Tự kỷ được phân chia thành nhiều loại khác nhau tùy theo mức độ mà người bệnh gặp phải. Tìm hiểu kỹ các dạng tự kỷ ở trẻ sẽ hỗ trợ hiệu quả cho quá trình điều trị của các bác sĩ.
Bạn đang đọc: Phân loại các dạng tự kỷ ở trẻ em giúp điều trị hiệu quả
Tự kỷ là căn bệnh có triệu chứng rất đa dạng. Người bị tự kỷ thường có triệu chứng với mức độ nhẹ, vừa và nặng khác nhau. Việc được chẩn đoán sớm rất quan trọng, vì chữa trị sớm sẽ tạo ra sự khác biệt đáng kể. Vậy tự kỉ có mấy loại? Bài viết sau sẽ chỉ ra 5 loại rối loạn phổ tự kỷ điển hình.
Nội Dung
1. Rối loạn tự kỷ
Rối loạn tự kỷ là thoái hóa hoặc suy yếu khả năng ngôn ngữ, nhận thức, giao tiếp xã hội, hành vi, cảm giác, gặp khó khăn trong học tập và sinh sống. Chứng rối loạn tự kỷ cũng có nhiều tên khác như chứng tự kỷ cổ điển, tự kỷ dạng thấp hay tự kỷ từ bé
>>> Đọc thêm: 10 bí quyết hiệu quả giúp dạy trẻ tự kỷ tập nói
2. Rối loạn Asperger
Trẻ bị hội chứng Asperger không chậm nói, nhưng thường thích giao tiếp một chiều, thiếu tiếp xúc xã hội, thiếu sự thấu hiểu và khả năng làm việc nhóm. Trẻ sẽ thích thú quá mức với những điều không bình thường, vụng về và cử chỉ chậm chạp cũng là những biểu hiện của hội chứng này.
3. Các loại tự kỉ ở trẻ: Rối loạn Rett
Đây là hội chứng rối loạn tâm trạng, chỉ xảy ra ở các bé gái. Trẻ bị rối loạn Rett có não nhỏ, khó đi lại, cơ thể phát triển không đồng đều, tay trẹo, khó thở, thường bị động kinh và mất các khả năng cả tốt lẫn xấu. Nhiều trẻ bị bệnh Rett nặng cũng bị liệt, phải sử dụng xe lăn và cần chăm sóc suốt 24 giờ.
>>> Tham khảo thêm: Dấu hiệu bệnh tự kỷ ở trẻ bố mẹ cần lưu ý
4. Rối loạn Heller (Rối loạn thoái hóa)
Từ lúc biết đi cho đến lúc 6 tuổi, trẻ sẽ bắt đầu thoái hóa, mất trí thông minh, ngôn ngữ và khả năng thích nghi với cuộc sống. Trẻ em với chứng thoái hóa thường bị động kinh và trí thông minh rất thấp. Rối loạn thoái hóa thường hiếm gặp. Trong 100.000 trẻ, chỉ có 1 trẻ bị tự kỷ ở dạng này.
Tìm hiểu thêm: Ung thư lá lách
5. Rối loạn phát triển bao quát – không phân định rõ (PDD-NOS)
Trong các dạng tự kỷ, PDD-NOS là chứng tự kỷ nhẹ. Dạng này không được phân loại rõ ràng. Trẻ được liệt vào dạng PDD-NOS vì chưa đến mức độ tự kỷ. Rối loạn phát triển bao quát cũng có tên gọi khác như rối loạn phát triển không điển hình, tính cách không điển hình, tự kỷ không điển hình, tự kỷ hoạt cao…
>>> Tìm hiểu thêm: Bạn đã biết cách điều trị chứng tự kỷ ở trẻ em?
6. Rối loạn phân ly tuổi thiếu niên
Rối loạn phân ly tuổi thiếu niên thường phát triển bình thường ở tuổi lên hai. Tuy nhiên sau đó trẻ mất đi các kỹ năng đã được học sau giai đoạn này. Dạng tự kỷ này có thể diễn ra từ từ vòng vài tháng. Biểu hiện rõ rệt qua những thay đổi trong hành vi, Như tức giận, kích động, sau đó là mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang.
>>>>>Xem thêm: Không phải ai cũng hiểu về làn da châu Á
Bố mẹ cần nhờ bác sĩ tư vấn về các thuật ngữ y khoa và ý nghĩa chính xác của các dạng tự kỷ ở trẻ. Hiệu quả điều trị ở mỗi dạng phụ thuộc vào vấn đề này rất nhiều.