Uống đủ nước luôn là lời khuyên sức khỏe hàng đầu cho người lớn nhưng chưa hẳn đúng với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu mẹ không nắm rõ thời điểm tốt nhất cần cho con bổ sung nước ngoài sữa mẹ và sữa công thức ngược lại sẽ gây hại cho con. Vậy trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh mấy tháng được uống nước?
Bạn đang đọc: Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh mấy tháng được uống nước? Uống nước sớm có sao không?
Nếu bạn đang có cùng thắc mắc kể trên, hãy tham khảo những thông tin mà Kenshin.vn tổng hợp được trong bài viết sau nhé!
Nội Dung
Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh mấy tháng được uống nước?
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi không cần uống thêm nước ngoài sữa mẹ và sữa công thức, kể cả khi trời nóng nực. Vậy trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh mấy tháng thì nên uống nước? Từ 6 tháng tuổi trở đi hoặc khi trẻ bắt đầu tập ăn dặm, mẹ cho thể cho con tập uống nước bằng bình mỏ vịt (cốc tập uống cho bé). Mặc dù trong giai đoạn này kéo dài cho đến khi trẻ được 1 tuổi, sữa mẹ hoặc sữa công thức mới là nguồn cung cấp nước chính cho cơ thể. Nhưng đồng thời mẹ cũng có thể bổ sung thêm một ít nước lọc cho con, hoặc xem như là một “bài học” để làm quen với việc uống nước bằng cốc sau năm đầu đời.
Tại sao không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước?
Nhiều mẹ quan tâm với câu hỏi trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh mấy tháng được uống nước thắc mắc rằng tại sao không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước. Liệu cho trẻ uống nước sớm có sao không?
Trước 6 tháng tuổi, sữa mẹ hoặc sữa công thức vừa là thức ăn vừa là thức uống của con. Trong sữa có chứa đầy đủ lượng nước và chất dinh dưỡng mà trẻ cần trong giai đoạn này. Nếu mẹ cho con uống nước thì sẽ cản trở việc hấp thu dưỡng chất trong sữa. Đồng thời, trẻ bị no nước sẽ bú kém hơn, ảnh hưởng đến dinh dưỡng và sự phát triển của con. Chính vì vậy mà khi trẻ còn bú sữa hoàn toàn, mẹ không cần cho con uống thêm nước. Việc uống một lượng nước làm ảnh hưởng đến chất lượng bữa ăn của con, do dạ dày bé sơ sinh còn rất nhỏ nên sẽ dễ làm đầy. Thế nên việc bổ sung nước khiến bé no và không chịu bú sữa, lâu dần bé không nhận đủ dinh dưỡng, từ đó có thể ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng phát triển của trẻ. Chưa kể đến việc bổ sung nước dù có chín, sạch, tinh khiết đến đâu cũng có nguy cơ ẩn chứa mầm bệnh có thể gây nhiễm trùng hệ tiêu hóa bé. Vì vậy, không cần bổ sung nước cho trẻ trong giai đoạn này, mẹ hãy cố gắng cho con được bú sữa hoàn toàn và bú đủ nhu cầu.
Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh mấy tháng được uống nước? Nếu trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh uống nhiều nước sớm còn có nguy cơ bị nhiễm độc nước. Đối với trẻ dưới 1 tuổi, đặc biệt là 9 tháng đầu đời, việc trẻ uống quá nhiều nước có thể làm loãng nồng độ natri bình thường, dẫn đến co giật, hôn mê, tổn thương não và thậm chí là tử vong. Ngoài ra, lượng dịch lớn cũng ảnh hưởng đến chức năng tim bé bỏng của con và bắt thận phải làm việc quá sức…
Các dấu hiệu cho thấy trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị ngộ độc nước có thể bao gồm:
- Lơ mơ, buồn ngủ
- Mờ mắt
- Chuột rút
- Co giật cơ
- Buồn nôn và nôn
- Thở không đều
- Lừ đừ hoặc trông trẻ đang ốm.
Khi phát hiện bất kỳ triệu chứng nào nghi ngờ nhiễm độc nước, bố mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để xử trí càng sớm càng tốt.
Nếu trời nóng nực thì nên cho trẻ sơ sinh uống gì?
Trời nóng nực làm nhiều mẹ xót con, sợ con bị thiếu nước. Tuy nhiên với trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ không nên cho con uống thêm nước mà cần tăng cữ bú cho trẻ. Đồng thời người mẹ cũng cần uống nhiều nước hơn để cho trẻ bú nhiều hơn. Khi cho bé bú, để giúp cả mẹ và bé cùng thoải mái khi thời tiết nóng nực, mẹ có thể đặt một chiếc khăn mỏng hoặc vỏ gối vào giữa bạn và bé.
Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh mấy tháng được uống nước: Làm sao biết trẻ được cung cấp đủ nước?
Tìm hiểu thêm: Tổng quan các rối loạn tâm thần ở trẻ em và những điều cha mẹ cần biết
>>>>>Xem thêm: Có nên cắt tóc máu cho bé? Cắt tóc máu có giúp tóc trẻ mọc dày?
Trong những ngày nóng nực, bên cạnh việc tăng cữ bú và lượng sữa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì mẹ cũng cần chú ý đến lượng tã của bé. Nếu trẻ thay 5-6 lần tã trong 24 giờ và nước tiểu màu nhạt, mẹ có thể an tâm rằng cơ thể con đang được bổ sung đủ nước. Ngoài ra, khi bú đủ lượng sữa cần thiết mỗi ngày, trẻ sẽ có biểu hiện vui vẻ và thỏa mãn, không quấy khóc nhiều.
Nếu trẻ bị sốt, có cần bổ sung thêm nước?
Nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi bị sốt, mẹ cần tăng cữ sữa mẹ hoặc sữa công thức cho bé. Không cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống thêm nước, trừ khi được bác sĩ chỉ định. Nếu bé lớn hơn 6 tháng tuổi, mẹ cũng cần tăng cữ bú và lượng sữa cho con. Ngoài ra, giữa các lần ăn dặm, mẹ cũng có thể cho con uống thêm một ít nước. Điều quan trọng là cần đảm bảo cơ thể trẻ không bị mất nước khi bị sốt.
Có trường hợp ngoại lệ nào trẻ sơ sinh bổ sung nước?
Câu trả lời là có. Ở những trẻ sơ sinh vì lý do nào đó như bệnh lý của mẹ đang điều trị buộc phải sử dụng sữa công thức thay thế, thì có thể hỗ trợ một lượng nhỏ nếu thấy con có triệu chứng táo bón, nhưng chỉ chút ít nước để hỗ trợ việc bài tiết của trẻ trở nên dễ dàng hơn, từ 1-2 thìa nước là đủ. Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn, trẻ chỉ cần dùng nước khi phải sử dụng thuốc, dung dịch bù nước đường uống, thuốc nhỏ, siro vitamin, khoáng chất theo chỉ định của bác sĩ.
Tìm hiểu thêm
Trẻ sơ sinh bị sốt phải làm sao? Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh bị sốt
Kenshin.vn tin rằng những thông tin trên đây có thể giúp các mẹ trả lời được câu hỏi trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh mấy tháng được uống nước. Tóm lại thì trẻ dưới 6 tháng tuổi không cần uống nước, như nhiều mẹ vẫn lầm tưởng, bé chỉ cần bú đủ sữa là được.