Trong quá trình điều trị bệnh sốt xuất huyết để hạn chế nguy cơ bệnh tiến triển nặng hơn, đồng thời hỗ trợ bệnh mau khỏi và giúp quá trình phục hồi bệnh tốt hơn, người bệnh cần tránh gió, kiêng nước. Những quy tắc kiêng cữ này khiến không ít người đặt ra câu hỏi “Sốt xuất huyết có được gội đầu không?”, vì khi gội đầu, người bệnh sẽ phải tiếp xúc với nước, dễ bị nhiễm lạnh.
Bạn đang đọc: Sốt xuất huyết có được gội đầu không? Hướng dẫn gội đầu đúng cách
Để biết sốt xuất huyết có được gội đầu không, mời bạn tham khảo những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Kenshin.vn.
Sốt xuất huyết là một căn bệnh truyền nhiễm do muỗi là tác nhân lây truyền. Người bệnh sốt xuất huyết cần tuân thủ phương pháp điều trị nghiêm ngặt của bác sĩ, đồng thời kết hợp các biện pháp tự chăm sóc đúng đắn, khoa học để bệnh mau khỏi. Một trong những nguyên tắc cần nhớ khi chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết là cần kiêng nước, kiêng gió cho người bệnh. Điều này khiến nhiều người quyết định không gội đầu khi bị sốt xuất huyết. Một số cha mẹ cũng lựa chọn không tắm gội cho con vì sợ bệnh tiến triển nặng hơn.
Vậy, sốt xuất huyết có gội đầu được không? Câu trả lời ở ngay sau đây!
Nội Dung
Bạn có thể xem thêm:
Người mắc bệnh sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi? Hãy đọc ngay để biết
Giải đáp thắc mắc: Sốt xuất huyết có được gội đầu không?
Tắm rửa, gội đầu là nhu cầu vệ sinh thiết yếu của mỗi người. Việc gội đầu khi bị bệnh góp phần làm sạch vi khuẩn, virus, giúp người bệnh phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng dẫn đến bội nhiễm khi bị sốt xuất huyết. Không những thế, khi bệnh nhân sốt xuất huyết gội đầu, người bệnh thường cảm thấy thoải mái hơn, thư thái hơn, giảm mệt mỏi, bớt cảm giác “nặng đầu”.
Từ đó, có thể thấy, câu trả lời của vấn đề “Sốt xuất huyết có được gội đầu không?” là người bệnh vẫn có thể gội đầu khi bị sốt xuất huyết. Tuy nhiên, không phải trong bất kỳ giai đoạn nào của bệnh sốt xuất huyết, người bệnh cũng có thể gội đầu. Sốt xuất huyết thường được chia thành 3 giai đoạn theo diễn tiến của bệnh:
- Giai đoạn 1 (khoảng 2-3 ngày đầu): Bệnh nhân thường sốt cao, mệt mỏi, đau nhức toàn thân, nôn mửa…
- Giai đoạn 2 (từ ngày 3 đến ngày 7): Đây là giai đoạn nguy hiểm. Bệnh nhân thường giảm sốt, nhưng ngược lại, tình trạng xuất huyết trở nặng, cơ thể bị giảm tiểu cầu, hạ huyết áp, dễ dẫn đến sốc sốt xuất huyết và suy đa tạng…
- Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn phục hồi bệnh, tiểu cầu bắt đầu tăng, cơn sốt dứt hẳn.
Bạn có thể xem thêm:
Sốt xuất huyết có được tắm không? Cách tắm đúng khi bị sốt xuất huyết
Mặc dù một môi trường được vệ sinh tốt, một cơ thể sạch sẽ là những “điều kiện cần” để người bị sốt xuất huyết nhanh chóng khỏi bệnh, tránh những biến chứng đáng tiếc, nhưng cần lưu ý rằng, lời đáp trọn vẹn nhất cho vấn đề “Sốt xuất huyết có được gội đầu không?” là bệnh nhân chỉ nên gội đầu trong giai đoạn bệnh nhẹ. Khi bệnh bước vào giai đoạn nguy hiểm, việc gội đầu, chà xát da đầu, tạo ma sát và áp lực trên da đầu… có thể làm trầm trọng hơn tình trạng xuất huyết dưới da hoặc chảy máu trong. Do đó, trong giai đoạn nguy hiểm, bệnh nhân cần hạn chế gội đầu để tránh bệnh nặng hơn hay có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường.
Lưu ý:
Nếu bệnh nhân buộc phải gội đầu trong giai đoạn bệnh nặng, hãy hỏi ý kiến bác sĩ điều trị để được tư vấn thêm.
Hướng dẫn cách gội đầu cho bệnh nhân sốt xuất huyết
Tìm hiểu thêm: Chi tiết về các loại thuốc chữa viêm gan
>>>>>Xem thêm: Bất ngờ 8 tác dụng của vitamin E
Như vậy là bạn đã có được câu trả lời toàn diện nhất cho những băn khoăn “Sốt xuất huyết có được gội đầu không?”. Vậy, người bị sốt xuất huyết nên gội đầu như thế nào để vừa hỗ trợ điều trị bệnh, vừa không khiến các triệu chứng của bệnh trầm trọng hơn? Hãy để Kenshin.vn hướng dẫn bạn cách gội đầu khi bị sốt xuất huyết:
- Bệnh nhân sốt xuất huyết chỉ nên gội đầu bằng nước ấm để loại bỏ tất cả các chất độc, vi khuẩn, virus và các tạp chất khác. Tuyệt đối không gội đầu bằng nước lạnh!
- Bệnh nhân cần được gội đầu trong phòng kín, tránh gió lùa.
- Bệnh nhân cần gội đầu nhanh, không ngâm nước hay đứng gội đầu dưới vòi sen quá lâu.
- Bệnh nhân sốt xuất huyết cần gội đầu nhẹ nhàng, tránh dùng móng tay cào xát da đầu hay tác động lực mạnh lên vùng da đầu.
- Sau khi gội đầu, bệnh nhân cần lau khô tóc nhanh chóng và quấn khăn làm ấm đầu và cơ thể.
- Đối với bệnh nhân có tóc dài, dày, người bệnh cần lâu thật kỹ và sấy khô tóc sau khi gội. Không nên để tóc ẩm quá lâu dẫn đến nhiễm lạnh.
Bạn có thể xem thêm:
Giải đáp thắc mắc: Bệnh sốt xuất huyết có ngứa không?
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được “Sốt xuất huyết có được gội đầu không?” và cách gội đầu đúng chuẩn y khoa cho bệnh nhân sốt xuất huyết.