Tích cực độc hại là gì? Toxic positivity: Khi sự tích cực trở nên độc hại

Tích cực độc hại là gì? Toxic positivity: Khi sự tích cực trở nên độc hại

Tích cực độc hại là gì? Toxic positivity: Khi sự tích cực trở nên độc hại

Sự tích cực độc hại (toxic positivity) xảy ra khi những điều tưởng chừng là tích cực nhưng lại khiến bạn trở nên tiêu cực hơn. Vậy tích cực độc hại là gì? Làm thế nào để nhận biết và kịp thời thoát ra?

Bạn đang đọc: Tích cực độc hại là gì? Toxic positivity: Khi sự tích cực trở nên độc hại

Để hiểu rõ hơn về khái niệm này, Kenshin.vn mời bạn đọc tiếp nội dung ngay sau đây!

Tích cực độc hại là gì?

Tích cực độc hại (Toxic positivity) là khái niệm chỉ sự tích cực quá mức hay sự tích cực một cách phi thực tế. Cụ thể trong những tình huống tiêu cực, một người không được khuyến khích thể hiện, thừa nhận hay thậm chí là xem thường các cảm xúc tiêu cực. Thay vào đó, một người phải tập trung vào những khía cạnh tích cực của vấn đề.

Theo thời gian, kiểu suy nghĩ và hành động này sẽ khiến một người hình thành tính cách kìm nén cảm xúc, gặp khó khăn trong việc bày tỏ và làm hạn chế khả năng đối mặt với các sự kiện tiêu cực trong cuộc sống.

Suy nghĩ tích cực về cuộc sống mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tinh thần. Tuy nhiên, cuộc sống không phải lúc nào cũng mang sự tích cực đến với bạn. Hầu hết những người đến độ tuổi trưởng thành sẽ có những cảm xúc khó chịu và cả những trải nghiệm đau thương. Đó là lý do mà chúng cần được thừa nhận một cách trung thực để giải quyết, chứ không phải kìm nén và chuyển hướng suy nghĩ từ tiêu cực sang tích cực.

Ví dụ về các biểu hiện của tích cực độc hại

Sự tích cực độc hại được biểu hiện ở nhiều dạng thức khác nhau, một số ví dụ mà bạn có thể gặp trong cuộc sống hàng ngày bao gồm:

  • Lời khuyên, lời bình: Ví dụ khi bạn bị mất việc hay vừa chia tay với người yêu, lúc này một vài xung quanh bạn sẽ bảo với bạn rằng: “hãy nhìn vào mặt tích cực của vấn đề đi”; “chuyện gì xảy ra cũng có lý do của nó, không sao đâu”…
  • Tiếng nói bên trong tự thuyết phục bản thân: “Mọi chuyện sẽ ổn thôi”; “người ta còn khổ hơn mình, mình như vậy là sướng lắm rồi”… Ngoài ra bạn cũng có thể đọc thêm về Tự kỷ ám thị (autosuggestion).
  • Không được phép thể hiện cảm xúc: Khi bạn vừa trải qua một chuyện buồn và bạn thể hiện cảm xúc u uất, chán nản, một ai đó có thể nói với bạn rằng”hạnh phúc là một lựa chọn” nhằm ám chỉ lỗi của bạn là không chọn hạnh phúc mà lại chọn buồn bã.

Tác hại của tích cực độc hại

Theo thông tin của Trang thông tin Tâm lý học – VeryWell Mind, sự tích cực độc hại sẽ gây ảnh hưởng tương đối lớn đối với những người đang trải qua các giai đoạn khó khăn.

Thay vì được phép yếu đuối, được bày tỏ cảm xúc một cách chân thật thì họ lại phải đối mặt với sự tích cực độc hại của những người xung quanh. Kết quả là cảm xúc của họ bị xem nhẹ, bị phớt lờ, không được lắng nghe mà chỉ nhận lại hàng loạt lời khuyên vô ích.

Tác hại đối với các mối quan hệ

Nguồn tin từ Trang thông tin – Right as Rain (RAR) cho biết, khi một người chia sẻ cảm xúc của họ, việc bạn cố ngăn hoặc cắt ngang bằng những lời khuyên hay sự phớt lờ (dù muốn dù không) sẽ chỉ làm cho bạn và họ cách xa nhau thay vì thấu hiểu nhau hơn.

Vì bạn sẽ không thể gắn kết với bất kỳ ai nếu bạn không sẵn sàng lắng nghe cảm xúc của họ. Nếu bạn có con, sự tích cực độc hại cũng có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ của bạn với bọn trẻ.

Tác hại đối với bản thân

Tương tự, nếu bạn là một người có khuynh hướng ép buộc bản thân phải tích cực trong mọi tình huống thì bạn sẽ vô tình gây hại cho sức khỏe tinh thần của bạn.

Trong một nghiên cứu được đăng tải trên Viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ – NIH, với chủ đề “lợi ích của sức khỏe tình thần khi những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực được chấp nhận”. Kết quả cho thấy, việc một người liên tục phớt từ và kìm nén mọi suy nghĩ cảm xúc tiêu cực, về lâu về dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần.

Tích cực độc hại là gì? Toxic positivity: Khi sự tích cực trở nên độc hại

Ảnh hưởng của tích cực độc hại đối với sức khoẻ tinh thần – Mywellbeing

Khi nào sự tích cực trở nên độc hại?

Về mặt tâm lý, các chuyên gia cũng cho rằng, đôi khi sẽ rất khó để đặt ra một ranh giới rõ ràng giữa sự tích cực và sự tích cực độc hại. 

Ví dụ cho sự tích cực và tích cực độc hại:

  • Tích cực (positivity): Ai đó nói với bạn rằng “hãy nhìn vào mặt tích cực của nó” đồng thời họ cũng không khuyên bạn phải làm gì và cũng sẽ không đánh giá bạn kể cả khi bạn tỏ ra buồn bã.
  • Tích cực độc hại (toxic positivity): Ngược lại, nếu họ buộc bạn phải làm một hành động nào đó, hoặc phải lắng nghe theo sự chỉ dẫn của họ để hướng đến sự tích cực, khi đó sự tích cực độc hại đã bắt đầu xuất hiện.

Dấu hiệu của tích cực độc hại là gì? Cách nhận biết

Theo Trang Tâm lý học – Psychology Today, các dấu hiệu của tích cực độc hại bao gồm:

  • Bạn né tránh và gạt bỏ các vấn đề thay vì đối mặt.
  • Bạn từ chối, phớt lờ và kìm nén mọi cảm xúc tiêu cực.
  • Bạn có thái độ kỳ thị với những người có cảm xúc tiêu cực.
  • Bạn thiếu khả năng lắng nghe và ít khi tôn trọng cảm xúc của người khác.
  • Bạn phớt lờ người khác khi người đó chỉ mang đến cảm xúc buồn cho bạn.

Dấu hiệu bạn đang hứng chịu sự tích cực độc hại từ người khác

Các dấu hiệu cho thấy bạn đang phải hứng chịu sự tích cực độc hại từ người khác bao gồm: Bạn cảm thấy tội lỗi mỗi khi buồn hoặc tức giận; bạn che giấu cảm xúc thật, bạn luôn dùng ý chí để vượt qua khó khăn.

Tìm hiểu thêm: Nhiễm sán dây (nhiễm sán dải)

Tích cực độc hại là gì? Toxic positivity: Khi sự tích cực trở nên độc hại

Làm thế nào để thoát khỏi sự tích cực độc hại

Sau khi bạn đã hiểu về khái niệm toxic positivity là gì, cũng như đã biết cách nhận ra dấu hiệu và tác hại của nó. Tiếp theo, Kenshin.vn sẽ gợi ý cho bạn một vài cách để thoát khỏi cái bẫy của sự tích cực độc hại, dù với bản thân hay nơi người khác.

  • Chấp nhận cảm xúc của bản thân và người khác: Theo thói quen bạn sẽ không muốn bản thân có những cảm xúc tiêu cực, thì từ lúc này bạn hãy bắt đầu hướng đến sự cởi mở và đón nhận; kể cả những cảm xúc khó chịu hay những tình huống khó khăn.
  • Đối mặt và tìm cách xử lý thay vì phớt lờ: Khi có cảm xúc tiêu cực xảy đến, việc của bạn là truy tìm xuất phát điểm của nó. Bạn có thể thử với một vài câu hỏi như: Vì sao bạn lại cảm nhận được nó? Nó đến từ đâu? Liệu bên dưới cảm xúc tiêu cực này có ẩn chứa thông điệp nào mà bạn cần biết không?
  • Tránh những lời động viên sáo rỗng: Những cụm từ như “Mọi chuyện sẽ ổn thôi” thường khiến người nghe cảm thấy tồi tệ hơn. Nó dập tắt cảm xúc tự nhiên của họ. Thay vào đó, bạn hãy cho họ biết rằng, những gì họ đang cảm thấy là bình thường và bạn sẽ ở đây và luôn sẵn sàng lắng nghe họ. Cho họ biết là họ an toàn với bạn.

Câu hỏi thường gặp

Làm sao để phân biệt tích cực độc hại là sự lạc quan?

  • Lạc quan (optimism): Chấp nhận sự tiêu cực bằng sự thấu hiểu, lắng nghe bản thân và tìm cách xử lý.
  • Tích cực độc hại: Có một chút gượng ép bản thân trong việc phải tỏ ra tích cực và tìm hướng xử lý vấn đề để bản thân luôn là một người tích cực.

Tích cực độc hại tại nơi làm việc sẽ như thế nào?

Một người mang trong mình toxic positivity tại nơi làm việc có khuynh hướng thích trích dẫn những câu nói truyền động lực, có niềm tin rằng dù tình huống nào xảy đến cũng sẽ có mặt tích cực. Họ luôn sôi nổi, náo nhiệt nhưng lại ít khi quan tâm đến sự khó khăn của đồng nghiệp. Họ là đại diện của nhóm người theo phong cách sống “luôn tích cực trong đống tiêu cực”.

Tích cực độc hại là gì? Toxic positivity: Khi sự tích cực trở nên độc hại

>>>>>Xem thêm: Đứt gân gót chân (gân Achilles)

Kết luận

Kenshin.vn hy vọng những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn hiểu và biết cách nhận diện tích cực độc hại. Nhìn chung, có được sự tích cực trong cuộc sống là một điều đáng hoan nghênh và đáng học hỏi, vì đó là cả quá trình thấu hiểu bản thân, trải nghiệm sống và kinh qua nhiều nghịch cảnh. Tuy nhiên sẽ không vì thế mà bạn trở nên xem thường và phớt lờ những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực của bản thân nhé. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *