư vòm họng. Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện nhiều phương pháp khác nhau để chẩn đoán tình trạng cổ họng, trong đó có kỹ thuật nội soi vòm họng. Vậy nội soi vòng họng là gì? Mời bạn cùng Kenshin.vn tìm hiểu trong bài viết sau.
Nội Dung
Nội soi vòm họng là gì?
Nội soi vòm họng là một loại xét nghiệm được các bác sĩ chuyên khoa tai, mũi, họng sử dụng để nhìn vào phía sau cổ họng của bệnh nhân. Ống nội soi mềm, độ dài linh hoạt có gắn camera và kính chuyên dụng ở 2 đầu cho phép bác sĩ nhìn thấy những hình ảnh rõ ràng ở mũi và cổ họng.
Trước khi nội soi vòm họng, bệnh nhân có thể được xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ đông máu. Nếu bạn đang dùng các loại thuốc có ảnh hưởng đến quá trình đông máu như aspirin, clopidogrel, warfarin hoặc thuốc chống viêm khớp, hãy thông báo cho bác sĩ. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn ngưng dùng một trong các loại thuốc đó (hoặc tất cả) để thuận lợi cho quá trình nội soi vòm họng.
Bạn còn phải nhịn ăn hoàn toàn trong 6-8 tiếng đồng hồ trước khi nội soi nhưng có thể uống một ít nước trước đó 2 giờ. Nếu bạn bị nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe khi nhịn ăn thì hãy hỏi ý kiến bác sĩ để có lời khuyên phù hợp.
Nội soi họng có đau không?
Bên cạnh việc tìm hiểu “nội soi vòm họng là gì?’, nhiều người bệnh cũng quan tâm “liệu nội soi họng có đau không?’. Thông thường, bạn phải làm thủ tục nội soi ở bệnh viện hoặc phòng khám có đầy đủ trang thiết bị y tế. Khi đó, sẽ có một bác sĩ chuyên khoa giúp bạn nội soi và một y tá hỗ trợ ghi chép thông tin bệnh án. Thủ tục nội soi thường mất khoảng 30 phút và thực hiện trong lúc bạn tỉnh táo. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc an thần hoặc thuốc gây mê trước khi nội soi.
Bạn nằm xuống giường bệnh, ống nội soi mềm được nhẹ nhàng đưa vào miệng rồi đi xuống cổ họng của bạn để bác sĩ xem xét hình ảnh. Nội soi cổ họng không gây đau đớn cho bệnh nhân mà chỉ khiến họ gặp sự khó chịu nhẹ. Cảm giác ấy giống như khi bạn bị khó tiêu hoặc đau họng.
Nội soi vòm họng có phát hiện ung thư vòm họng không?
Tìm hiểu thêm: Chăm sóc cún cưng chỉ với dầu dừa
>>>>>Xem thêm: Chuối rất tốt đối với những bà mẹ cho con bú
Bằng cách nội soi, bác sĩ có thể nhìn thấy mọi diễn biến bên trong vòm họng của bệnh nhân. Ngoài ra, họ cũng có thể nhìn thấy các hạch bạch huyết gần đó bị sưng hoặc có dấu hiệu bất thường.
Như đã phân tích, ung thư vòm họng không dễ nhận biết khi chỉ có một vài biểu hiện bất thường ở khu vực vòm họng. Vì thế, phương pháp nội soi vòm họng đơn thuần không phải là cách tốt nhất để phát hiện ung thư vòm họng.
Sau khi nội soi cổ họng, nếu nghi ngờ những biến đổi bất thường ở vòm họng là dấu hiệu của bệnh ung thư, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn tiến hành thêm thủ tục sinh thiết để có chẩn đoán chính xác. Sinh thiết là thủ thuật lấy mẫu mô (tế bào) bất thường ở vòm họng để xét nghiệm xem đó chỉ là tế bào đang bị tổn thương bình thường hay tế bào ung thư.
Làm xét nghiệm sinh thiết hoặc tầm soát ung thư vòm họng theo định kỳ là cách giúp bạn phát hiện ung thư hoặc nguy cơ gây ung thư để triệt tiêu chúng trong những giai đoạn đầu.
Bạn sẽ gặp rủi ro gì khi nội soi vòm họng?
Nhìn chung, kiểu nội soi cổ họng nhẹ nhàng hơn các kiểu nội soi khác. Tuy nhiên, trước khi tiến hành thủ tục, y tá hoặc điều dưỡng sẽ yêu cầu bạn cung cấp thông tin người thân có thể hỗ trợ bạn nếu có bất kỳ vấn đề nào xảy ra sau khi bạn nội soi. Những rủi ro có thể xảy ra bao gồm:
Đau họng
Trong vòng 24 giờ sau khi nội soi vòm họng, có thể bạn sẽ bị đau họng nhẹ. Cảm giác này rõ ràng hơn khi bạn nuốt nước bọt hoặc thức ăn.
Đầy hơi
Trong khi tiến hành nội soi cổ họng, không khí sẽ đi vào dạ dày khiến bạn bị đầy hơi hoặc trướng bụng nhẹ. Điều này sẽ tự động biến mất sau vài tiếng đồng hồ.
Chảy máu
Bệnh nhân sau khi nội soi họng cũng có thể bị chảy máu ở vùng nào đó trên đường ống nội soi đi qua. Đây là một trong những lý do vì sao bác sĩ yêu cầu bạn phải kiểm tra mức độ đông máu trước khi tiến hành nội soi. Chảy máu là rủi ro rất hiếm gặp trong các trường hợp nội soi vùng họng.
Khó thở
Với những người cần phải dùng thuốc an thần hoặc thuốc gây mê trước khi nội soi họng, có thể họ sẽ thấy khó thở sau khi hoàn tất quá trình nội soi. Khi gặp phải tình trạng này, bệnh nhân sẽ được giữ lại bệnh viện (hoặc phòng khám) để tiếp tục theo dõi cho đến khi họ trở lại nhịp thở bình thường.
Trương Phương Đài/ Kenshin.vn