Trám răng là một trong những biện pháp đơn giản và tiết kiệm chi phí nhất để khắc phục tình trạng thưa răng. Cụ thể phương pháp này đòi hỏi những điều kiện gì, thực hiện ra sao, trám răng thưa bao nhiêu tiền và cần lưu ý gì khác?
Bạn đang đọc: Trám răng thưa để bền và đẹp: Những điều bạn nên biết!
Mời bạn cùng tìm hiểu qua những thông tin mà Kenshin.vn tổng hợp được trong bài viết sau!
Nội Dung
Nguyên nhân răng bị thưa
Răng bị thưa là tình trạng giữa 2 răng liền kề có khe hở. Răng có thể bị thưa do nhiều nguyên nhân như:
- Bẩm sinh
- Răng vĩnh viễn bị mẻ hay răng có kích thước nhỏ
- Bệnh nha chu gây chìa răng ra ngoài
- Thói quen xỉa răng bằng tăm, dùng chỉ nha khoa sai cách
- Răng dịch chuyển qua thời gian lâu do mất răng tạo khe hở
Răng bị thưa gây ra một số khó khăn khi ăn uống, cắn hoặc nhai thức ăn. Tình trạng răng cửa bị thưa hoặc răng ở những vị trí dễ thấy bị thưa ảnh hưởng ít nhiều đến nụ cười và sự tự tin khi giao tiếp. Ngoài ra một số vị trí răng thưa có thể gây khó khăn cho việc vệ sinh, dễ hình thành mảng bám và sâu răng.
Trám răng thưa, trám răng cửa thưa là lựa chọn phù hợp đối với các khe hở không quá lớn (dưới 2 mm) và 2 răng bên đều còn tốt, nguyên vẹn.
Trám răng thưa được thực hiện ra sao?
Trám răng thưa là dùng các vật liệu trám để thu hẹp khe hở một cách tự nhiên, giúp đảm bảo chức năng ăn uống, vệ sinh răng miệng và thẩm mĩ khi giao tiếp. Hiện nay các nha sĩ thường ưu tiên sử dụng vật liệu composite trong trám răng thưa, đặc biệt là khi trám răng cửa thưa với những ưu điểm như:
- Màu sắc giống răng thật, dễ dàng tạo hình, đánh bóng, đặc biệt phù hợp với những vị trí dễ thấy như răng cửa
- Tuổi thọ miếng trám tương đối bền theo thời gian, có thể lên đến 5 năm hoặc hơn
- Chi phí không quá cao.
Quy trình trám răng thưa
Bạn có thể yên tâm vì quy trình trám răng thưa diễn ra nhanh chóng, không đòi hỏi nhiều thời gian hay công sức đi lại. Việc trám răng thưa thường được hoàn tất trong không quá 2 giờ tại phòng nha với các bước như sau:
- Thăm khám và tư vấn: Nha sĩ sẽ xem xét khe răng, vị trí, sức khỏe răng và thảo luận với bạn về giải pháp và vật liệu sử dụng.
- Vệ sinh răng: Răng sẽ được làm sạch mảng bám, cao răng, phần răng bị sâu, hỏng (nếu có) bằng các loại dụng cụ khoan hoặc thiết bị siêu âm. Vị trí răng trám thường được gây tê để bạn cảm thấy hoàn toàn thoải mái trong suốt quá trình.
- Xử lý bề mặt trám: Dung dịch axit chuyên dụng được bôi lên men răng để tạo bề mặt gồ ghề ở cấp độ hiển vi, giúp vật liệu trám bám chặt vào răng, sau đó được rửa sạch.
- Trám răng: Composite được trát lên răng từng lớp mỏng và làm đông cứng nhờ một loại ánh sáng đặc biệt. Khoảng hở được lấp đầy nhờ răng 2 bên được trám rộng ra, nhưng vẫn được tách biệt bởi một khe hẹp ở giữa. Sau trám răng vẫn có thể dùng chỉ nha khoa như 2 răng độc lập bình thường. Tạo hình sau cùng được thực hiện với các loại chổi chuyên dụng để đạt độ bóng của men răng tự nhiên.
Răng bị thưa có nên trám không?
Có thể thấy ưu điểm lớn nhất khi trám răng thưa là răng được bảo tồn gần như nguyên vẹn. Quy trình trám răng thưa diễn ra vô cùng nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, sau khoảng một thời gian ngắn, bạn có thể sẽ cần đi trám lại khi miếng trám bị mòn, mẻ, nhiễm màu hoặc bong ra. Để biết có nên trám răng thưa không, mời bạn tham khảo sơ qua những cách khắc phục răng thưa khác sau đây.
So sánh trám răng thưa với những phương pháp khắc phục khác
Ngoài cách trám răng thưa, trám răng cửa thưa, dán veneer và bọc sứ cũng là những phương pháp thường được áp dụng để xóa đi khe hở và đảm bảo tính thẩm mĩ cao. Mỗi lựa chọn có những ưu và nhược điểm riêng như sau:
Bọc răng sứ
Tìm hiểu thêm: 9 bí quyết ăn uống lành mạnh khi dự tiệc
Sứ có độ cứng và bền màu theo thời gian rất tốt, hơn nữa lại trùm lên toàn bộ răng thật nên tuổi thọ răng sứ thường kéo dài từ 20 – 25 năm. Tuy nhiên, răng thật sẽ bị mài mòn đáng kể để tạo cùi răng cho việc bọc sứ. Bạn sẽ phải trải qua nhiều buổi hẹn với quy trình gồm nhiều bước như lấy dấu hàm răng mẫu, mài cùi răng và gắn răng tạm trong lúc răng sứ được tạo tác ở phòng kỹ thuật, sau đó mới gắn răng sứ. Vì những lý do này mà chi phí bọc răng sứ cao hơn hẳn.
Dán veneer
Thay vì trám răng thưa, miếng dán mỏng làm từ composite hoặc sứ được dán lên bề mặt 2 răng bên để thu hẹp khe hở. Tuy nhiên để miếng dán không bị cộm, bề mặt răng thật cần được mài mòn đi một phần, lấy dấu, tạo hình miếng dán và dán lên răng vào buổi hẹn tiếp theo. Với chuyên môn và kỹ thuật vững chắc của nha sĩ, miếng dán veneer có thể bám chắc trong 5 – 10 năm hoặc hơn. Chi phí dán veneer cũng không rẻ, thông thường sẽ mắc hơn bọc răng sứ do yếu tố thẩm mỹ cao hơn, ít mài mòn răng hơn so với bọc sứ và đòi hỏi tay nghề bác sỹ và kỹ thuật viên cũng cao hơn.
Trám răng thưa bao nhiêu tiền
Thực ra, lựa chọn trám răng thưa hay phương pháp nào khác phụ thuộc nhiều hơn vào tình trạng thực tế của răng, đòi hỏi cách xử lý hiệu quả về lâu dài, bảo tồn răng thật nhiều nhất có thể và tiết kiệm chi phí cho khách hàng.
Trám răng thưa bao nhiêu tiền? Mức giá dao động từ khoảng 400.000 đến hơn 1.000.000 đồng phụ thuộc vào vị trí của cơ sở nha khoa, máy móc trang thiết bị, tay nghề nha sĩ, mức độ phục vụ, công lập, tư nhân hay quốc tế…
Khi lựa chọn địa chỉ để trám răng thưa, bạn nên tìm nơi uy tín, nha sĩ có chuyên môn cao với đầy đủ các máy móc cần thiết để được tư vấn phương pháp phù hợp nhất và đảm bảo quy trình thực hiện chất lượng, đúng, đẹp, an toàn. Đánh giá từ các hội nhóm hoặc người quen đã có kinh nghiệm thực tế có thể giúp bạn có thêm cơ sở để lựa chọn.
Những lưu ý trong chăm sóc sau khi trám răng thưa
>>>>>Xem thêm: Y học thay thế là gì và có hiệu quả như phương pháp thông thường?
Để kết quả trám răng thưa được bền đẹp lâu dài, bạn cần giữ gìn, chăm sóc răng sau khi trám đúng cách với những lưu ý như:
- Đợi ít nhất 2 giờ sau khi trám, hoặc theo chỉ dẫn từ nha sĩ, mới bắt đầu ăn uống. Riêng nước lọc thì không cần kiêng cữ.
- Tránh đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh trong thời gian đầu sau trám răng. Vật liệu trám co giãn vì nhiệt có thể làm miếng trám giảm tuổi thọ, dễ bong mẻ.
- Không nhai, cắn với lực quá mạnh tại vị trí răng đã trám (hoặc kể cả bọc sứ).
- Ngoài những lưu ý trên, bạn có thể ăn uống như bình thường. Tuy nhiên, việc tiêu thụ những thức uống có màu như nước ngọt, trà, cà phê, rượu vang… có thể làm cho răng thật cũng như răng trám bị ngả màu. Do đó, bạn cần súc miệng sau khi dùng.
- Để bảo vệ hàm răng và giữ gìn răng trám, cần đảm bảo vệ sinh răng miệng đúng cách, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày với kem đánh răng có khả năng sát khuẩn và chứa fluor.
- Định kỳ khám răng tối thiểu 2 lần/năm để làm sạch mảng bám, vôi răng trên bề mặt và dưới chân răng… để răng trám và hàm răng được khỏe mạnh dài lâu.
Với những thông tin cơ bản về trám răng thưa trên đây, Kenshin.vn mong rằng đã giúp ích thêm ít nhiều để bạn đưa ra các quyết định tốt hơn trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng của bản thân và gia đình.