Dâu tây là một loại quả mọng nước có chứa nhiều vitamin C, axit folic, chất xơ và kali. Uống nước ép dâu tây thường xuyên không chỉ giúp bạn làm đẹp da mà còn giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường và ung thư.
Bạn đang đọc: Nước ép dâu tây vừa khỏe người lại đẹp da
Nước ép dâu tây không chỉ có mùi vị thơm ngon mà còn có chứa nhiều nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Dâu tây chủ yếu bao gồm nước (91%), carbohydrate (7,7%), chất béo (0,3%) và protein (0,7%).
Trong một cốc dâu tây tươi (khoảng 166g) có chứa những thành phần dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe của cơ thể như:
Nhờ các thành phần dinh dưỡng mà dâu tây có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim, ung thư, đột quỵ nên phù hợp với những người mắc bệnh tiểu đường.
Dưới đây là những tác dụng của nước ép dâu tây vừa tốt cho sức khỏe lại giúp làm đẹp da tự nhiên.
Nội Dung
- 1 Tác dụng của nước ép dâu tây
- 1.1 1. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
- 1.2 2. Ngăn ngừa đột quỵ
- 1.3 3. Giảm nguy cơ gây ung thư
- 1.4 4. Làm giảm huyết áp
- 1.5 5. Phù hợp với người bệnh tiểu đường
- 1.6 6. Tăng cường hệ thống miễn dịch
- 1.7 7. Hỗ trợ điều trị viêm khớp
- 1.8 8. Là thực phẩm tốt cho mắt
- 1.9 9. Hỗ trợ cải thiện tâm trạng
- 1.10 10. Giảm triệu chứng dị ứng
- 1.11 11. Giúp làm đẹp da
- 2 Cách làm nước ép dâu tây
Tác dụng của nước ép dâu tây
1. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Tác dụng của dâu tây giúp phòng ngừa bệnh tim vì có chứa những thành phần:
• Polyphenol: Polyphenol là các hợp chất thực vật tốt cho cơ thể. Polyphenol có thể hoạt động như một chất chống oxy hóa giúp cân bằng các gốc tự do có hại gây ra các bệnh tim mạch.
• Anthocyanin: Một báo cáo năm 2019, các nhà nghiên cứu đã thấy rằng anthocyanin trong dâu tây có thể giúp bạn tránh khỏi những rủi ro bị nhồi máu cơ tim.
• Flavonoid quercetin: Flavonoid quercetin là một chất chống viêm tự nhiên và làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.
• Kali: Theo một nghiên cứu năm 2011, những người tiêu thụ 4.069 (mg) kali mỗi ngày có nguy cơ tử vong do bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ thấp hơn so với những người tiêu thụ khoảng 1.000 mg kali mỗi ngày.
2. Ngăn ngừa đột quỵ
Một nghiên cứu vào năm 2016 đã đánh giá về mối liên hệ giữa nguy cơ mắc bệnh đột quỵ và các chất chống oxy hóa có trong dâu tây như quercetin, kaempferol và anthocyanin. Các nhà nghiên cứu đã nhận thấy những chất chống oxy hóa này có tác dụng chống lại đột quỵ bằng cách ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông.
Kali trong dâu tây cũng hoạt động như một thuốc giãn mạch giúp cải thiện lưu lượng máu đến não và giảm nguy cơ gây đột quỵ.
3. Giảm nguy cơ gây ung thư
Dâu tây chứa flavonoid nên có thể giúp bạn ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư. Các flavonoid như anthocyanin, quercetin và kaempferol hoạt động như một tuyến phòng thủ ức chế sự phát triển của các khối u và viêm nhiễm.
4. Làm giảm huyết áp
Người bệnh cao huyết áp không nên hấp thụ nhiều natri vào cơ thể vì natri sẽ làm giữ nước và gây ra hiện tượng tăng huyết áp. Các bác sĩ thường khuyên người bệnh bổ sung những phực phẩm có chứa nhiều kali để làm giảm thiểu những ảnh hưởng của natri trong cơ thể người bệnh và làm giảm huyết áp.
Khảo sát nghiên cứu về sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia (NHANES) Mỹ cho biết chỉ có ít hơn 2% người trưởng thành Mỹ đáp ứng được lượng kali khuyến nghị hàng ngày là 4.700 mg.(1)
Để tránh bị thiếu kali trong cơ thể, bạn có thể bổ sung dâu tây vào thực đơn hàng ngày bởi đây là một trái cây mọng nước và có chứa nhiều kali.
5. Phù hợp với người bệnh tiểu đường
Dâu tây là một loại trái cây phù hợp với người mắc bệnh tiểu đường do có chứa hàm lượng chất xơ cao. Hàm lượng chất xơ cao sẽ giúp người bệnh ổn định lượng đường máu trong cơ thể.
Chất xơ giúp bạn có cảm giác no lâu hơn sau khi ăn và hạn chế được các tình trạng ăn nhẹ giữa các bữa ăn. Chất xơ sẽ giúp hỗ trợ quản lý glucose và làm giảm nguy cơ tăng đột biến lượng đường trong máu.
6. Tăng cường hệ thống miễn dịch
Tìm hiểu thêm: Ham muốn tình dục thay đổi thế nào khi bạn 20, 30 và 40?
Một khẩu phần dâu tây cung cấp khoảng 150% nhu cầu vitamin C hàng ngày của cơ thể, giúp chống lại nhiễm trùng và bệnh tật. Loại trái cây này có thể giúp bạn phòng ngừa các bệnh từ cảm lạnh thông thường cho đến cảm cúm. Vitamin C cũng hoạt động như một chất chống oxy hóa và vô hiệu hóa các gốc tự do gây tổn hại cho các DNA khỏe mạnh.
7. Hỗ trợ điều trị viêm khớp
Sự gia tăng quá nhiều gốc tự do có thể gây ra tình trạng viêm và làm suy giảm các cơ cũng như mô của cơ thể. Do đó, các khớp xương không hoạt động như bình thường và làm tích tụ các chất độc hại, gây ra các tình trạng như viêm khớp và bệnh gút. Các chất chống oxy hóa trong dâu tây có thể giúp giải độc cơ thể và giảm viêm.
8. Là thực phẩm tốt cho mắt
Dâu tây có khả năng làm giảm thiểu các vấn đề về thị lực như thoái hóa điểm vàng do tuổi vì có chứa flavonoid, axit ellagic và phytochemical.
Các hợp chất chống oxy hóa này giúp làm sạch và phát hiện các gốc tự do, ngăn chặn chúng phá hủy các cấu trúc mắt khỏe mạnh.
9. Hỗ trợ cải thiện tâm trạng
Dâu tây có chứa axit alpha-linolenic là một loại axit béo omega-3 giúp cải thiện cảm xúc và tâm trạng. Các lợi ích cải thiện tâm trạng của axit alpha-linolenic có thể so sánh với các tác dụng ổn định tâm trạng của axit valproic thường được kê đơn. (2)
10. Giảm triệu chứng dị ứng
Dâu tây mang lại lợi ích tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa viêm nhiễm nên chúng dược xem như là vũ khí giúp chống lại dị ứng. Quả mọng này có chứa một loại flavonoid chống dị ứng đặc biệt gọi là fisetin có khả năng giúp các tế bào miễn dịch của cơ thể kiểm soát các phản ứng viêm đối với các chất gây dị ứng.
11. Giúp làm đẹp da
Các vitamin C trong dâu tây được cơ thể sử dụng để sản xuất collagen, một loại protein thiết yếu cho sức khỏe của da, giúp da luôn mềm mại và trẻ trung. Ngoài ra, vitamin C đóng vai trò là chất làm sạch gốc tự do, chống lại sự phát triển của ung thư da và lão hóa sớm.
Chính nhờ mùi vị ngon ngọt, chua chua và bổ dưỡng mà dâu tây thường được pha chế thành những ly nước ép mát lạnh giúp tăng cường sức khỏe và làm đẹp da.
Cách làm nước ép dâu tây
>>>>>Xem thêm: 6 loại kem trị rạn da sau sinh giúp mẹ lấy lại làn da mịn màng
Nếu bạn muốn trổ tài pha những ly nước ép ngon và bổ dưỡng cho cả gia đình thì bạn có thể tham khảo công thức pha chế dưới đây.
Nguyên liệu chuẩn bị: (10 ly)
- 2 lít nước
- 100g đường
- 2 chén dâu tây
- 450ml chén nước cốt chanh
Cách thực hiện
– Bạn đổ vào nồi 240ml nước cùng với 100g đường và đun nước với lửa vừa cho đến khi đường tan rồi tắt bếp và để nguội.
– Dâu rửa sạch với một ít muối, bỏ cuống, cắt dọc, cho vào máy xay sinh tố, thêm 120ml nước và xay nhuyễn.
– Khuấy 450ml nước cốt chanh với 1,2 lít nước. Sau đó, bạn đổ hỗn hợp dâu tây đã xay vào nước cốt chanh và khuấy đều.
– Đổ nước đường đã đun sôi vào hỗn hợp dâu tây, rót vào các ly, thêm đá nếu thích rồi thưởng thức.
Một số món ăn khác cũng có thể được chế biến từ dâu tây là detox dâu tây và dưa hấu, sữa chua, kem dâu, bánh ngọt…
Dâu tây với hàng loạt các chất dinh dưỡng có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ là vitamin C, chất xơ, kali và các chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, những người có vấn đề về thận nên cẩn thận khi ăn quá nhiều dâu tây bởi loại trái cây này có chứa nhiều kali. Khi thận không thể loại bỏ được kali nữa sẽ làm tăng lượng kali trong máu làm bạn bị nôn mửa, khó thở và tim đập nhanh.
Dâu tây là loại trái cây đẹp mắt có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe và làm đẹp da nên bạn đừng bỏ lỡ khi lên thực đơn các món tráng miệng. Hãy lựa chọn nguồn thực phẩm uy tín để đảm bảo an toàn, bạn nhé!