Siêu âm thai 3 tháng đầu là điều cực kỳ quan trọng mà mẹ bầu cần thực hiện để xác định chính xác bé cưng có đang “làm tổ” đúng cách trong tử cung của bạn hay không.
Bạn đang đọc: Tất tần tật những điều cần biết về siêu âm thai 3 tháng đầu
Lần đầu siêu âm thai có thể khá thú vị và đặc biệt, nhất là với những bà mẹ mới, bởi đây là giây phút đầu tiên bạn nhìn thấy bé cưng đang phát triển trong bụng mình. Nếu bạn đang lo lắng về lần siêu âm thai đầu tiên này, hãy thả lỏng và thư giãn nhé. Hầu hết các xét nghiệm siêu âm đều an toàn, không gây đau đớn cho mẹ và bé. Dưới đây là một số thông tin cần thiết mà Kenshin.vn cho rằng bạn hãy tìm hiểu trước khi đi siêu âm thai lần đầu.
Nội Dung
- 1 Siêu âm thai 3 tháng đầu – Mẹ cần biết những gì?
- 2 Tại sao bạn cần siêu âm thai 3 tháng đầu?
- 3 Những lần siêu âm thai trong 3 tháng đầu sẽ thực hiện vào khoảng thời gian nào?
- 4 Siêu âm thai 3 tháng đầu được thực hiện như thế nào?
- 5 Cần chuẩn bị gì khi đi siêu âm thai lần đầu?
- 6 Kết quả siêu âm thai lần đầu sẽ như thế nào?
- 7 Khi siêu âm thai 3 tháng đầu, bạn sẽ nhìn thấy những gì?
- 8 Siêu âm thai 3 tháng đầu có nhìn thấy được thai đôi không?
- 9 Nếu kết quả siêu âm thai 3 tháng đầu có vấn đề, tôi nên làm gì?
Siêu âm thai 3 tháng đầu – Mẹ cần biết những gì?
Tam cá nguyệt đầu tiên là giai đoạn cực kỳ quan trọng, mẹ cần được theo dõi và hỗ trợ thường xuyên để đảm bảo thai nhi “làm tổ” và phát triển đúng cách. Ngoài ra, kết quả siêu âm thai 3 tháng đầu cũng sẽ giúp bác sĩ sớm phát hiện các vấn đề sức khỏe của mẹ và bé để có các biện pháp phòng ngừa phù hợp. Đối với một thai kỳ bình thường, trung bình, bạn sẽ cần siêu âm thai khoảng bốn lần trong ba tháng đầu.
Tại sao bạn cần siêu âm thai 3 tháng đầu?
Chắc hẳn nhiều bố mẹ luôn muốn biết tất tần tật về mang thai 3 tháng đầu. Đó là lý do mà bạn không nên bỏ qua lịch siêu âm ở giai đoạn này. Siêu âm thai 3 tháng đầu rất quan trọng bởi hoạt động này sẽ giúp bạn:
- Xác định chắc chắn mình đã mang thai
- Xác định vị trí của thai nhi: thai nằm ở trong hay ngoài tử cung
- Xác định tuổi thai và ngày dự sinh
- Chẩn đoán và ngăn ngừa dị tật bẩm sinh
- Kiểm tra nhịp tim của thai nhi
- Xác định số lượng bào thai bạn đang mang…
Siêu âm thai 3 tháng đầu sẽ giúp bạn biết bé có nguy cơ mắc các bệnh di truyền do rối loạn nhiễm sắc thể hay không, chẳng hạn như hội chứng Down và Trisomy 18.
Hội chứng Down là một tình trạng tâm thần di truyền gây khiếm khuyết trong học tập và một số đặc tính cơ thể nhất định, kéo dài suốt đời, trong khi Trisomy 18 khiến trẻ khó có thể sống sót sau khi sinh.
Tuy nhiên, kết quả siêu âm thai ba tháng đầu không dự đoán được các dị tật bẩm sinh khác như tật nứt đốt sống. Khuyết tật này thường được xác định thông qua những xét nghiệm khác trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba.
Siêu âm thai 3 đầu cực kỳ quan trọng đối với những đối tượng sau:
- Phụ nữ có kinh nguyệt không đều, khó xác định ngày dự sinh
- Phụ nữ có tiền sử sảy thai hoặc thai chết lưu
- Các trường hợp nghi ngờ có thai ngoài tử cung
Có thể bạn quan tâm: Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu (tam cá nguyệt thứ nhất)
Những lần siêu âm thai trong 3 tháng đầu sẽ thực hiện vào khoảng thời gian nào?
Các chuyên gia y tế khuyên rằng bạn nên siêu âm thai lần đầu vào khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ, nghĩa là khi bạn bị trễ kinh khoảng 2 tuần. Ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ chủ yếu siêu âm qua ngả âm đạo.
Lần siêu âm thai tiếp theo sẽ rơi vào khoảng tuần thứ 11 đến tuần thứ 13 của thai kỳ và sẽ được siêu âm qua thành bụng. Siêu âm thai sẽ được thực hiện thường xuyên hơn nếu bạn:
- Chảy máu khi mang thai
- Mang đa thai
- Phụ nữ mang thai trên 35 tuổi và mang thai lần đầu
- Phụ nữ mang thai bị u nang, u xơ hoặc những bệnh khác
Siêu âm thai 3 tháng đầu được thực hiện như thế nào?
Siêu âm thai 3 tháng đầu sẽ gồm có 2 bước sau:
- Xét nghiệm máu
- Siêu âm
Siêu âm thai qua ngả âm đạo là phương pháp thường được sử dụng khi thai nhi dưới 10 tuần tuổi. Nguyên nhân là do ở thời điểm này thai nhi quá bé, các phương pháp khác sẽ không nhìn rõ được.
Khi thực hiện, một đầu dò đã thoa gel bôi trơn sẽ được đưa vào âm đạo, đầu dò sẽ phát ra sóng âm để thu thập hình ảnh của bé và tạo ra hình ảnh trên màn hình máy tính. Việc phải thực hiện phương pháp này có thể khiến bạn cảm thấy lúng túng và không thoải mái nhưng không gây đau đớn. Việc hít thở sâu và thư giãn khi đầu dò được đưa vào sẽ giúp bạn giảm cảm giác khó chịu.
Còn nếu siêu âm qua thành bụng, bác sĩ sẽ bôi một chút gel lên bụng để đầu phát sóng nhận được tín hiệu. Sau đó, bác sĩ sẽ rà trên bụng. Sóng âm thanh dội lại từ các chất dịch và mô ở bên trong cơ thể sẽ tạo ra hình ảnh được chiếu trên màn hình máy tính.
Có thể bạn quan tâm: Mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì để vào con? Các bà bầu nên biết
Cần chuẩn bị gì khi đi siêu âm thai lần đầu?
Dù là siêu âm qua ngả âm đạo hay siêu âm qua thành bụng, bác sĩ cũng sẽ yêu cầu bạn cởi hoặc kéo quần xuống, do đó, bạn nên mặc quần áo rộng rãi, áo và quần không dính liền nhau để việc siêu âm diễn ra thuận lợi. Ngoài ra, bạn cũng sẽ được yêu cầu làm trống bàng quang bằng cách đi tiểu sạch trước khi siêu âm.
Trong quá trình siêu âm, bạn sẽ:
- Có thể khó chịu một chút hoặc không có
- Cảm thấy chút gel ấm phía trên đầu dò
- Thời gian thực hiện thường không quá 15 phút. Nếu mang thai đôi hoặc thai ba thì thời gian siêu âm có thể kéo dài hơn.
Kết quả siêu âm thai lần đầu sẽ như thế nào?
Thông thường, kết quả siêu âm thai lần đầu giúp các bác sĩ đánh giá được túi thai có ở đúng vị trí hay không, kích thước túi thai, tình trạng của tử cung và các phần phụ, tim thai…
Ngoài ra, nếu tiến hành siêu âm thai lần đầu ở giai đoạn khi sự thụ thai đã diễn ra được hơn 10 tuần, bạn có thể được biết:
- Độ mờ da gáy: Bác sĩ sẽ đo độ dày của khu vực phía sau cổ bé. Nếu độ dày vượt quá giới hạn, đây có thể là dấu hiệu sớm của hội chứng Down.
- Xét nghiệm máu: Nồng độ beta-hCG (hormone do nhau thai tạo ra) cao hoặc nồng độ PAPP-A (protein huyết tương liên quan đến thai kỳ) thấp có thể là dấu hiệu cảnh báo dị tật thai nhi.
Có thể bạn quan tâm: Siêu âm thai 12 tuần: Mẹ bầu sẽ biết được những gì?
Khi siêu âm thai 3 tháng đầu, bạn sẽ nhìn thấy những gì?
Tìm hiểu thêm: Sụt cân không chủ đích
>>>>>Xem thêm: 11 bước khám tuyến giáp thường được nhiều bác sĩ áp dụng
Ở giai đoạn này, bạn sẽ không thể nhìn thấy bé cưng một cách rõ nét. Bác sĩ sẽ chỉ cho bạn một cử chỉ nhỏ của thai nhi hoặc một chấm tròn đen trông giống như túi thai:
- 6 tuần: Bạn có thể thấy một vòng tròn nhỏ màu trắng trong túi thai, đó là túi noãn hoàng, có tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của phôi thai. Bác sĩ có thể đo chiều dài của phôi để xác định ngày dự sinh.
- 7 tuần: Bạn sẽ nhìn thấy một phôi nhỏ và có thể nghe thấy nhịp tim của bé.
- 8 tuần: Phôi trở nên rõ ràng hơn và có chiều dài khoảng 1 đến 2 cm.
- 10 tuần: Thai nhi phát triển nhanh, chiều dài phôi có thể đạt đến khoảng 3 cm trong thời gian này. Có thể nghe thấy được tim thai một cách rõ rệt.
- 11 hoặc 12 tuần: Chiều dài của bé đạt được khoảng 5 đến 6 cm. Lúc này, bác sĩ tiến hành kiểm tra:
Siêu âm thai 3 tháng đầu có nhìn thấy được thai đôi không?
Qua siêu âm, bạn có thể nhìn thấy thai đôi hoặc thai ba ở khoảng tuần thứ 6 trở đi. Có một số trường hợp, có 2 phôi thai, nhưng chỉ có một phôi thai lớn lên và phát triển. Đây được gọi là hội chứng thai đôi biến mất và khá là phổ biến.
Ngoài ra, với thai đôi, hình ảnh siêu âm cũng sẽ cho thấy các cặp song sinh có chung nhau thai hay không.
Nếu kết quả siêu âm thai 3 tháng đầu có vấn đề, tôi nên làm gì?
Lo lắng là điều khó tránh khỏi nếu kết quả siêu âm thai 3 tháng đầu không tốt. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo vì khi phát hiện sớm các vấn đề, bác sĩ có thể đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất.
Nếu kết quả cho thấy bé có dấu hiệu mắc bệnh Down, bác sĩ sẽ đề nghị bạn thực hiện một số xét nghiệm cụ thể hơn để xem xét. Nếu phát hiện bạn có thai ngoài tử cung, bác sĩ sẽ đề nghị chấm dứt thai kỳ để tránh gây nguy hiểm cho người mẹ.
Mặc dù siêu âm thai trong 3 tháng đầu không bắt buộc nhưng điều này rất được khuyến khích, đặc biệt nếu bạn gặp khó khăn trong việc thụ thai. Siêu âm thai trong khoảng từ tuần thứ 11 đến tuần thứ 13 là điều đặc biệt quan trọng mà bạn không nên bỏ qua bởi lần siêu âm này sẽ cung cấp các chỉ số quan trọng về sức khỏe của bé và khả năng mang thai của mẹ.
Ngân Phạm/Kenshin.vn