Thông liên nhĩ (hay dị tật vách ngăn tâm nhĩ) là tình trạng có một lỗ thông bất thường trên vách ngăn hai buồng tim trên (tâm nhĩ). Đây là một dạng bệnh tim bẩm sinh. Rất nhiều cha mẹ khi có con mắc phải dị tật này đều lo lắng rằng bệnh thông liên nhĩ có nguy hiểm không và cách phòng ngừa biến chứng bệnh ra sao?
Bạn đang đọc: Thông liên nhĩ có nguy hiểm không và cách phòng ngừa biến chứng?
Trong hầu hết các trường hợp, thông liên nhĩ được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ gặp ít hoặc không có biến chứng. Tuy nhiên, bệnh lý này cũng có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng trong một vài trường hợp nếu không được kiểm soát tốt. Mời bạn cùng Kenshin.vn tìm hiểu nhé!
Nội Dung
Bệnh thông liên nhĩ là gì và ảnh hưởng đến tim như thế nào?
Trước khi tìm hiểu thông liên nhĩ có nguy hiểm không thì bạn cũng nên biết bệnh thông liên nhĩ là gì và ảnh hưởng đến tim như thế nào? Thông liên nhĩ là một dị tật tim có từ khi mới sinh ra. Khi em bé phát triển trong bụng mẹ, một vách ngăn hình thành để chia hai buồng tim trên thành tâm nhĩ trái và phải. Khi vách ngăn này không được hình thành một cách chính xác, vẫn còn một hoặc một vài lỗ thủng thay vì đóng kín, tình trạng này dẫn đến khuyết tật thông liên nhĩ sau sinh.
Ở một người bình thường, vì vách ngăn tâm nhĩ kín nên máu không thể lưu thông giữa hai tâm nhĩ. Tâm nhĩ phải nhận máu nghèo oxy từ các cơ quan trong cơ thể để bơm xuống tâm thất phải và đẩy máu về phổi trao đổi khí. Trong khi đó, tâm nhĩ trái nhận máu giàu oxy từ phổi trở về tim, đưa xuống tâm thất trái để chuẩn bị bơm máu đi nuôi toàn bộ cơ thể.
Khi một đứa trẻ bị dị tật có lỗ thông liên nhĩ, máu giàu oxy có thể đi qua lỗ trên vách ngăn từ tâm nhĩ trái sang tâm nhĩ phải, sau đó chảy ngược về các động mạch phổi. Như vậy, lượng máu giàu oxy đi nuôi cơ thể sẽ bị giảm đi.
Bệnh dẫn đến các triệu chứng sau đây:
- Khó thở, đặc biệt là khi tập thể dục
- Mệt mỏi
- Sưng chân, bàn chân hoặc bụng
- Nhịp tim không đều (loạn nhịp tim)
- Cảm giác tim đập nhanh, đập thình thịch
- Nhiễm trùng đường hô hấp tái đi tái lại, kém ăn, chậm lớn ở trẻ em.
Thông liên nhĩ có nguy hiểm không? Các biến chứng thường gặp
Thông liên nhĩ có nguy hiểm không tùy thuộc vào kích thước của lỗ trên vách ngăn tâm nhĩ
Thông liên nhĩ có nguy hiểm không? Câu trả lời tùy thuộc vào kích thước của lỗ thông trên vách ngăn tâm nhĩ. Một lỗ thông liên nhĩ nhỏ (dưới 5mm) thường không gây ra vấn đề sức khỏe đáng lo ngại nào. Thông thường, những lỗ này sẽ đóng khi trẻ còn trong bào thai hoặc khi mới sinh ra. Dù có còn tồn tại đến khi lớn lên, nhiều người trưởng thành vẫn có thể sống khỏe mạnh với một lỗ hở nhỏ trên vách ngăn tâm nhĩ.
Khi lỗ trên vách ngăn quá lớn, lượng máu được bơm vào động mạch phổi quá mức. Điều này khiến tim và phổi buộc phải làm việc nhiều hơn; hệ quả là các động mạch phổi có thể bị tổn thương vĩnh viễn. Nếu không được điều trị, thông liên nhĩ lúc này sẽ rất nguy hiểm.
Cụ thể, lỗ thông có kích thước lớn hơn 2 cm có nhiều nguy cơ gây ra các biến chứng nghiêm trọng sau đây:
Bên cạnh đó, người có một lỗ thông liên nhĩ sẽ giảm bớt nguy hiểm hơn nhiều lỗ thông.
Chỉ khi được kiểm tra chuyên sâu bởi bác sĩ tim mạch, từng bệnh cảnh mới biết được bệnh thông liên nhĩ mắc phải có nguy hiểm không. Vì vậy, hãy thăm khám ngay khi có những dấu hiệu nghi ngờ và điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Thông liên nhĩ có nguy hiểm không với phụ nữ mang thai?
Tìm hiểu thêm: Mù u: Những công dụng thần kì mà bạn chưa biết
>>>>>Xem thêm: Hội chứng Fanconi
Nếu phụ nữ bị thông liên nhĩ và đang mang thai hoặc có ý định mang thai, điều quan trọng là phải nói chuyện với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bản thân và tìm cách chăm sóc tiền sản thích hợp. Bác sĩ có thể đề nghị điều trị thông liên nhĩ trước khi thụ thai. Thông liên nhĩ lớn thì các biến chứng của bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai kỳ tại bất cứ thời điểm nào.
Phòng ngừa biến chứng
Cho đến nay, vẫn chưa có cách nào để ngăn ngừa thông liên nhĩ trong giai đoạn bào thai. Tuy nhiên, một số biến chứng có thể được ngăn ngừa nếu phát hiện và điều trị sớm ngay từ khi một đứa trẻ được sinh ra.
Nếu bạn bị thông liên nhĩ và dự định có thai, hãy lên lịch thăm khám với bác sĩ nhằm mục đích:
- Theo dõi tình trạng sức khỏe hiện tại. Phụ nữ có dự định mang thai sẽ cần theo dõi một số tình trạng sức khỏe nhất định, chẳng hạn như bệnh tiểu đường hoặc bệnh lupus. Bác sĩ cũng có thể khuyên bạn nên điều chỉnh hoặc ngừng một số loại thuốc trước khi mang thai.
- Xem xét tiền sử bệnh gia đình. Nếu bạn có tiền sử gia đình bị bệnh tim bẩm sinh hoặc các tình trạng di truyền khác, hãy trao đổi với bác sĩ và yêu cầu được tư vấn di truyền để xác định những rủi ro có thể xảy ra với con trong tương lai.
- Đi xét nghiệm khả năng miễn dịch với rubella. Bệnh rubella ở mẹ có liên quan đến một số dạng dị tật tim bẩm sinh ở trẻ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc tiêm phòng rubella.
Hy vọng bài viết này đã phần nào giải đáp được giúp bạn các thắc mắc về vấn đề thông liên nhĩ có nguy hiểm không, cũng như những biến chứng thường gặp và cách phòng ngừa bệnh tim bẩm sinh này.