Sử dụng thuốc mê là một trong những cách kiểm soát cơn đau tốt nhất trong quá trình phẫu thuật hoặc các thủ thuật khác. Thuốc mê giúp đưa bạn vào giấc ngủ, không thể vận động hay cảm thấy đau trong quá trình thực hiện phẫu thuật.
Bạn đang đọc: Thuốc mê: Liệu pháp kiểm soát cơn đau khi phẫu thuật
Thuốc mê là thứ cần thiết cho sự an toàn và thoải mái trong bất cứ quy trình phẫu thuật nào. Liệu pháp này có tác động kiểm soát cơn đau bằng cách nào? Bạn hãy cùng Kenshin.vn tìm hiểu những thông tin cần biết về thuốc mê nhé!
Nội Dung
Thuốc mê là gì?
Thuốc mê là những hóa chất có tác dụng ức chế hồi phục thần kinh khi đưa vào cơ thể với một liều lượng nhất định, làm mất tạm thời ý thức, cảm giác và phản xạ của bệnh nhân. Bệnh nhân sau khi sử dụng thuốc mê không ảnh hưởng đến chức năng sống như tuần hoàn, hô hấp, chuyển hóa, bài tiết.
Đặc điểm của thuốc mê
Thuốc mê tác động đến cơ thể qua các giai đoạn ức chế vỏ não giúp giảm đau, ức chế vùng dưới vỏ não và tủy sống tác động đến trung tâm vận động, làm mất ý thức và phản xạ. Tác dụng thuốc gây mê phụ thuộc liều lượng và khả năng đáp ứng của tế bào thần kinh.
Mỗi loại thuốc mê đều có liều tối đa riêng biệt. Nếu dùng liều lượng quá thấp sẽ không đủ khả năng gây mê. Trường hợp dùng liều lượng quá cao vượt ngưỡng tối đa có thể dẫn đến liệt hành tủy, ngừng hô hấp, ngừng tim gây tử vong.
Tiêu chuẩn thuốc mê tốt
Một loại thuốc mê lý tưởng cần đạt được những điều kiện sau:
Trên thực tế, vẫn chưa có loại thuốc mê nào đáp ứng được những tiêu chuẩn nêu trên. Vì thế, để hạn chế được tác dụng không mong muốn, bác sĩ thường sẽ phối hợp thuốc mê hoặc thuốc tiền mê trong phẫu thuật.
Rủi ro khi sử dụng thuốc mê
Khi sử dụng thuốc mê, bạn có thể gặp các rủi ro:
• Trên tim mạch: Một số thuốc gây mê có thể gây ức chế hoạt động của tim, ngất do ngừng tim phản xạ, hạ huyết áp, sốc tim, tăng nguy cơ gây suy tim.
• Trên hô hấp: Gây viêm hô hấp, co thắt thanh quản, tăng tiết dịch đường hô hấp, ngất do ngừng hô hấp phản xạ, thường xảy ra do dùng ether.
• Trên tiêu hóa: Có thể gây ói mửa, liệt ruột, làm nghẽn đường hô hấp.
• Tổn thương gan, thận: Thuốc gây mê sau khi chuyển hóa có thể gây độc cho gan và thận.
Một số trường hợp hiếm gặp, bạn có thể bị sốc phản vệ với thuốc gây mê, thức dậy trong quá trình phẫu thuật khi đã được gây mê. Tử vong là trường hợp rất hiếm gặp xảy ra khoảng 1 trên 100.000 trường hợp. Bác sĩ gây mê sẽ thảo luận về những rủi ro với bạn trước khi phẫu thuật.
Rủi ro của bạn có thể xảy ra phụ thuộc vào loại thuốc gây mê, độ tuổi, tình trạng sức khỏe của bạn và các loại thuốc bạn đã sử dụng. Bệnh tim, bệnh phổi, hay các thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu và sử dụng ma túy cũng có thể làm tăng rủi ro khi sử dụng thuốc gây mê.
Phân loại thuốc mê
Tùy vào cách được đưa vào cơ thể mà thuốc mê được chia làm hai loại:
Thuốc mê đường hô hấp
Các loại thuốc mê đường hô hấp thường ở thể lỏng, dễ bay hơi hoặc ở thể khí. Đây là loại thuốc mê được đưa vào cơ thể qua đường hô hấp, có khả năng hấp thụ nhanh, dễ điều chỉnh liều và dễ sử dụng.
Thuốc gây mê được đi từ mũi đến phổi, khuếch tán vào máu đi đến hệ thần kinh trung ương. Khi nồng độ thuốc mê ở thần kinh trung ương đạt tới ngưỡng tác dụng, nó sẽ có tác dụng ức chế và tạo trạng thái mê.
Thuốc gây mê đường hô hấp là loại thuốc mê tác dụng nhanh, có thể dùng cho người bệnh ở mọi độ tuổi, đặc biệt là trẻ em khi sử dụng phương pháp phẫu thuật thời gian ngắn và thời gian dài. Một số loại thuốc gây mê đường hô hấp như enfluran, ether etylic, dinitrogen oxyd, halothan.
Thuốc mê đường tĩnh mạch
Thuốc mê đường tĩnh mạch thường là thuốc mê dạng bột, thể rắn tan trong nước. Thuốc mê được đưa vào cơ thể bằng đường tiêm tĩnh mạch, tác dụng gây mê nhanh nhưng thời gian gây mê ngắn.
Thuốc mê sau khi vào cơ thể qua đường tĩnh mạch sẽ khiến nồng độ thuốc mê trong máu tăng cao. Thuốc gây mê sẽ bắt đầu xâm nhập vào mô tế bào, sau khi nồng độ thuốc mê tại não bộ đạt được liều tác dụng, người bệnh sẽ bước vào trạng thái mê.
Thuốc mê đường tĩnh mạch thường được dùng để khởi mê, ít có tác dụng giảm đau và giãn cơ. Thuốc mê đường tiêm dễ gây hạ huyết áp và ngừng hô hấp do khó chỉnh liều lượng thuốc, nên phải có các biện pháp phòng ngừa. Một số loại thuốc gây mê đường tĩnh mạch là thiopental, ketamin, fentanyl, etomidate, propofol.
Lưu ý trước khi sử dụng thuốc mê
Tìm hiểu thêm: Tổng hợp 5 loại băng vệ sinh thảo dược kháng khuẩn cho ngày “đèn đỏ”
Trước khi phẫu thuật, bác sĩ thường sẽ hướng dẫn bạn về việc tránh thức ăn và đồ uống. Gây mê toàn thân giúp thư giãn các cơ trong đường tiêu hóa và đường thở, gây khó khăn cho việc giữ cho thức ăn và axit không đi từ dạ dày vào phổi của bạn. Bạn sẽ phải nhịn ăn khoảng sáu giờ trước khi phẫu thuật và có thể uống nước lọc trước đó một vài giờ.
Bác sĩ có thể bảo bạn uống một số loại thuốc với ngụm nước nhỏ trong thời gian nhịn ăn. Bạn có thể cần tránh một số loại thuốc, chẳng hạn như aspirin và một số thuốc làm loãng máu không kê đơn khác, trong ít nhất một tuần trước khi làm thủ thuật. Những loại thuốc này có thể gây ra các biến chứng trong khi đang sử dụng thuốc mê.
Một số loại vitamin và phương thuốc thảo dược, ví dụ như nhân sâm, tỏi, bạch quả… có thể gây ra các biến chứng trong quá trình sử dụng thuốc mê. Bạn hãy thảo luận về chế độ ăn uống của bạn với bác sĩ trước khi phẫu thuật.
Nếu bạn bị tiểu đường, bạn hãy nói chuyện với bác sĩ về bất kỳ thay đổi nào về thuốc điều trị trong thời gian nhịn ăn. Thông thường, bạn sẽ không dùng thuốc tiểu đường uống vào buổi sáng của ca phẫu thuật. Nếu bạn dùng insulin, bác sĩ có thể đề nghị giảm liều. Nếu bạn bị chứng ngưng thở khi ngủ, bạn hãy thảo luận về tình trạng của bạn với bác sĩ. Bác sĩ gây mê sẽ cần theo dõi cẩn thận hơi thở của bạn trong và sau khi phẫu thuật.
Bạn cần lưu ý những trường hợp trên để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra trong quá trình sử dụng thuốc mê. Bạn hãy thảo luận kỹ và tuân thủ đầy đủ các hướng dẫn của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc mê.
Quá trình sử dụng thuốc mê khi phẫu thuật
Mỗi giai đoạn trong quá trình phẫu thuật đều có những lưu ý khi sử dụng thuốc mê.
Trước khi phẫu thuật
Trước khi bạn được gây mê toàn thân, bác sĩ gây mê sẽ nói chuyện với bạn và có thể đặt câu hỏi về:
- Tình trạng, tiền sử dị ứng
- Thông tin sức khỏe của bạn
- Tình trạng sử dụng thuốc mê trong quá khứ
- Các loại thuốc bạn sử dụng theo toa, thuốc không kê đơn và chất bổ sung thảo dược
Điều này sẽ giúp bác sĩ gây mê chọn các loại thuốc gây mê an toàn nhất cho bạn.
Trong khi phẫu thuật
Bác sĩ gây mê có thể sử dụng thuốc gây mê thông qua đường truyền tĩnh mạch trên cánh tay của bạn. Hoặc có thể bạn được sử dụng thuốc mê đường hô hấp, bằng loại khí mà bạn thở từ mặt nạ. Trẻ em thường được gây mê với mặt nạ chứa thuốc gây mê. Bác sĩ có thể sử dụng các lựa chọn khác, chẳng hạn như mặt nạ thanh quản, để giúp kiểm soát hơi thở của bạn trong khi phẫu thuật.
Khi bạn đang trong trạng thái mê, bác sĩ gây mê có thể đưa một ống vào miệng và xuống khí quản của bạn. Việc này đảm bảo rằng bạn nhận đủ oxy và bảo vệ phổi của bạn khỏi máu hoặc các chất lỏng khác, chẳng hạn như dịch dạ dày. Bạn sẽ được dùng thuốc giãn cơ trước khi bác sĩ chèn ống để thư giãn các cơ trong khí quản của bạn.
Nhóm chăm sóc gây mê sẽ theo dõi bạn liên tục trong suốt quá trình gây mê. Họ sẽ điều chỉnh thuốc, nhịp thở, nhiệt độ, chất lỏng và huyết áp khi cần thiết. Bất kỳ vấn đề nào xảy ra trong quá trình phẫu thuật đều sẽ được điều chỉnh bằng các loại thuốc bổ sung, chất lỏng và đôi khi là truyền máu.
Sau khi phẫu thuật
>>>>>Xem thêm: Viêm phần phụ là gì? Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa bệnh
Sau khi ca phẫu thuật hoàn tất, bác sĩ sẽ ngưng các loại thuốc để đánh thức bạn. Bạn sẽ từ từ thức dậy trong phòng mổ hoặc phòng hồi sức. Bạn có thể sẽ cảm thấy cơ thể lảo đảo và bối rối khi bạn thức dậy lần đầu tiên.
Thuốc gây mê có một số tác dụng phụ phổ biến. Bác sĩ gây mê sẽ thảo luận với bạn trước khi phẫu thuật. Hầu hết các tác dụng phụ xảy ra ngay sau khi phẫu thuật và không kéo dài. Các tác dụng phụ có thể bao gồm:
• Cảm thấy bị ốm và buồn nôn: điều này thường xảy ra ngay lập tức, một số người có thể cảm thấy tình trạng như vậy khoảng một ngày.
• Run rẩy và cảm thấy lạnh: Điều này có thể kéo dài vài phút hoặc vài giờ.
• Nhầm lẫn và mất trí nhớ: Điều này phổ biến hơn ở người cao tuổi hoặc những người có vấn đề về trí nhớ. Thông thường tình trạng này chỉ tạm thời, nhưng đôi khi có thể kéo dài hơn.
• Vấn đề về bàng quang: Bạn có thể gặp khó khăn khi đi tiểu.
• Chóng mặt: Bạn thường sẽ được truyền dịch để điều trị tình trạng này.
• Bầm tím và đau nhức: Vấn đề này thường phát triển trong khu vực bạn được tiêm, tình trạng này thường tự động lành mà không cần điều trị.
• Đau họng: Trong khi phẫu thuật, một ống có thể được đưa vào miệng hoặc xuống cổ họng để giúp bạn thở. Điều này có thể là nguyên nhân khiến bạn bị đau họng.
• Khô miệng: Sau khi thức dậy, bạn có thể cảm thấy khô miệng. Bạn có thể uống chút nước để cải thiện tình trạng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp các tác dụng phụ khác khi bạn tỉnh dậy sau khi sử dụng thuốc mê, chẳng hạn như đau. Đội ngũ chăm sóc gây mê sẽ hỏi về cơn đau của bạn và các tác dụng phụ khác. Tác dụng phụ phụ thuộc vào tình trạng cá nhân của bạn và loại phẫu thuật. Bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc sau khi làm thủ thuật để giảm thiểu tình trạng tác dụng phụ.
Thuốc mê nếu được sử dụng đúng cách và kiểm tra đầy đủ sẽ hỗ trợ và nâng cao mức độ thành công của ca phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu bạn bác bỏ đi những lưu ý hướng dẫn của bác sĩ, thuốc mê cực mạnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm khó lường. Vì thế, tốt nhất bạn hãy thảo luận và tuân thủ một cách nghiêm túc các hướng dẫn của bác sĩ nhé!
Hoàng Trí Kenshin.vn