Phân loại bệnh glôcôm (cườm nước)

Phân loại bệnh glôcôm (cườm nước)

Phân loại bệnh glôcôm (cườm nước)

Glaucoma (hay còn gọi bệnh glôcôm, thiên đầu thống hoặc cườm nước) không phải là một bệnh lý theo một cơ chế duy nhất. Về bản chất, glôcôm được phân loại ra nhiều dạng khác nhau tùy vào nguyên nhân bệnh mà bạn cần có hướng điều trị phù hợp.

Bạn đang đọc: Phân loại bệnh glôcôm (cườm nước)

Bệnh glôcôm là một nhóm bệnh làm tổn thương dây thần kinh thị giác, gây giảm dần thị lực, thị trường dẫn tới mù lòa không thể hồi phục. Glôcôm được xem là một trong ba nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa vĩnh viễn trên toàn thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Bệnh glôcôm được phân thành 2 loại là glôcôm nguyên phát và glôcôm thứ phát.

Glaucoma nguyên phát (Bệnh glôcôm nguyên phát)

Glôcôm nguyên phát là dạng bệnh xuất phát từ những vấn đề ở mắt, làm ngăn cản quá trình lưu thông thủy dịch và từ đó gây tăng nhãn áp. Ở giai đoạn sớm của bệnh thì các triệu chứng không thể hiện rõ ràng nên khó được chẩn đoán phát hiện. Các hình thái glaucoma nguyên phát gồm:

Glaucoma nguyên phát góc mở

Glaucoma góc mở nguyên phát, hay còn gọi là bệnh glôcôm mạn tính, là hình thái thường hay gặp ở các nước phương Tây. Trên thực tế, tỷ lệ mắc glôcôm góc mở nguyên phát chiếm khoảng 90% các trường hợp mắc glôcôm trong cộng đồng. Đặc trưng của dạng bệnh này là góc tiền phòng nằm giữa mống mắt và giác mạc mở rộng và kèm theo tăng nhãn áp. Bệnh thường tiến triển âm thầm và ít có triệu chứng rõ rệt ở giai đoạn sớm. Bệnh nhân thường được phát hiện khi khám mắt định kỳ hay ở giai đoạn nặng của bệnh.

Glaucoma nguyên phát góc đóng

Glaucoma góc đóng nguyên phát, hay còn gọi là bệnh glôcôm cấp tính, đặc trưng do góc tiền phòng bị đóng lại khiến thủy dịch không thể thoát ra ngoài nên dẫn tới nhãn áp tăng cao đột ngột. Vì vậy, glaucoma góc đóng nguyên phát làm tăng nhãn áp cao gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến dây thần kinh thị giác. Bệnh thường tiến triển nhanh với các triệu chứng cấp tính nặng nề như nhìn mờ, nhìn thấy quầng xanh đỏ, đau nhức mắt, nhức đầu cùng bên, có thể kèm theo nôn ói.

Phân loại bệnh glôcôm (cườm nước)

Glaucoma có nhãn áp bình thường

Glaucoma có nhãn áp bình thường là dạng bệnh glôcôm góc mở đặc biệt vì bệnh thường biểu hiện với nhãn áp như người bình thường, không tăng cao như những dạng khác nhưng vẫn diễn tiến tình trạng giảm thị lực, thị trường và thần kinh thị giác. Nguyên nhân dẫn tới hình thái bệnh glôcôm nhãn áp bình thường vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên, một số yếu tố nguy cơ như vấn đề tim mạch, huyết áp thấp hay tăng đông máu có thể góp phần là nguyên nhân gây ra bệnh. Ngoài ra, glaucoma nhãn áp bình thường cũng có thể liên quan đến tình trạng đau nửa đầu, thiếu máu não lan tỏa hoặc các rối loạn tự miễn khác.

Glaucoma bẩm sinh

Đây là dạng glôcôm gặp phải ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ, nguyên nhân do cấu trúc của nhãn cầu phát triển chưa hoàn thiện trong giai đoạn mang thai khiến kênh lưu thông thủy dịch ở mắt bị ảnh hưởng gây tăng nhãn áp. Tình trạng này thường ít gặp, có thể do yếu tố di truyền và biểu hiện thành các triệu chứng sớm nặng nề. Trẻ mắc glôcôm bẩm sinh thường biểu hiện nhạy cảm với ánh sáng, giác mạc mắt to hơn bình thường – dấu hiệu “mắt trâu”, mờ đục và kích thích tiết nhiều nước mắt.

Điều trị glaucoma nguyên phát

Tùy thuộc vào hình thái và giai đoạn bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Ở giai đoạn sớm, nhãn áp có thể được điều chỉnh bằng thuốc nhỏ hạ nhãn áp. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh tiến triển và nhãn áp chưa kiểm soát được, bác sĩ sẽ phải sử dụng kết hợp thêm các loại thuốc hạ nhãn áp khác để làm giảm nhãn áp. Thuốc nhỏ thường được ưu tiên lựa chọn do có tác dụng kéo dài và có khả năng ổn định nhãn áp cả đêm lẫn ngày để giúp bệnh nhân thuận tiện hơn khi sử dụng. Sau đó, nếu tình trạng bệnh cũng như nhãn áp vẫn tiến triển và chưa được kiểm soát, bác sĩ cần chỉ định laser hoặc phẫu thuật để giúp giảm nhãn áp và ổn định bệnh.

Tìm hiểu thêm: Chỉ nha khoa: Cách dùng đúng chuẩn và 4 “Không” bạn cần lưu ý

Phân loại bệnh glôcôm (cườm nước)

Glaucoma thứ phát (Bệnh glôcôm thứ phát)

Glaucoma thứ phát là bệnh glaucoma mắc phải do ảnh hưởng bởi một bệnh khác ở mắt hoặc toàn thân, thường xảy ở một mắt và không mang tính di truyền. Các yếu tố nguy cơ gây nên bệnh glôcôm thứ phát như: biến chứng của bệnh đái tháo đường, viêm màng bồ đào hoặc chấn thương, phẫu thuật nội nhãn… Các vấn đề này gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông thủy dịch trong mắt, từ đó dẫn đến bệnh glôcôm. Các hình thái glaucoma thứ phát bao gồm:

Glaucoma tân mạch

Glaucoma tân sinh mạch là tình trạng xảy ra khi mắt bị ảnh hưởng bởi chấn thương, viêm nhiễm, bệnh đái tháo đường, tắc mạch máu võng mạc… Bệnh gốc gây ra hiện tượng thiếu máu nên mạch máu mới (tân mạch) sẽ phát triển thêm ở mống mắt, góc tiền phòng gây tắc nghẽn góc tiền phòng làm thủy dịch khó thoát lưu ra ngoài gây tăng nhãn áp. Bệnh thường biểu hiện với tình trạng mắt mờ nhiều, đỏ mắt kèm đau nhức mắt, nhức đầu cùng bên.

Glaucoma giả tróc bao

Đây là dạng bệnh glôcôm góc mở xảy ra ở một số người mắc hội chứng giả bong bao. Dạng glôcôm này có thể tiến triển nhanh hơn và thường làm tăng nhãn áp nhiều hơn dạng glôcôm góc mở nguyên phát. Vì vậy, những người mắc hội chứng giả bong bao cần phải đi khám mắt thường xuyên để được phát hiện sớm tình trạng này.

Glaucoma sắc tố

Hội chứng phân tán sắc tố khiến cho các sắc tố ở mống mắt bị bong tróc bám dính ở góc tiền phòng và gây cản trở quá trình lưu thông thủy dịch, gây tăng nhãn áp và tiến triển bệnh glaucoma. Bệnh thường biểu hiện mờ nhức mắt, nhìn thấy quầng sáng xanh đỏ khi nhìn vào bóng đèn, triệu chứng có thể  thoáng qua hoặc tăng dần khi tập thể dục hoặc vận động mạnh. Bệnh chủ yếu được điều trị nội khoa bằng thuốc nhỏ, nếu không đáp ứng sẽ xem xét bắn laser hoặc phẫu thuật. Hiện nay, vẫn chưa có cách nào để ngăn các sắc tố bong khỏi mống mắt.

Glaucoma thể mi

Đây là dạng glaucoma xảy ra do tình trạng viêm màng bồ đào, thể mi gây tăng lượng thủy dịch vào tiền phòng, không kịp thoát lưu qua vùng bè gây tăng nhãn áp. Cứ 10 người bị viêm màng bồ đào thì có 2 người gặp phải dạng glôcôm này. Ngoài ra, viêm màng bồ đào thể mi gây viêm và tạo ra các mô sẹo ở mắt. Điều này có thể phá hủy hoặc ngăn chặn các kênh thoát thủy dịch, góp phần làm tăng áp lực trong mắt. Bên cạnh đó, một số thuốc kháng viêm nhỏ tại chỗ như dexamethasone nhỏ kéo dài cũng gây xơ hóa vùng bè làm cản trở thoát lưu thủy dịch gây ra glaucoma tiến triển.

Điều trị glaucoma thứ phát

Giống như dạng glôcôm nguyên phát, mục tiêu điều trị của glôcôm thứ phát là kiểm soát nhãn áp khi góc tiền phòng có thể đóng hoặc vẫn mở. Sử dụng thuốc nhỏ mắt là lựa chọn đầu tay trong điều trị glôcôm thứ phát. Nếu tình trạng trầm trọng hơn, các bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật dẫn lưu để làm giảm nhãn áp.

Phân loại bệnh glôcôm (cườm nước)

>>>>>Xem thêm: Chảy máu chân răng nên ăn gì? 6 nhóm thực phẩm tốt cho răng nướu

Dù là dạng glôcôm nào thì chúng cũng đều gây suy giảm thị lực và có thể dẫn đến mù lòa vĩnh viễn ngay cả khi đã được phẫu thuật. Vì vậy, bạn nên đi khám mắt định kỳ theo khuyến cáo để phát hiện sớm tình trạng và có hướng điều trị kịp thời.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *