Truyền máu điều trị bệnh thiếu máu thalassemia (hay còn gọi bệnh tan máu bẩm sinh) đòi hỏi bệnh nhân cần thực hiện định kỳ, suốt đời, đặc biệt là người mắc bệnh beta thalassemia hoặc thiếu máu nặng.
Bạn đang đọc: Rủi ro khi truyền máu điều trị bệnh thiếu máu thalassemia
Thiếu máu thalassemia là một bệnh máu do di truyền. Bệnh xảy ra khi các gen bị đột biến ảnh hưởng đến khả năng tạo ra huyết sắc tố khỏe mạnh và protein giàu chất sắt trong các tế bào hồng cầu của cơ thể. Tình trạng này làm giảm lượng hồng cầu trong máu dẫn đến thiếu máu. Tùy vào tình trạng sức khoẻ và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng liên quan, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh truyền máu để cải thiện và ngăn ngừa bệnh diễn biến xấu hơn.
Việc truyền máu được thực hiện khi có người hiến tặng máu phù hợp cho bệnh nhân. Phương pháp điều trị này cung cấp các tế bào hồng cầu khỏe mạnh với huyết sắc tố bình thường. Các tế bào hồng cầu chỉ sống trong khoảng 120 ngày. Vì vậy, bệnh nhân có thể cần truyền máu nhiều lần để duy trì nguồn cung cấp hồng cầu khỏe mạnh. Truyền máu thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng như:
- Biến dạng xương
- Phì đại lá lách
- Tăng trưởng chậm
- Vấn đề tim mạch
Mặc dù truyền máu có thể giúp điều trị bệnh thiếu máu thalassemia nhưng phương pháp này cũng có những rủi ro nhất định. Vậy những rủi ro khi truyền máu điều trị bệnh thalassemia là gì? Mời bạn cùng Kenshin.vn tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Nội Dung
Sốt sau khi truyền máu điều trị bệnh thiếu máu thalassemia
Tình trạng sốt xảy ra khi cơ thể phản ứng với các tế bào bạch cầu trong máu được hiến tặng. Người bệnh có thể có các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn và ớn lạnh. Nếu bệnh nhân gặp phải các dấu hiệu này, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng thuốc hạ sốt trước khi truyền máu hoặc giảm bạch cầu trong đơn vị máu được truyền.
Phản ứng dị ứng
Phản ứng dị ứng xảy ra khá phổ biến khi bệnh nhân được truyền máu. Nguyên nhân có thể là do hệ thống miễn dịch xem các protein hoặc những chất khác trong máu được đưa vào cơ thể là các tác nhân gây hại và tấn công chúng.
Trường hợp dị ứng nhẹ, các triệu chứng thường gặp như nổi mề đay, ngứa và mẩn đỏ, người bệnh có thể được điều trị bằng thuốc kháng histamine. Các phản ứng dị ứng nghiêm trọng hiếm khi xảy ra, nhưng chúng có thể gây ra các triệu chứng như tim đập nhanh, co thắt phế quản, hạ huyết áp hay sốc phản vệ. Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân dùng thuốc epinephrine hoặc steroid để cải thiện các triệu chứng này.
Nhiễm trùng sau khi truyền máu điều trị bệnh thiếu máu thalassemia
Nhiễm trùng máu do virus, vi khuẩn hay ký sinh trùng gây bệnh là nguy cơ chính trong phương pháp truyền máu điều trị bệnh thiếu máu thalassemia. Các biểu hiện lâm sàng khi nhiễm trùng từ nhẹ đến nặng như sốt, mẩn đỏ, ngứa, đau bụng co thắt, đau cơ, suy thận, đông máu trong lòng mạch, sốc nhiễm khuẩn.
Bác sĩ cũng cần sàng lọc máu được hiến tặng một cách cẩn thận để ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng khác như HIV và viêm gan B. Tuy nhiên, nguy cơ nhiễm HIV khi truyền máu hiện nay rất hiếm. Trong khi, nguy cơ mắc bệnh viêm gan B có thể cao hơn, nhưng bệnh nhân sẽ được chích ngừa viêm gan B để phòng ngừa rủi ro nhiễm bệnh trước khi truyền máu.
Tổn thương phổi cấp do truyền máu
Tổn thương phổi cấp do truyền máu là biến chứng nặng thường xảy ra do các kháng thể có trong huyết tương của người hiến tặng chống lại bạch cầu của bệnh nhân. Tình trạng này thường xảy ra trong khoảng 6 giờ sau khi bắt đầu truyền máu. Bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng lâm sàng như sốt, rét, tím tái, khó thở, nhịp tim nhanh, hạ huyết áp,… Người bệnh có nguy cơ mắc phải tình trạng này nếu vừa trải qua một cuộc phẫu thuật, chấn thương hoặc có các bệnh lý ác tính khác.
Phản ứng tan máu cấp tính
Tan máu cấp tính là phản ứng nghiêm trọng nhất, nhưng rất hiếm gặp. Nguyên nhân xảy ra là do bệnh nhân mắc chứng thiếu máu thalassemia nhận sai nhóm máu. Lúc này, hệ thống miễn dịch sẽ tấn công các tế bào hồng cầu được hiến tặng, khiến chúng bị vỡ ra và giải phóng các chất nguy hiểm vào cơ thể. Các triệu chứng bao gồm ớn lạnh, sốt, đau thắt lưng và buồn nôn. Nếu xuất hiện những triệu chứng trên, người bệnh cần ngừng truyền máu ngay lập tức và thông báo cho bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Phản ứng tan máu chậm
Tìm hiểu thêm: Chi tiết về các loại thuốc chữa viêm gan
>>>>>Xem thêm: 6 loại rau củ ăn nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe
Phản ứng tan máu chậm có thể xảy ra do kháng thể bất thường không được phát hiện ở thời điểm truyền máu. Các kháng thể này tấn công tế bào hồng cầu trong cơ thể bệnh nhân, khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Phản ứng này thường gặp ở những bệnh nhân thiếu máu thalassemia đã được truyền máu nhiều lần hoặc ở phụ nữ có thai đã qua quá trình mẫn cảm với hồng cầu lạ.
Các triệu chứng lâm sàng của phản ứng tan máu chậm thường xuất hiện vào khoảng 5-10 ngày sau khi truyền máu, bao gồm sốt, vàng da, chóng mặt, nước tiểu có màu đỏ. Đôi khi bệnh nhân có các dấu hiệu tan máu nặng như suy thận, sốc hoặc đông máu trong lòng mạch. Các triệu chứng nghiêm trọng hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, nếu không may xuất hiện những triệu chứng này, bệnh nhân sẽ được điều trị tương tự như các phản ứng cấp tính.
Thừa sắt do truyền máu điều trị bệnh thiếu máu thalassemia
Sắt có vai trò quan trọng trong cấu tạo hồng cầu. Do đó, các tế bào máu mà người bệnh nhận được trong quá trình truyền máu đều có sắt. Theo thời gian, sắt có thể tích tụ trong cơ thể dẫn đến tình trạng quá tải sắt ở các cơ quan như tim và gan, gây xơ hóa và suy tạng.
Điều này càng trầm trọng hơn ở bệnh nhân truyền máu thường xuyên. Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc khác nhau để thải sắt dư thừa tích tụ trong cơ thể sau khi truyền máu.
Bệnh thiếu máu thalassemia là một rối loạn máu di truyền nên không có cách ngăn chặn triệt để. Tuy nhiên, có nhiều biện pháp có thể giúp bạn kiểm soát bệnh hiệu quả và ngăn ngừa biến chứng trong quá trình điều trị, đặc biệt là điều trị bệnh bằng phương pháp truyền máu. Ngoài việc theo dõi thường xuyên tình trạng sức khoẻ và làm theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh cũng nên có chế độ sinh hoạt hợp lý để tránh những biến chứng của bệnh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.