Trào ngược dạ dày gây hôi miệng: Tại sao và “gỡ rối” thế nào?

Trào ngược dạ dày gây hôi miệng: Tại sao và “gỡ rối” thế nào?

Trào ngược dạ dày gây hôi miệng: Tại sao và “gỡ rối” thế nào?

Trào ngược dạ dày là “thủ phạm” gây hôi miệng ít ai ngờ bởi 2 vấn đề sức khỏe này dường như chẳng có nhiều mối liên hệ. Vậy tại sao lại xảy ra tình trạng trào ngược dạ dày gây hôi miệng? 

Bạn đang đọc: Trào ngược dạ dày gây hôi miệng: Tại sao và “gỡ rối” thế nào?

Trào ngược dạ dày hay trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là bệnh đang ngày một phổ biến với số lượng người mắc tăng nhanh trong những năm gần đây. Trào ngược dạ dày gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, một trong số đó là triệu chứng hôi miệng gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự tự tin trong giao tiếp hằng ngày mà ít ai nghĩ đến.

Hãy cùng Kenshin.vn xem tiếp những chia sẻ dưới đây để hiểu nguyên nhân trào ngược dạ dày gây hôi miệng và cách khắc phục hiệu quả nhất tình trạng này.

Trào ngược dạ dày và hôi miệng có mối liên hệ như thế nào?

Trào ngược dạ dày gây hôi miệng: Tại sao và “gỡ rối” thế nào?

Trào ngược dạ dày là tình trạng axit dạ dày thường xuyên trào ngược lên ống thực quản (ống nối giữa miệng và dạ dày), gây ra cảm giác nóng rát ở ngực (có thể lan đến cổ) hay ợ nóng, khó nuốt, nôn ói, xuất hiện vị chua và đắng ở miệng…

Ngoài các triệu chứng phổ biến kể trên thì hôi miệng, viêm họng cũng là những triệu chứng rất thường gặp ở người bị trào ngược dạ dày mà ít ai để ý. Dạ dày là nơi trú ngụ của rất nhiều vi khuẩn, khi xảy ra tình trạng trào ngược, ngoài axit dạ dày thì thức ăn đang tiêu hóa và vi sinh vật ở dạ dày và axit dạ dày cũng sẽ trào ngược lên.

Axit dạ dày khi trào ngược sẽ làm tổn thương cấu trúc niêm mạc miệng – họng, gây mòn răng và khiến răng bị yếu đi. Khi niêm mạc miệng – họng bị tổn thương, vi khuẩn sinh mùi sẽ có cơ hội phát triển. Các vi sinh vật ở dạ dày trào ngược lên cùng với axit dạ dày cũng sẽ “hiệp đồng” với vi khuẩn trong khoang miệng, gây hôi miệng.

Bên cạnh đó, thức ăn đang tiêu hóa dở trào ngược lên cùng với axit và vi sinh vật dạ dày, cũng có thể gây ra mùi hôi khó chịu từ sâu bên trong. Thức ăn này cũng có thể đọng lại ở các khe, hốc ở vòm họng, miệng, amidan và có thể tạo thành mảng bám trên răng, bựa trắng trên amidan. Nếu không vệ sinh răng miệng cẩn thận thì sẽ gây ra hôi miệng.

Ngoài việc gây ra tình trạng hôi miệng, trào ngược dạ dày cũng có thể gây viêm họng. Nguyên nhân là do khi niêm mạc miệng – hong bị tổn thương, các vi sinh vật có hại sẽ nhân cơ hội xâm nhập vào tế bào thực quản, khiến niêm mạc thực quản bị sưng, phù nề.

Trào ngược dạ dày gây hôi miệng: Làm thế nào để nhận biết?

Tình trạng hôi miệng có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra, nếu là do trào ngược dạ dày, bạn sẽ thấy tình trạng hôi miệng đi kèm với:

  • Các triệu chứng tiêu hóa như táo bón, đầy bụng, ợ hơi và đau. Điều này đặc biệt đúng nếu các triệu chứng tiêu hóa xuất hiện ngay sau khi ăn xong.
  • Hơi thở có mùi chua, trong miệng có vị chua hoặc đắng
  • Thường xuất hiện sau khi dùng các thực phẩm có chứa caffein hoặc cồn. Nguyên nhân là do các thực phẩm này có thể làm suy yếu cơ co thắt thực quản, dẫn đến trào ngược dạ dày
  • Cảm giác khó chịu, nóng rát ở cổ họng. Cổ họng có thể thấy cộm, ngứa sau khi ợ hơi
  • Viêm cổ họng cùng với các dấu hiệu về răng miệng.

Trào ngược dạ dày gây hôi miệng: Cần làm gì để “thoát” khỏi tình trạng này?

Tìm hiểu thêm: Các kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em quan trọng cần dạy cho con

Trào ngược dạ dày gây hôi miệng: Tại sao và “gỡ rối” thế nào?

>>>>>Xem thêm: Hội chứng Sudeck (Loạn dưỡng giao cảm phản xạ)

Để hết hôi miệng, bạn cần điều trị chứng trào ngược dạ dày. Trào ngược dạ dày thực quản có thể được điều trị bằng cách dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, đồng thời, thay đổi một số thói quen trong sinh hoạt như:

  • B hút thuốc lá (nếu có): Thói quen hút thuốc không chỉ khiến hơi thở có mùi mà còn làm cho cơ co thắt thực quản bị giãn ra, gây trào ngược axit
  • Tránh ăn quá nhiều: Việc ăn quá nhiều trong một bữa có thể gây nhiều áp lực  lên cơ co thắt thực quản. Bạn có thể ăn nhiều bữa nhỏ thay vì một bữa lớn.
  • Không nằm ngay sau khi ăn: Sau bữa ăn, bạn nên đợi khoảng 2 – 3 giờ mới đi nằm. Khi nằm, có thể kê gối cao để giảm áp lực lên cơ co thắt thực quản
  • Không uống cà phê khi bụng đói: Nếu có thói quen uống cà phê, bạn nên uống sau khi đã dùng bữa.
  • Tránh ăn nhiều các món như thực phẩm cay, thực phẩm chiên, rán nhiều dầu mỡ, hành, tỏi, thực phẩm chứa nhiều caffein… Thay vào đó, nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ
  • Có chế độ ăn và luyện tập hợp lý: Bạn cần ăn uống khoa học, tập luyện hợp lý nhằm duy trì cân nặng ổn định.

Trong thời gian điều trị trào ngược dạ dày, bạn có thể thử một số mẹo sau để giảm bớt tình trạng hôi miệng:

  • Chú ý vệ sinh, chăm sóc răng miệng. Đánh răng 2 lần mỗi ngày kết hợp dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng
  • Nhai kẹo cao su để làm thơm hơi thở và giảm trào ngược dạ dày
  • Uống nhiều nước để nước bọt tiết ra nhiều, giúp giảm hôi miệng
  • Súc miệng bằng nước muối để ngăn ngừa mảng bám, diệt vi khuẩn gây mùi
  • Sử dụng một số loại thảo dược giúp giảm hôi miệng như chanh tươi, lá bạc hà, gừng tươi, cam thảo…
  • Kenshin.vn tin rằng với những chia sẻ ở trên bạn đã hiểu được tại sao tình trạng trào ngược dạ dày gây hôi miệng và cách phòng ngừa tình trạng này hiệu quả.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *