Tâm phế mạn là bệnh gì?

Tâm phế mạn là bệnh gì?

Tâm phế mạn là bệnh gì?

Tâm phế mạn (hay còn gọi là bệnh tim do phổi) là tình trạng suy tim bên phải do biến chứng của bệnh phổi mạn tính. Nếu không được theo dõi và điều trị đúng cách, bệnh có thể làm suy giảm chất lượng cuộc sống và còn gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Chính vì vậy, người bệnh nên biết thông tin bệnh và ghi nhớ những lời khuyên quan trọng trong bài viết này để có kết quả điều trị tốt nhất.

Bạn đang đọc: Tâm phế mạn là bệnh gì?

Tâm phế mạn là bệnh gì?

Đây là sự thay đổi cấu trúc (phì đại hoặc giãn nở) và chức năng của tâm thất phải của tim do tăng huyết áp động mạch phổi lâu ngày.

Nguyên nhân tăng huyết áp động mạch phổi phải do vấn đề xuất phát trực tiếp từ bệnh phổi gây ra, không bao gồm các trường hợp suy tim phải thứ phát sau suy tim trái hoặc bệnh tim bẩm sinh.

Các triệu chứng tâm phế mạn

Các triệu chứng đầu tiên của bệnh tâm phế mạn thường là khó thở hoặc choáng váng trong khi hoạt động. Bạn cũng có thể gặp tình trạng tim đập nhanh, thình thịch trong lồng ngực.

Theo thời gian, các triệu chứng xảy ra ngay khi bạn chỉ vận động nhẹ, thậm chí cả khi nghỉ ngơi. Chúng có thể bao gồm:

  • Ngất xỉu trong khi đang vận động
  • Khó chịu ở ngực, thường là phía trước ngực
  • Đau ngực
  • Sưng bàn chân hoặc mắt cá chân
  • Các triệu chứng rối loạn chức năng phổi như thở khò khè, ho, nhiều đờm
  • Môi và ngón tay tím tái hoặc hơi xanh.

Nguyên nhân gây tâm phế mạn

Tâm phế mạn là bệnh gì?

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh tâm phế mạn chính là tăng áp lực động mạch phổi. Bình thường thất phải của tim có nhiệm vụ đưa máu vào động mạch phổi để máu nhận oxy, chất dinh dưỡng và tuần hoàn đi khắp các mô trong cơ thể. Một khi áp lực trong động mạch phổi cao sẽ khiến tâm thất phải làm việc khó khăn hơn, bởi cần một lực lớn hơn áp lực trong động mạch phổi mới đẩy máu vào đây được. Sau một thời gian, cơ thất phải bị giãn, kéo dài sẽ dẫn tới hiện tượng suy tim phải.

Có nhiều lý do làm cho áp lực động mạch phổi tăng lên, chủ yếu là bởi các bệnh lý mạn tính về hệ hô hấp, phổ biến nhất là các trường hợp sau đây:

  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh tâm phế mạn
  • Tăng áp lực phổi tiên phát (do yếu tố di truyền, bệnh lý tĩnh mạch phổi,…)
  • Xơ hóa phổi
  • Thuyên tắc mạch phổi (cục máu đông mạn tính trong phổi)
  • Giãn phế quản nặng
  • Bệnh phổi kẽ
  • Hội chứng ngừng thở khi ngủ.

Ngoài ra, một số bệnh lý khác có liên quan đến hô hấp như bệnh loạn dưỡng cơ, gù vẹo nặng hay biến dạng phần trên của cột sống, bệnh lupus ban đỏ hệ thống cũng có thể gây nên bệnh tâm phế mạn.

Chẩn đoán tâm phế mạn

Chẩn đoán tâm phế mạn không thể chỉ dựa vào các triệu chứng lâm sàng. Cần phải kết hợp với việc khai thác tiền sử bệnh và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng, như vậy mới đủ cơ sở kết luận. Một số xét nghiệm thường dùng trong chẩn đoán tâm phế mạn là:

  • Chụp X-quang ngực
  • Siêu âm tim Doppler
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT) mạch máu phổi
  • Chụp hình thông khí/ tưới máu phổi.
  • Chụp MRI tim.
  • Điện tâm đồ.
  • Xét nghiệm khí máu động mạch.
  • Thông tim phải – Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán tâm phế mạn,giúp đánh giá mức độ nặng nhẹ của tăng áp động mạch phổi…

Từ kết quả của các xét nghiệm trên cộng với dấu hiệu lâm sàng và tiền sử bệnh lý của người bệnh, bác sĩ có thể xác định được nguyên nhân gây bệnh cũng như bệnh đang ở giai đoạn nào. Từ đó có thể đưa ra được các phương pháp điều trị và theo dõi sức khỏe cho người bệnh.

Điều trị tâm phế mạn

Tìm hiểu thêm: 8 cách nấu cháo bắp cho bé ăn dặm giúp bé tăng cân tốt, ngừa táo bón

Tâm phế mạn là bệnh gì?

>>>>>Xem thêm: Phản ứng Pandy: Quy trình thực hiện và ý nghĩa lâm sàng

Do tâm phế mạn là hệ quả của các bệnh lý khác, vì vậy mục tiêu điều trị chủ yếu là giải quyết các bệnh lý nền và cải thiện chức năng của tâm thất phải. Các phương pháp có thể dùng trong điều trị tâm phế mạn bao gồm:

  • Dùng thuốc: tùy vào tình trạng người bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc đường uống, tiêm tĩnh mạch hoặc đường khí dung. Các thuốc được sử dụng thường là: thuốc giãn mạch, thuốc lợi tiểu, thuốc tăng co bóp cơ tim, thuốc giãn phế quản methylxanthine, thuốc chống đông máu…
  • Liệu pháp oxy tại nhà: khi lượng oxy trong máu thấp, người bệnh cần thở oxy tại nhà qua ống thông mũi, giúp làm giảm tình trạng co mạch phổi do thiếu oxy máu và cải thiện sự thiếu oxy đến các mô.
  • Phẫu thuật ghép tim, ghép phổi hoặc cả hai: đây là biện pháp cuối cùng, được xem xét khi bệnh có tiến triển nặng, không đáp ứng được với các phương pháp điều trị khác.

Bên cạnh việc tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân cũng cần có chế độ nghỉ ngơi và làm việc phù hợp với tình hình sức khỏe. Tránh lao động quá sức, làm thúc đẩy suy tim nhanh hơn. Phải cai thuốc lá trong trường hợp người bệnh có hút thuốc. Đối với bệnh nhân có triệu chứng phù chân nhiều, cần phải kiểm soát lượng muối và nước nạp vào cơ thể hằng ngày.

Tâm phế mạn có nguy hiểm không?

Tâm phế mạn là bệnh lý tiến triển từ từ, ban đầu các bệnh lý nền chỉ gây tổn thương đến cấu trúc và chức năng của phổi, thời gian sau đó mới dẫn đến suy tim phải và cuối cùng là suy tim toàn bộ. Mặc dù hiện nay nhiều phương pháp điều trị hiện đại đã được áp dụng, nhưng suy tim phải vẫn chiếm một tỷ lệ tử vong rất cao (khoảng từ 60 đến 70%).

Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp các biến chứng khác gồm:

  • Khó thở đe dọa tính mạng
  • Phù toàn thân nghiêm trọng
  • Sốc.

Tuy nhiên, nếu bệnh lý nền được theo dõi và điều trị đúng cách thì tiên lượng tốt, bệnh có thể tiến triển chậm và ổn định. Khoảng 10 đến 20 năm hoặc lâu hơn nữa mới xuất hiện biến chứng suy tim, hoặc may mắn có thể chung sống với bệnh suốt đời mà không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

Lời khuyên để bạn sống khỏe hơn với bệnh tâm phế mạn

Không có biện pháp để đảo ngược các biến chứng liên quan đến tim, chính vì thế phòng ngừa là chìa khóa duy nhất để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân. Bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây để dự phòng bệnh tâm phế mạn:

  • Tránh các hoạt động gắng sức và nâng vật nặng
  • Tránh đi tới nơi có độ cao lớn (leo núi, đi máy bay…)
  • Tiêm vacxin phòng bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp (như cúm, phế cầu,…) để tránh các đợt bội nhiễm
  • Trường hợp mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp thì cần điều trị dứt điểm, tránh tái phát
  • Không hút thuốc lá, thuốc lào, không sử dụng rượu, bia, chất kích thích
  • Ăn nhạt
  • Hỏi bác sĩ về lượng muối ăn hằng ngày
  • Phụ nữ không nên mang thai.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *