Tới tháng nên uống gì và không nên uống gì để giảm đau bụng kinh? Đây là thắc mắc của rất nhiều chị em khi đến ngày hành kinh. Vì cơn đau bụng kinh có thể khiến nhiều chị em khó chịu, thậm chí kiệt sức trong những ngày này.
Bạn đang đọc: Tới tháng nên uống gì và không nên uống gì để giảm đau bụng kinh?
Kenshin.vn mời bạn đọc tiếp bài viết để tìm hiểu 12 thức uống tốt cho sức khỏe phụ nữ trong những ngày hành kinh.
Nội Dung
- 1 Đau bụng kinh là gì? Cảm giác đau bụng kinh
- 2 Tới tháng nên uống gì để giảm đau bụng kinh?
- 2.1 1. Uống nước ấm
- 2.2 2. Uống trà gừng và chanh
- 2.3 3. Uống nước dừa
- 2.4 4. Uống nước nguyệt quế mật ong
- 2.5 5. Uống trà hoa cúc
- 2.6 6. Uống nước ép cần tây
- 2.7 7. Uống nước ép cà rốt
- 2.8 8. Uống nước ép cam, chanh hoặc quýt
- 2.9 9. Uống nước ép củ dền
- 2.10 10. Uống nước ép dứa
- 2.11 11. Uống sinh tố cải bó xôi hoặc các loại rau xanh đậm
- 2.12 12. Uống socola nóng
- 3 Tới tháng không nên uống gì để giảm đau bụng kinh?
- 4 Các câu hỏi thường gặp
Đau bụng kinh là gì? Cảm giác đau bụng kinh
Theo đánh giá của Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ – ACOG, hơn một nửa phụ nữ sẽ trải qua cảm giác đau bụng kinh ít nhất 1 đến 2 ngày mỗi tháng. Mức độ cơn đau khác nhau ở mỗi người, có người sẽ bị đau nhẹ nhưng cũng có trường hợp đau âm ỉ kéo dài, có thể kèm theo triệu chứng lừ đừ, nhức đầu…
Những cơn đau bụng kinh có thể không quá nghiêm trọng, nhưng gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của phụ nữ. Do đó, nếu chị em đang thắc mắc tới tháng nên uống gì và không nên uống gì để giảm đau bụng kinh thì có thể tham khảo các gợi ý dưới đây.
Tới tháng nên uống gì để giảm đau bụng kinh?
1. Uống nước ấm
Nếu những cơn đau bụng kinh liên tục quấy rầy chị em trong những ngày hành kinh, chị em hãy uống nước ấm. Nước ấm giúp làm dịu, làm ấm bụng, giúp máu lưu thông đến tử cung và điều tiết sự co thắt của tử cung. Nhờ vậy mà cơn đau bụng kinh sẽ giảm dần.
Bên cạnh đó, chị em cũng cần cung cấp đủ nước cho cơ thể từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày. Vì nếu để cơ thể thiếu nước sẽ khiến cho các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn.
2. Uống trà gừng và chanh
Gừng có tính nhiệt nên sẽ giúp làm ấm bụng và xoa dịu những cơn đau bụng. Kết quả nghiên cứu về tác dụng của gừng được đăng tải trên Thư viện Y học quốc gia Hoa Kỳ – NIH cho biết: Gừng có tác dụng giảm viêm, giảm đau tương đương như thuốc chống viêm Ibuprofen.
Vậy nên, chị em hãy sử dụng vài lát gừng tươi đã gọt sạch vỏ, đun sôi trong vòng 15-20 phút rồi uống. Để dễ uống hơn chị em có thể sử dụng một vài lát chanh tươi cùng với một ít mật ong để có tách trà gừng vừa ngon, vừa hỗ trợ giảm đau bụng kinh.
3. Uống nước dừa
Phụ nữ tới tháng nên uống gì và có nên uống nước dừa không? Câu trả lời là có, nhưng chỉ nên uống ở mức độ vừa phải, không quá 2 trái dừa mỗi ngày.
Uống nước dừa giúp cơ thể bổ sung nước, khoáng chất, chất điện giải. Bên cạnh đó, uống nước dừa cũng có thể giúp giảm các triệu chứng đau bụng kinh trong chu kỳ kinh nguyệt.
4. Uống nước nguyệt quế mật ong
Tới tháng nên uống gì để giảm đau bụng kinh? Gợi ý tiếp theo là uống nước có sử dụng quế, hoặc cụ thể là món nước nguyệt quế mật ong. Quế chứa chất chống oxy hóa là polyphenol và oregano, giúp điều tiết sự co thắt ở tử cung và giảm đau bụng khi đến tháng.
Trong một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Khoa học – AJOG năm 2014, các chuyên gia nhận thấy rằng, nhóm phụ nữ có sử dụng quế trong chu kỳ kinh nguyệt đã giúp cho chu kỳ kinh nguyệt của họ trở nên nhẹ nhàng hơn.
5. Uống trà hoa cúc
Uống trà hoa cúc mỗi ngày giúp dễ ngủ, an thần, tốt cho da và mắt. Đối với phụ nữ, trà hoa cúc còn có tác dụng giảm co thắt và giảm đau bụng trong kỳ kinh nguyệt.
Trong trà hoa cúc chứa một chất hóa học gọi là glycine có tác dụng giảm tình trạng co thắt của cơ tử cung, nhờ đó giảm đau bụng kinh.
Bên cạnh đó, chị em cũng có thể sử dụng thêm các loại tương tự như: Trà hoa nhài, trà hoa hồng, trà hoa đậu biếc, trà đen, trà atiso, trà xanh… Theo kết quả của nhiều nghiên cứu cho biết, trà thật sự có thể mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe.
6. Uống nước ép cần tây
Cần tây vốn được xếp vào nhóm những loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao như vitamin C, vitamin K, kali, canxi… cùng các hợp chất chống oxy hóa mạnh, mang đến nhiều lợi ích sức khỏe.
Đó cũng là lý do vì sao cần tây thường được chị em sử dụng làm nước ép để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể trong những ngày hành kinh. Do đó, nếu tới tháng chưa biết uống gì, chị em nên thử món nước ép cần tây nhé.
7. Uống nước ép cà rốt
Trong cà rốt có chứa nhiều vitamin A, K1, B6 và Kali. Trong đó, vitamin A có tác dụng cải thiện thị lực, tăng cường hệ miễn dịch. Vitamin K1 hỗ trợ tốt cho sự phát triển của xương. Đặc biệt hơn còn có carotenoids – một hợp chất có khả năng chống lại các tế bào ung thư trong cơ thể.
Đối với sức khỏe phụ nữ, việc uống nước ép cà rốt trong những ngày hành kinh giúp bổ sung sắt và cân bằng lượng máu trong chu kỳ. Nhờ vậy mà chu kỳ kinh nguyệt cũng trải qua nhẹ nhàng và thoải mái hơn.
8. Uống nước ép cam, chanh hoặc quýt
Cam, chanh, quýt thuộc nhóm trái cây mọng nước chứa nhiều vitamin C, kali và megie. Nước ép từ các loại trái cây này cũng hỗ trợ làm dịu các triệu chứng khó chịu trong những ngày hành kinh của phụ nữ.
Trong một bài nghiên cứu về dinh dưỡng có mối liên hệ như thế nào đến tình trạng đau bụng kinh của phụ nữ, đăng tải trên Tạp chí Khoa học – Karger, kết quả cho biết: Tiêu thụ các loại trái cây chứa nhiều vitamin C, sắt, kali và magie giúp giảm cơn đau bụng kinh và điều chỉnh các cơn co thắt ở tử cung.
9. Uống nước ép củ dền
Củ dền có lượng chất chống oxy hóa và polyphenol rất cao – có tác dụng như chất chống oxy hóa hỗ trợ ngăn ngừa bệnh ung thư. Ngoài ra, chúng còn có nhiều các khoáng chất và vitamin A, B1, B2, B6, C, axit folic, kali, canxi, sắt…
Như đã đề cập, các loại trái cây có chứa hợp chất này, đặc biệt là polyphenol đều mang lại lợi ích cho cơ thể. Do đó, nếu chị em vẫn còn lăn tăn không biết tới tháng nên uống gì thì cũng có thể thử món nước ép củ dền.
10. Uống nước ép dứa
Dứa là một loại trái cây nhiệt đới. Trong dứa chứa nhiều vitamin C và manga. Vitamin C hỗ trợ cơ thể hấp thu sắt tốt hơn đồng thời giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch. Mangan sẽ giúp bạn duy trì sự trao đổi chất mạnh mẽ và cùng khả năng chống oxy hóa từ chúng.
Tìm hiểu thêm: Điểm danh 15 phòng khám siêu âm 4D uy tín tại TPHCM
11. Uống sinh tố cải bó xôi hoặc các loại rau xanh đậm
Cải bó xôi còn gọi là rau bina hay rau chân vịt. Đây là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, khoáng chất, sắt và vitamin A. Bổ sung cải bó xôi trong bữa ăn hoặc dùng làm nước ép sẽ ngăn ngừa tình trạng thiếu máu và giảm đau trong chu kỳ kinh nguyệt.
Chị em cũng có thể thay cải bó xôi bằng các loại rau đậm màu khác như cần tây, dưa leo, kiwi, cải xoăn, bắp cải… Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, uống nước ép từ các loại rau cải xanh sẽ rất tốt cho cơ thể thậm chí còn giúp giảm các cơn đau khi tới tháng.
12. Uống socola nóng
Trong bài viết về các loại đồ uống tốt cho phụ nữ được đăng tải trên Trang thông tin – Helping Women Period, các chuyên gia đã chọn socola nóng là món nước đầu tiên mà phụ nữ nên uống khi tới tháng.
Tuy nhiên, bạn nên chọn loại socola đen chứa 70% cacao trở lên để nó không quá ngọt. Món socola nóng có chứa hàm lượng magie, sắt, kali và chất chống oxy hóa giúp điều chỉnh lưu lượng máu, kiểm soát nội tiết tố trong cơ thể, nhờ đó có thể kiểm soát cơn đau bụng kinh.
Tới tháng không nên uống gì để giảm đau bụng kinh?
Ngoài việc tìm hiểu tới tháng nên uống gì, chị em cũng cần biết những thực phẩm và những loại đồ uống mà mình nên tránh để hạn chế những cơn đau bụng kinh.
Dưới đây là những thực phẩm mà chị em nên tránh trong khi hành kinh:
1. Các đồ uống có cồn
Các loại đồ uống có cồn như rượu, bia sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến nội tiết tố trong cơ thể, ảnh hưởng đến thời gian hành kinh cũng như lượng máu trong chu kỳ kinh nguyệt. Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ là do tiêu thụ quá nhiều thức uống có cồn.
2. Nước ngọt, nước có gas
Trên thực tế, các món nước này không gây ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Tuy nhiên, khi tiêu thụ nhiều nước ngọt và nước uống có gas sẽ khiến chị em dễ bị đầy bụng, chán ăn.
Điều này khiến cho cơ thể bị thiếu hụt năng lượng, dễ rơi vào cảm giác mệt mỏi, kiệt sức khi phải đối diện với những hành kinh mệt mỏi.
3. Cà phê
Chị emcũng không nên uống cà phê trong những ngày hành kinh. Mặc dù cà phê không gây hại, thậm chí còn mang lại cảm giác tỉnh táo cho người uống, tuy nhiên một số tác dụng phụ của cà phê có thể xảy ra bao gồm: Lo lắng, mất ngủ, cáu gắt, tăng tần suất đi tiểu…
Trong thời gian hành kinh, chị em đã phải đối diện với các cơn đau và một vài sự bất tiện trong thói quen sinh hoạt hàng ngày. Vậy nên, chị em nên hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy đến với cơ thể trong thời gian này.
Các câu hỏi thường gặp
Khi tới tháng con gái nên làm gì để bớt đau bụng kinh?
- Ngủ đủ giấc
- Tập luyện vừa sức
- Giữ vệ sinh vùng kín
- Uống trà gừng hoặc trà quế
- Uống đủ nước từ 2 – 2,5 lít
- Tắm nước ấm
- Thư giãn và nghỉ ngơi nhiều hơn
- Dùng túi chườm nóng để làm giảm cơn đau
- Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung sắt và magie.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Đau bụng kinh hay đau bụng đến tháng là hiện tượng bình thường ở đa số phụ nữ nhưng một số trong một số trường hợp, bạn cần gặp bác sĩ để được kiểm tra và xác định nguyên nhân:
- Lần đầu tiên bạn trải qua cảm giác đau bụng kinh dữ dội
- Các triệu chứng đau càng lúc càng trở nên nghiêm trọng
- Đau bụng kinh dữ dội, gây ảnh hưởng đến cuộc sống mỗi khi tới tháng.
>>>>>Xem thêm: Dung dịch xịt phụ khoa là gì? Những lưu ý an toàn khi sử dụng
Kết luận
Tóm lại, con gái tới tháng nên uống gì? Chị em nên ưu tiên các thức uống sau: Nước ấm, trà gừng, trà hoa cúc, nước ép cần tay, nước ép cà rốt, cải bó xôi, nước ép dứa, nước dừa hay socola nóng. Đồng thời bạn nên tránh tiêu thụ: Rượu, bia, thuốc lá, nước ngọt và cà phê.
Hy vọng, bài viết đã đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích và thú vị.