Tiểu đường type 3 là gì? Mọi thông tin bạn cần biết

Tiểu đường type 3 là gì? Mọi thông tin bạn cần biết

Tiểu đường type 3 là gì? Mọi thông tin bạn cần biết

Tiểu đường là bệnh lý rối loạn chuyển hóa mãn tính được phân thành 3 loại gồm: tiểu đường type 1, type 2 và đái tháo đường thai kỳ. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu khoa học gần đây đã phát hiện ra thêm một dạng tiểu đường type 3 (tiểu đường tuýp 3 hay đái tháo đường type 3).

Bạn đang đọc: Tiểu đường type 3 là gì? Mọi thông tin bạn cần biết

Loại này được cho là khá phổ biến song lại dễ nhầm lẫn với một số tình trạng khác nên gây khó khăn cho việc chẩn đoán và điều trị. Bài viết sau Kenshin.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề sức khỏe này, đừng bỏ lỡ nhé.

Bệnh tiểu đường type 3 là gì?

Trước khi tìm hiểu bệnh tiểu đường tuýp 3 là gì, bạn cần phân biệt rõ 3 loại tiểu đường thường gặp hiện nay. Theo đó, tiểu đường type 1 đặc trưng bởi việc thiếu hụt insulin để chuyển hóa đường; trong khi tiểu đường type 2 lại do cơ thể kháng lại insulin khiến đường huyết tăng cao. Còn tiểu đường thai kỳ là sự rối loạn lượng đường trong máu ở thời kỳ mang thai.

Riêng tiểu đường type 3 còn gọi là tiểu đường não, xảy ra do hàm lượng insulin não thấp hơn bình thường và người bệnh cũng có các dấu hiệu tương tự như Alzheimer. Cũng vì điều này mà giới chuyên gia mới đề xuất rằng bệnh Alzheimer nên được phân loại như một dạng của tiểu đường. Điều này tuy nhận về không ít tranh cãi nhưng khá nhiều chuyên gia sức khỏe vẫn sử dụng thuật ngữ này cho đến khi có thêm nhiều nghiên cứu lâm sàng chứng thực.

Bệnh thường phổ biến ở người bị tiểu đường type 2 hơn type 1. Cụ thể, khảo sát vào năm 2016 trên 100.000 đối tượng cho thấy người bệnh đái tháo đường loại 2 (đặc biệt là nữ giới) có nguy cơ gặp phải chứng sa sút trí tuệ do biến chứng mạch máu tiểu đường lên đến 60%. Nhưng lưu ý một điều, bệnh tiểu đường type 3 hoàn toàn không giống với đái tháo đường loại 3c (hay Pancreatogenic) – do xuất hiện khối u, tổn thương hoặc trải qua phẫu thuật tuyến tụy.

Hiểu về mối liên hệ giữa đái tháo đường và Alzheimer

Tiểu đường type 3 là gì? Mọi thông tin bạn cần biết

Thực tế, bệnh tiểu đường và Alzheimer có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Các nhà nghiên cứu cho rằng bệnh Alzheimer xuất hiện bởi tính kháng insulin tại não. Hiểu nôm na rằng khi bệnh tiểu đường loại 2 kéo dài mà không điều trị, đường huyết tăng cao sẽ gây tổn thương các mạch máu não. Chưa kể, khi insulin não hoạt động kém đi thì không những khả năng nhận thức suy giảm mà cấu trúc não cũng sẽ thay đổi một khi bệnh bước vào giai đoạn tiến triển.

Khi so sánh các nghiên cứu sẵn có về bệnh Alzheimer và chức năng não, giới khoa học cũng phát hiện ra rằng ở bệnh Alzheimer, người bệnh có sự suy giảm khả năng sử dụng và chuyển hóa glucose ở não. Điều này không khác với trường hợp ở bệnh nhân tiểu đường type 2 tiến triển. Chính phát hiện này đã dẫn đến giả thuyết rằng Alzheimer là một bệnh tiểu đường riêng của não – bệnh tiểu tường type 3.

Do vậy mà thuật ngữ tiểu đường loại 3 được sử dụng để mô tả hai tình huống: một là chỉ ảnh hưởng của bệnh tiểu đường đến chức năng não bộ và thứ hai là mô tả sự tiến triển của tiểu đường loại 2 thành Alzheimer.

Những dấu hiệu dễ nhận biết khi mắc bệnh tiểu đường type 3

Bệnh tiểu đường tuýp 3 có nguy hiểm không? Các triệu chứng của bệnh tiểu đường type 3 gần như tương tự với triệu chứng sa sút trí tuệ hoặc Alzheimer sớm, cụ thể như sau:

  • Khó khăn trong việc thực hiện các thói quen thường nhật, chẳng hạn như chạy xe đến công sở
  • Tình trạng suy giảm trí nhớ gây cản trở sinh hoạt và giảm tương tác xã hội
  • Không thể lập kế hoạch hoặc giải quyết vấn đề tốt
  • Thường xuyên bị nhầm lẫn về thời gian, địa điểm
  • Khó đọc hoặc không thể giữ thăng bằng
  • Giảm khả năng phán đoán dựa trên thông tin sẵn có
  • Thay đổi tính cách hoặc tâm lý bất ổn

Làm gì để chẩn đoán bệnh tiểu đường type 3?

Tìm hiểu thêm: Chè vằng có tác dụng gì? Những điều cần lưu ý khi sử dụng chè vằng

Tiểu đường type 3 là gì? Mọi thông tin bạn cần biết

>>>>>Xem thêm: Mẹ bầu cần làm gì để tránh dị tật bẩm sinh cho con

Hiện vẫn chưa có xét nghiệm chuyên biệt nhằm chẩn đoán dạng tiểu đường này. Các bác sĩ thường tìm dấu hiệu của tình trạng sa sút trí tuệ kèm triệu chứng bệnh tiểu đường thông qua việc:

  • Kiểm tra tiền sử bệnh
  • Thực hiện các bài kiểm tra thần kinh người bệnh
  • Sử dụng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh bao gồm chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc CT Scanner. Điều này sẽ đưa tra những thông tin khách quan nhất về hoạt động của não bộ
  • Nếu người bệnh đang có những triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2, bác sĩ sẽ yêu cầu làm thêm xét nghiệm đường huyết lúc đói hoặc xét nghiệm HbA1c.

Nếu chẳng may mắc bệnh, bạn cần tiến hành điều trị sớm nhằm hạn chế những ảnh hưởng của bệnh. Hướng điều trị bệnh tiểu đường type 3 thường tập trung chủ yếu vào việc thay đổi lối sống và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Mách bạn những cách phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả

Nếu đã mắc bệnh tiểu đường loại 2, có nhiều biện pháp để bạn kiểm soát bệnh tốt hơn và hạn chế nguy cơ phát triển thành bệnh tiểu đường type 3, chẳng hạn như:

  • Duy trì thói quen vận động thường xuyên (ít nhất 30 phút/ngày)
  • Tiêu thụ các thực phẩm lành mạnh, ít chất béo bão hòa, nhiều protein và giàu chất xơ
  • Kiểm tra đường huyết đều đặn
  • Sử dụng thuốc theo phác đồ điều trị của bác sĩ
  • Duy trì cân nặng ổn định
  • Ngủ đủ giấc và từ bỏ các thói quen xấu có hại cho sức khỏe như uống rượu, bia, hút thuốc lá.

Vừa rồi là những chia sẻ về bệnh tiểu đường type 3. Hy vọng những thông tin này sẽ có ích cho bạn và người thân trên hành trình sống khỏe mỗi ngày.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *